Bạn đang xem bài viết Bị trĩ nên làm gì? Cách trị bệnh trĩ nhanh, hiệu quả nhất tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Trĩ là căn bệnh khiến bệnh nhân chịu đựng nhiều vấn đề khó chịu. Những ai mắc bệnh này thường có xu hướng ngại ngùng khi đi thăm khám, nên dễ khiến bệnh trầm trọng. Hãy cùng Wikihoc.com tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này và những cách phòng chống hiệu quả nhé!

Bệnh trĩ là gì?

Trĩ là bệnh lý liên quan đến hệ thống tĩnh mạch, động mạch, đoạn thông nối động tĩnh mạch với cơ trơn và các mô liên kết của ống hậu môn. Khi mắc bệnh trĩ, áp lực lên vùng hậu môn sẽ tăng lên, gây ra tình trạng ứ máu liên tục, dẫn đến việc bị phình, giãn, tạo búi trĩ trong ống hậu môn.

Bệnh trĩ là căn bệnh gây ra nhiều khó chịu cho bệnh nhânBệnh trĩ là căn bệnh gây ra nhiều khó chịu cho bệnh nhân

Hai loại bệnh trĩ phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Trĩ ngoại (External Hemorrhoids): là tình trạng búi trĩ nằm dưới lớp da xung quanh hậu môn.
  • Trĩ nội (Internal Hemorrhoids): là tình trạng búi trĩ xuất hiện phía trên đường lược, có lớp niêm mạc và biểu mô bao quanh.

Hiện nay, trĩ được phân thành 4 cấp độ bệnh dựa vào sự phát triển của búi trĩ. Nếu búi trĩ thường như nằm ngoài ống hậu môn, đây là cấp độ bệnh nặng nhất (cấp độ 4).

Tham khảo thêm:   Hóa học 9 bài 48: Luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo Giải Hoá học lớp 9 trang 148, 149

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trĩ?

Nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ bao gồm:

  • Tình trạng rặn mạnh khi đi vệ sinh
  • Ngồi lâu trên bồn vệ sinh
  • Người bị tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính
  • Người béo phì
  • Phụ nữ mang thai
  • Những ai quan hệ qua đường hậu môn
  • Người có chế độ ăn ít chất xơ

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trĩ?Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trĩ?

Các triệu chứng của bệnh trĩ có thể kể đến như:

  • Chảy máu nhưng không đau trong quá trình đi vệ sinh. Lúc đầu, người bệnh sẽ nhìn thấy một lượng ít máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc bồn cầu
  • Ngứa hoặc kích thích ở hậu môn do dịch nhầy tiết ra trong quá trình bài tiết của niêm mạc ống hậu môn
  • Đau hoặc khó chịu do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt
  • Sưng quanh hậu môn
  • một khối nhỏ nhô lên gần hậu môn gây ra tình trạng đau, rát

Bị bệnh trĩ nên làm gì?

Bị bệnh trĩ nên làm gì, ăn gì?

Nếu phát hiện những triệu chứng bệnh đầu tiên, người bệnh cần thực hiện những điều sau:

  • Ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như chất xơ như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên cám (lúa mì, yến mạch, lúa mạch, gạo lứt, lúa mạch đen, kê, v.v.)
  • Uống nhiều nước, từ 6 đến 8 ly. Không uống rượu, bia
  • Đi vệ sinh ngay khi có cảm giác mắc, không ráng nhịn
  • Duy trì tập thể dục mỗi ngày để giảm áp lực tĩnh mạch
  • Tránh ngồi lâu
Tham khảo thêm:   Công thức tính chu vi hình bình hành và tổng hợp kiến thức cần nắm

Ăn nhiều rau củ giàu chất xơ giúp hạn chế bệnh trĩĂn nhiều rau củ giàu chất xơ giúp hạn chế bệnh trĩ

Bị bệnh trĩ không nên làm gì, ăn gì?

Những ai mắc bệnh trĩ không nên thực hiện những điều như sau:

  • Hạn chế ăn uống nhanh chóng, thất thường
  • Không ăn các thực phẩm cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, nêm nếm mặn
  • Không ăn các thực phẩm nhiều đường, sữa tươi các loại (trừ sữa chua)
  • Tránh chế độ ăn giàu đạm, không có chất xơ
  • Tránh lười vận động
  • Tránh việc nhịn đi vệ sinh thường xuyên
  • Ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh
  • Không rặn mạnh khi đi vệ sinh
  • Mang, vác các vật nặng

Hạn chế sử dụng sữa để tránh tình trạng bệnh trĩHạn chế sử dụng sữa để tránh tình trạng bệnh trĩ

Cách phòng tránh bệnh trĩ

Nếu muốn phòng bệnh trĩ, mọi người cần xây dựng chế độ ăn uống giàu chất xơ, giảm thiểu những loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Điều này sẽ giúp cho phân mềm và dễ dàng đi vệ sinh hơn.

Nếu gặp tình trạng táo bón, mọi người cần giữ tâm trạng thoải mái, không cố rặn mạnh để hạn chế gây ra tình trạng chảy máu hậu môn do búi trĩ phình to. Nếu mắc vệ sinh, mọi người cần đi ngay chứ không nhịn.

Mọi người cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để ngăn ngừa bệnh trĩMọi người cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để ngăn ngừa bệnh trĩ

Ngoài ra, mọi người cần duy trì chế độ rèn luyện thể dục thể thao. Đây là phương pháp giúp giảm áp lực cho tĩnh mạch và hậu môn cũng như giảm thiểu tình trạng táo bón.

Tham khảo thêm:   Đọc: Những giai điệu gió - Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 8

Bị bệnh trĩ khi nào cần gọi bác sĩ

Khi đã xuất hiện các triệu chứng của bệnh, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để được điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa tùy theo tình trạng bệnh.

Bệnh nhân sẽ được sử dụng các loại thuốc bôi hoặc nhét tại chỗ, thuốc hỗ trợ tuần hoàn tĩnh mạch nếu như điều trị nội khoa. Nếu sử dụng các phương pháp điều trị ngoại khoa, người bệnh sẽ được can thiệp bởi các phương pháp cắt bỏ (kinh điển hoặc phối hợp) để lấy huyết khối kèm cắt trĩ bằng nhiều phương pháp khác.

Bệnh nhân cần nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ khi tình hình chuyển nặngBệnh nhân cần nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ khi tình hình chuyển nặng

Ngoài ra, bệnh nhân còn được sử dụng thủ thuật cắt búi trĩ bằng dây thun hoặc chích xơ mạch máu đến nuôi búi trĩ nếu trong trường hợp nhẹ. Đối với những ai bị bệnh ở cấp độ 3 và 4, bệnh nhân sẽ được sử dụng phương pháp Longo để cắt trĩ. Đây là phương pháp ít gây khó chịu hơn. Trong khi đó, các phương pháp kinh điển như Milligan Morgan, Ferguson, White Head sẽ can thiệp trực tiếp vào búi trĩ nên sẽ đau.

Đọc hết bài viết này của Wikihoc.com, hy vọng bạn sẽ có thể hiểu hơn khi bị trĩ nên làm gì? Cách trị bệnh trĩ nhanh, hiệu quả để giảm bớt sự khó chịu, đau đớn của căn bệnh này.

Nguồn: Vinmec

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bị trĩ nên làm gì? Cách trị bệnh trĩ nhanh, hiệu quả nhất tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *