Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 (Cả năm) Trắc nghiệm Địa lí 9 theo 4 mức độ (Có đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 là nguồn tư liệu hữu ích giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và cách làm bài hiệu quả.

Trắc nghiệm Địa 9 gồm 400 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo với 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Toàn bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 9 được biên soạn công phu, kỹ lưỡng mang tính chất khái quát cao, với đáp án chính xác chi tiết. Nhờ đó giúp học sinh dễ học và có thể hiểu thấu đáo các dạng trắc nghiệm khách quan, nâng cao kiến thức Địa lí hiệu quả. Vậy sau đây là trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9

I. Ma trận đề

Theo mức độ nhận thức:

Nhận biết: 40%; thông hiểu: 30%; vận dụng: 20%; vận dụng cao: 10%.

Tổng số câu hỏi: 400 câu

Tên nội dung, số lượng câu theo mức độ

TT

Chủ đề/bài

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Số câu theo bài

01

Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

3

2

1

1

7

02

Bài 2: Dân số và sự gia tăng dân số

4

3

2

1

10

03

Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

4

2

2

1

9

04

Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

3

3

1

1

8

05

Bài 5: Thực hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và 1999

4

2

2

1

9

06

Bài 6: Sự phát triển nền kinh
tế Việt Nam

4

3

2

1

10

07

Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

6

5

4

2

17

08

Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

3

3

1

1

8

09

Bài 9: Sự phát triển và phân bố
sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản

6

5

4

1

16

10

Bài 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng. Phân theo các loại cây, sự tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm

2

2

1

1

6

11

Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng
đến sự phát triển và phân bố
công nghiệp

6

4

3

1

14

12

Bài 12: Sự phát triển và phân bố
công nghiệp

7

4

2

1

14

13

Bài 13: Vai trò đặc điểm phát
triển và phân bố của dịch vụ

3

3

1

1

8

14

Bài 14: Giao thông vận tải và
bưu chính viễn thông

5

4

5

1

15

15

Bài 15: Thương mại và du lịch

5

3

3

1

12

16

Bài 16: Thực hành: Vẽ biểu đồ về thay đổi cơ cấu kinh tế

3

3

1

1

8

17

Bài 17: Vùng trung du và miền
núi Bắc Bộ

3

5

1

1

10

18

Bài 18: Vùng trung du và miền
núi Bắc Bộ (tiếp theo)

4

3

3

2

12

19

Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng

4

3

2

1

10

20

Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)

6

4

2

1

13

21

Bài 22: Thực hành: Vẽ và phân
tích biểu đồ mối quan hệ giữa
dân số, sản lượng lương thực
và bình quân lương thực theo đầu người

4

1

1

1

7

22

Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ

3

1

1

1

6

23

Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ
(tiếp theo)

5

5

4

1

15

24

Bài 25: Vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ

3

2

1

1

7

25

Bài 26: Vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ (tiếp theo)

6

6

4

2

18

26

Bài 27: Thực hành: Kinh tếbiển của Bắc Trung Bộ và duyên hải
Nam Trung Bộ

3

3

1

1

8

27

Bài 28: Vùng Tây Nguyên

3

3

1

1

8

28

Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)

4

1

2

1

8

29

Bài 30: Thực hành: So sánh tình
hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên

3

2

2

0

7

30

Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ

4

2

1

1

8

31

Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tt)

5

5

3

2

15

32

Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tt)

5

4

4

1

14

33

Bài 34: Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ

4

2

2

1

9

34

Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

6

4

3

1

14

35

Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)

3

3

1

1

8

36

Bài 37: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long

3

3

1

1

8

37

Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo

6

4

3

1

14

38

Bài 40: Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành dầu khí

4

3

2

1

10

TỔNG CỘNG

159

120

80

41

400

Tham khảo thêm:  

II. Câu hỏi và phương án trả lời

Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam(Số câu: 7câu)

a) Nhận biết

Câu 1: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, có tất cả:

A. 52 dân tộc.
B. 53 dân tộc.
C. 54 dân tộc.
D. 55 dân tộc.

Câu 2: Dân tộc kinh phân bố chủ yếu khu vực nào ở nước ta?

A. Đồng bằng.
B. Miền núi.
C. Hải đảo.
D. Trung du.

Câu 3: Các dân tộc ít người ở nước ta chủ yếu sống tập trung ở:

A. Đồng bằng.
B. Miền núi.
C. Hải đảo.
D. Ven biển.

b) Thông hiểu

Câu 4: Nhận định nào sau đây không thuộc với những nét văn hoá riêng của từng dân tộc?

A. Ngôn ngữ.
B. Trang phục.
C. Trình độ.
D. Phong tục, tập quán.

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết nhóm ngữ hệ Nam Đảo phân bố chủ yếu ở vùng nào?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Tây Nguyên.

c) Vận dụng

Câu 6: Nét văn hóa đặc trưng tiêu biểu nào sau đây thuộc các dân tộc ít người ở Tây Nguyên?

A. Ẩm thực.
B. Làng nghề.
C. Đồ gốm.
D. Cồng, chiêng.

d) Vận dụng cao

Câu 7: Cho số liệu sau:

Dân tộc Kinh chiếm 85,3% dân số cả nước, các dân tộc ít người chiếm 14,7% dân số cả nước.

Tham khảo thêm:   Giới thiệu nghề nghiệp bằng tiếng Anh (5 Mẫu) Viết đoạn văn bằng tiếng Anh về nghề nghiệp

(Thống kê năm 2019)

Theo số liệu, để thể hiện cơ cấu dân tộc nước ta năm 2019, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Miền.
B. Đường.
C. Tròn.
D. Kết hợp.

Bài 2: Dân số và gia tăng dân số.(Số câu: 10 câu)

a) Nhận biết

Câu 1: Theo thống kê năm 2015, dân số nước ta có bao nhiêu triệu người?

A. 79,7.
B. 80,9
C. 91,7.
D. 96,2.

Câu 2: Giai đoạn nào dưới đây ở nước ta có hiện tượng “bùng nổ dân số”?

A. 1954-1960.
B. 1960-1976.
C. 1976- 1989.
D. 1989-2003.

Câu 3: Hiện nay, dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh:

A. Tương đối thấp.
B. Trung bình.
C. Cao.
D. Rất cao.

Câu 4: Vùng có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất cả nước hiện nay là:

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.

b) Thông hiểu

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số?

A. Vấn đề việc làm sẽ được giải quyết tốt hơn.
B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại do thiếu lao động.
C. Môi trường sinh thái có điều kiện bảo vệ tốt hơn.
D. Tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.

Câu 6: Từ năm 1954- 2003tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh vì:

A. Kinh tế ngày càng phát triển, người dân muốn đông con.
B. Cơ cấu dân số già.
C. Kinh tế phát triển cần nhiều lao động trẻ.
D. Cơ câu dân số trẻ, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao.

Câu 7: Dân số nước ta trung bình mỗi năm tăng thêm 1 triệu người đã gây khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế xã hội?

A. Tiếp thu khoa học kĩ thuật hiện đại.
B. Chuyển dịch cơ cấu lao động.
C. Giải quyết vấn đề việc làm.
D. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

c) Vận dụng

Câu 8: Cho bảng số liệu sau:

Tử suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta, thời kì 1979-2015 (‰)

Năm

Tỉ suất

1979

1999

2005

2015

Tỉ suất sinh (‰)

32,5

19,9

15,6

15,3

Tỉ suất tử (‰)

7,2

5,6

4,2

5,8

Tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số năm 1979 và 2015 lần lượt là:

A. 2,53 và 0,95.
B. 2,53 và 1,14.
C. 1,14 và 0,95.
D. 1,14 và 1,43.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với nguyên nhân mất cân bằng giới tính của dân số?

A. Bất bình đẳng giới, trọng nam khinh nữ.
B. Chế độ an sinh xã hội chưa đảm bảo.
C. Thực hiện tốt pháp luật liên quan đến lựa chọn thai nhi.
D. Nhận thức người dân còn hạn chế.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Cảm xúc mùa thu - Cánh diều 10 Ngữ văn lớp 10 trang 45 sách Cánh diều tập 1

d) Vận dụng cao

Câu 10: Cho bảng số liệu sau:

Tử suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta, thời kì 1979-2015 (‰)

Năm
Tỉ suất
1979 1999 2005 2015
Tỉ suất sinh (‰) 32,5 19,9 15,6 15,3
Tỉ suất tử (‰) 7,2 5,6 4,2 5,8

Theo bảng số liệu, để thể hiện tình hình gia tăng dân số tự nhiên của dân số nước ta thời kì 1979-2015, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Miền.
B. Kết hợp.
C. Đường.
D. Tròn.

Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư. (Số câu 9 )

a) Nhận biết

Câu 1: Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số:

A. Thấp.
B. Trung bình.
C. Cao.
D. Rất cao.

Câu 2: Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, tập trung đông đúc nhất ở vùng nào?

A. Hải đảo.
B. Miền núi.
C. Trung du.
D. Đồng bằng.

Câu 3: Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô:

A. vừa và nhỏ.
B. vừa.
C. lớn.
D. rất lớn

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, xác định đô thị nào sau đây thuộc phân cấp đô thị loại 1?

A. Hạ Long.
B. Nha Trang.
C. Đà Nẵng.
D. Quy Nhơn.

b) Thông hiểu

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, cho biết vùng có mật độ dân số trên 2000 người/km2 chủ yếu ở đâu?

A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Tây Nguyên.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 6: Nước ta có tỉ lệ dân thành thị còn thấp chủ yếu do đâu?

A. Lao động nông nghiệp nhiều, ít thay đổi nghề.
B. Trình độ đô thị hoá thấp, sức hấp dẫn còn yếu.
C. Dịch vụ ít đa dạng, mức sống dân cư chưa cao.
D. Kinh tế phát triển chậm, công nghiệp còn hạn chế.

c) Vận dụng

Câu 7: Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VIỆT NAM THỜI KÌ 2005 – 2015

(Đơn vị: nghìn người)

Năm 2005 2007 2009 2011 2013 2015
Thành thị 22.332 23 746 25.585 27.719 28.875 31.132
Nông thôn 60.060 60.472 60.440 60.141 60.885 60.582
Tổng số dân 82.392 84.218 86025 87 860 89.756 91.714 1

(Nguồn: Niên giám thng kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)

Nhận xét nào sau đây đúng với tình hình phát triển dân số Việt Nam thời kì 2005 – 2015?

A. Số dân thành thị ngày càng giảm, số dân nông thôn ngày càng tăng.
B. Số dân thành thị tăng chậm nhất vào giai đoạn 2009 -2011.
C. Số dân thành thị tăng nhanh hơn số dân nông thôn.
D. Số dân nông thôn luôn tăng nhanh hơn số dân thành thị.

Câu 8: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng có diện tích: 15000km2, dân số: 20,7 triệu người (Năm 2016). Vậy, mật độ dân số của vùng là bao nhiêu người/km2?

A. 138 người/km2
B. 183 người/km2
C. 1380 người/km2
D. 1830 người/km2

……………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 (Cả năm) Trắc nghiệm Địa lí 9 theo 4 mức độ (Có đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *