Bộ câu hỏi ôn thi Rung chuông vàng cấp THCS gồm 80 câu hỏi, có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9 luyện giải, rồi so sánh đáp án vô cùng thuận tiện, để nắm được các dạng câu hỏi thường gặp trong cuộc thi Rung chuông vàng.
Với 80 câu hỏi Rung chuông vàng THCS, còn giúp thầy cô tham khảo, giao đề ôn tập cho học sinh của mình. Ngoài ra, các em học sinh còn có thể tham khảo Bộ câu hỏi Rung chuông vàng lớp 6. Mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Bộ câu hỏi ôn thi Rung chuông vàng cấp THCS
Câu 1: Từ nào trong các từ sau không cùng nhóm: Công lí, công nhân, công tâm, công bằng.
– Đáp án: Công nhân.
Câu 2: Một tháng có nhiều nhất mấy ngày chủ nhật?
– Đáp án: 5
Câu 3: Một kg bằng mấy lạng?
– Đáp án: 10 lạng.
Câu 4: Hiện tại, anh hơn em 5 tuổi. Hỏi sau mấy năm nữa thì tuổi em bằng tuổi anh?
Câu 5: Máy vi tính gồm 4 thành phần chính là màn hình, thân máy, con chuột. Còn một thành phần nữa gọi là gì?
– Đáp án: Bàn phím.
Câu 6:
“ Ai người bóp nát quả cam
Hờn vua đã chẳng cho bàn việc quân
Phá cường địch báo hoàng ân
Dựng cờ khởi nghĩa, xả thân diệt thù”
Hỏi 4 câu thơ trên nói về ai?
– Đáp án: Trần Quốc Toản
Câu 7: Sau khi thắt khăn quàng đỏ đúng cách dải khăn bên nào ngắn hơn?
Câu 8: Hình tam giác có 3 cạnh bằng nhau gọi là tam giác gì?
Câu 9: Có 6 đội bóng đá tham gia thi đấu vòng tròn (tức là mỗi đội đều đấu với 5 đội còn lại). Hỏi có tất cả bao nhiêu trận bóng?
– Đáp án: 15.
Câu 10: Một ngày kim giờ quay mấy vòng?
– Đáp án: 2 vòng
Câu 11: Số tự nhiên lớn hơn 1 và chỉ có 2 ước là 1 và chính nó, đó gọi là số gì?
– Đáp án: số nguyên tố
Câu 12: Số bằng bình phương của một số tự nhiên khác gọi là gì?
– Đáp án: Số chính phương
Câu 13: Ai là tác giả bài thơ “Lượm”?
– Đáp án: Tố Hữu
Câu 14: Địa danh núi Bà Đen thuộc tỉnh nào?
– Đáp án: Tây Ninh
Câu 15: Con trai của vua Hùng được gọi là gì?
– Đáp án: Quan Lang
Câu 16: “Tứ bất tử” trong các nhân vật truyền thuyết của truyện dân gian Việt Nam là: Tản Viên,
Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh. Còn một nhân vật nữa là ai?
– Đáp án: Thánh Gióng
Câu 17: Câu nói: “Đầu tôi chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo” là của ai?
– Đáp án: Trần Thủ Độ
Câu 18: Khu căn cứ cách mạng Núi Dinh thuộc địa phận nào của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu?
– Đáp án: Huyện Tân Thành
Câu 19: Ngôi chùa nào tại Hà Nội có nghĩa là “Bông sen vàng”?
– Đáp án: Chùa Kim Liên
Câu 20: Loài thú duy nhất nào biết đẻ trứng?
– Đáp án: Thú mỏ vịt
Câu 21: Tên viết tắt của quỹ nhi đồng liên hiệp quốc?
– Đáp án: UNICEF
Câu 22: Động nào dài nhất VN?
– Đáp án: Phong Nha – Kẻ Bàng
Câu 23: Ai là người đầu tiên vẽ quốc kỳ VN?
– Đáp án: Thầy giáo Nguyễn Hữu Tiến
Câu 24: Người ta viết 1975 BC, thì BC có nghĩa là gì?
– Đáp án: Before Chist (Trước Công nguyên)
Câu 25: Loại vật liệu người ta thường dùng trong công nghiệp sản xuất thuỷ tinh?
– Đáp án: Cát
Câu 26: Thầy trò đường tăng phải trải qua bao nhiêu kiếp nạn?
– Đáp án: 81
Câu 27: Đại dương nào nhỏ nhất thế giới?
– Đáp án: Bắc Băng Dương
Câu 28: Ai là người đổi tên nước ta thành Đại Cồ Việt?
– Đáp án: Đinh Tiên Hoàng – Đinh Bộ Lĩnh
Câu 29: Đồng tiền đầu tiên của nước ta xuất hiện từ thời nhà nào?
– Đáp án: Triều Đinh
Câu 30: Tên một tiểu thuyết của nhà văn Sơn Tùng viết về Bác Hồ từ lúc sinh ra cho đến lúc đi tìm đường cứu nước?
– Đáp án: Búp sen xanh
Câu 31: Khủng long xuất hiện vào kỷ nào?
– Đáp án: Kỷ Permain
Câu 32: Bộ phận hô hấp của châu chấu?
– Đáp án: Bụng
Câu 33: Ngọn núi cao nhất của Nhật Bản?
– Đáp án: Phú Sĩ
Câu 34: Loài nào thuộc ngành chân khớp có số lượng đông nhất?
– Đáp án: Châu Chấu
Câu 35: Định lí nào khẳng định: Bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương 2 cạnh góc vuông?
– Đáp án: Định lý Pitago
Câu 36: Tên thật của nhà văn Tô Hoài?
– Đáp án: Nguyễn Sen
Câu 37: Hành tinh có từ trường lớn nhất trong Thái Dương hệ?
– Đáp án: Trái đất
Câu 38: Beethoven sinh ra ở nước nào?
– Đáp án: Đức
Câu 39: Hà Nội có mấy cửa ô?
– Đáp án: 5
Câu 40: Tiền giấy đầu tiên của nước ta do ai nghĩ ra?
– Đáp án: Hồ Quý Ly
Câu 41: Câu nói này của ai: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”?
– Đáp án: Trần Bình Trọng
Câu 42: Có bao nhiêu số chính phương nhỏ hơn 100?
– Đáp án: 9
Câu 43: Quốc hiệu đầu tiên của nước ta?
– Đáp án: Văn Lang
Câu 44: Loài chim nào có khả năng bay lùi lại phía sau?
– Đáp án: Chim ruồi
Câu 45: Truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” ra đời ở thời kì Hùng Vương thứ mấy?
– Thời Hùng Vương thứ 18
Câu 46: Tại sao lá cây có màu xanh?
– Đáp án: Vì có chất diệp lục
Câu 47: Một năm có bao nhiêu tháng có 28 ngày?
– Đáp án: Có 12 tháng có 28 ngày
Câu 48: Trong tam giác vuông, có 2 cạnh góc vuông, vậy cạnh còn lại gọi là cạnh gì?
– Đáp án: Cạnh huyền
Câu 49: Tổng 3 góc trong của một tam giác bằng bao nhiêu độ?
– Đáp án: 180 độ
Câu 50: Chị Võ Thị Sáu quê ở đâu?
– Đáp án: huyện Đất Đỏ – Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay là xã Phước Long Thọ – Đất Đỏ – Bà Rịa – Vũng Tàu.
Câu 51: Nhặt rác để giữ gìn vệ sinh môi trường là nhiệm vụ của ai?
– Đáp án: Tất cả mọi người.
Câu 52: Hãy nêu nguyên văn câu xác định mục đích học tập của UNESSCO đưa ra cho học sinh trên toàn thế giới?
– Đáp án: Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình.
Câu 53: Em hãy cho biết trường Đại học đầu tiên của nước ta?
Đáp án: Văn Miếu Quốc Tử Giám
Câu 53: “Ai người bóp nát quả cam
Hờn vua đã chẳng cho bàn việc quân
Phá cường địch báo hoàng ân
Dựng cờ khởi nghĩa, xả thân diệt thù”
Hỏi 4 câu thơ trên nói về ai?
Đáp án: Trần Quốc Toản
Câu 55: Ai là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ?
Đáp án: Phạm Tuân
Câu 56: Ai là tác giả bài thơ “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà)?
Đáp án: Lý Thường Kiệt
Câu 57: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào?
Đáp án: ngày 5 tháng 6 năm 1911
Câu 58: Vua nào bảy tuổi lên ngôi
Việc dân việc nước trọn đời lo toan
Mở trường thi chọn quan văn
Lập Quốc Tử Giám luyện hàng danh nhân
A. Lý Thánh Tông
B. Lý Cao Tông
C. Lý Nhân Tông
D. Lý Anh Tông
Chọn C
Câu 59: Ai là người bơi giỏi lặn tài
Khoan thủng thuyền giặc đánh tan quân thù?
A. Dã Tượng
B. Cao Thắng
C. Yết Kiêu
D. Lê Lai
Chọn C
Câu 60: Quốc hiệu đầu tiên của nước ta?
Đáp án: Văn Lang
Câu 61: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, người anh hùng nào đã lấy thân mình để cứu pháo?
Đáp án: Tô Vĩnh Diện
Câu 62: Bác Hồ đã đưa ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào năm nào?
Đáp án: ngày 20 tháng 12 năm 1946
Câu 63: Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh thành lập ngày, tháng, năm nào?
Đáp án: 15-5-1941
Câu 64: Trong bài trống chào cờ, khi dồn trống con đánh mấy tiếng?
Đáp án: 9 tiếng
Câu 65: Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập ngày, tháng, năm nào?
Đáp án: 3-2 – 1930
Câu 66: Một năm có mấy tháng có 31 ngày?
Đáp án: 7 tháng
Câu 67: Từ đầu năm 2001 đến cuối năm 2010 có bao nhiêu ngày?
Đáp án: Nhờ ban cố vấn
Câu 68: Trong khi ô tô đang chạy bánh xe nào không quay?
Đáp án: Bánh dự trữ.
Câu 69: Ngày 20 – 10 hàng năm là ngày gì?
Đáp án: ngày phụ nữ Việt Nam
Câu 70: Bài trống chào cờ gồm mấy hồi?
Đáp án: 3 hồi
Câu 71: Bài Đội ca của tác giả nào?
Đáp án: Phong Nhã
Câu 72: Bác Hồ sinh ngày, tháng, năm nào?
Đáp án: 19 -5 – 1890
Câu 73: Em hãy cho biết ai là tác giả của bài hát Em là mầm non của Đảng
Đáp án: Mộng Lân
Câu 74: Trạng Lường tên thật là gì?
Đáp án: Lương Thế Vinh
Câu 75: Trên cờ Đảng có hình gì?
Đáp án: Búa liềm
Câu 76: Tổng bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay là ai?
Đáp án: Nguyễn Phú Trọng
Câu 77: Cố tổng bí thư Trường Chinh quê ở tỉnh nào?
Đáp án:Nam Định
Câu 78: Các em đã biết 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Vậy điều thứ 5 Bác dạy là gì?
Đáp án: Thật thà, khiêm tốn, dũng cảm.
Câu 79: Bí thư Đoàn xã Nhân Nghĩa là ai?
Câu 80: Trong bài thơ Lượm của tác giả Tố Hữu có nhắc đến một loài vật , con vật đó là gì?
Đáp án: Chim chích.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ câu hỏi ôn thi Rung chuông vàng Cấp Trung học cơ sở Câu hỏi thi Rung chuông vàng (Có đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.