Bạn đang xem bài viết Bí quyết làm cơm rượu không chua và nếp không bị cứng tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Vì được ủ với men, nên cơm rượu sau khi làm xong sẽ có mùi thơm đặc trưng, bên cạnh đó nó còn tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch và thích hợp dùng cho những người bị thiếu sắt. Ngoài ra rượu nếp còn được xem là món ăn không thể thiếu để dâng cúng trời đất, tổ tiên vào dịp trọng đại như Tết Đoan Ngọ, Tết Nguyên Đán,…

Với những người mới bắt đầu làm, sau khi ủ ra, cơm rượu sẽ không chua và bị cứng, ăn sẽ không ngon. Để khắc phục tình trạng trên, thì việc nấu nếp và rắc men rất là quan trọng. Hãy đọc tiếp bài viết để biết bí quyết làm cơm rượu thơm ngon nha.

Cách làm cơm rượu nếp miền Nam ngọt

Chế biến
30 phút
Chuẩn bị
10 phút
Dành cho
3-4 người

Nguyên liệu làm cơm rượu nếp miền Nam

  • 300g nếp
  • 3.5g men ngọt
  • 1 muỗng cà phê muối hột
  • Hủ thủy tinh hoặc nồi thủy tinh để đựng
  • Một ít lá chuối (nếu không có cũng không sao)

Cách làm làm cơm rượu nếp miền Nam

Bước 1 Ngâm nếp

Nếp đem đi vo sạch, rồi ngâm trong nước muối loãng trong 2 – 3 tiếng, không nên ngâm quá lâu, nếp sẽ bị mềm đi, cơm rượu sẽ không được ngon.

Ngâm trong nước muối, sẽ giúp cơm rượu có vị đậm đà hơn sau khi làm ra.

Nên chọn nếp có màu sắc tự nhiên, đều hạt, không nên chọn nếp quá mới hoặc nếp quá củ, sẽ ảnh hưởng đến hương vị của món cơm rượu khi làm ra.

Ngâm nước

Bước 2 Nấu nếp

Khi đã ngâm xong thì vớt ra, cho nếp vào trong nồi cơm điện với 190ml nước lọc, nấu trong 20 phút là nếp chín mềm dẻo. Nên nấu nếp trong nồi cơm điện, để sau khi nấu xong, xôi không bị khô và mất nhiều nước.

Lượng nước cho vào xâm xấp mặt nếp là được, nhiều nước quá thì cơm rượu sau khi làm xong sẽ dễ bị chua, ít nước thì cơm rượu dễ bị khô và cứng.

Nấu nếp

Bước 3 Cà men

Cho men vào trong túi nilon, hoặc túi zip, dùng chày để cán nhuyễn mịn phần men. Men trắng sẽ cho ra cơm rượu có màu trắng và đẹp hơn, nếu như không chọn mua được những viên men trắng thì cũng có thể sử dụng những viên men hơi ngã màu cũng không sao.

Tham khảo thêm:  

Cà men

Bước 4 Rắc men

Lá chuối lau sạch, rồi để lên một cái khay, tiếp đó cho một lớp xôi mỏng vào trong lá chuối, trải đều và nén chặt, rồi để cho xôi nguội bớt đi một chút.

Nếu không có lá chuối, thì bạn có thể cho xôi vào trong một cái khay rồi trải đều ra, rồi rắc đều men lên là được.

Khi xôi đã nguội bớt thì rắc đều men lên một mặt xôi, tiếp đó thì lật lá chuối lại, rắc thêm một lớp men lên mặt dưới của xôi.

Để xôi được lên men nhanh hơn, thì nên cho men vào lúc xôi còn ấm, nhiệt độ khoảng 30 – 35 độ C. Nếu không ước chừng được nhiệt độ, thì bạn cũng có thể để xôi nguội bớt rồi mới rắc men vào cũng được.

Rắc men

Bước 5 Vo viên

Chuẩn bị một cái chén nhỏ, cho vào khoảng 100ml nước ấm và 1 muỗng cà phê muối hột vào, trộn đều để muối tan.

Rửa tay thật sạch, lau khô, rồi nhúng tay vào nước muối, tiến hành vò thành từng viên nhỏ theo sở thích, sau đó cho vào trong thố thủy tinh, đậy nắp kín lại và ủ trong 3 ngày.

Nếu thời tiết nóng thì cơm rượu sẽ dễ ủ hơn, khi thời tiết lạnh thì bạn nên đặt thố ủ cơm rượu gần bếp, hoặc nơi có nhiệt độ cao là được.

Nước muối sẽ làm cho món cơm rượu sau khi làm xong, sẽ có vị mặn mặn đậm đà hơn nữa đấy.

Bạn có thể dùng lá chuối tước nhỏ, để quấn quanh viên cơm rượu để cơm rượu sau khi được lên men có mùi hương thoang thoảng của lá chuối.

Vo viên

Bước 6 Thành phẩm

Sau 3 ngày, mở nắp thố ủ cơm rượu ra, bạn có thể cảm nhận được hương thơm nồng nàn của cơm rượu. Vậy là cơm rượu đã xong rồi, múc vài viên ra chén và thưởng thức ngay thôi.

ậy là cơm rượu đã xong rồi, múc vài viên ra chén và thưởng thức ngay thôi.

Tham khảo thêm: Cách làm rượu nếp cẩm

Cách làm cơm rượu nếp miền Trung thơm

Chế biến
30 phút
Chuẩn bị
10 phút
Dành cho
3-4 người

Nguyên liệu làm cơm rượu miền Trung

  • 500gr gạo nếp
  • 6gr men rượu
  • Muối, nước sạch

Cách làm cơm rượu miền Trung

Bước 1 Chế biến các loại nguyên liệu

Đãi sạch gạo nếp và để cho ráo nước. Tiếp đến bạn cán nhuyễn mịn phần men bằng cối hoặc có thể dùng máy xay rất tiện lại nhanh.

Sử dụng một tô nước đun sôi để nguội, pha thêm chút muối, lưu ý không nên pha quá mặn.

Chế biến các loại nguyên liệuChế biến các loại nguyên liệu

Bước 2 Nấu nếp để làm cơm rượu

Thêm vào nửa muỗng muối vào phần nếp đã được chuẩn bị rồi sóc đều lên. Sau đó, trút gạo nếp vào nồi cơm điện cho nước sâm sấp gạo, rồi bật nút nấu như nấu cơm bình thường.

Tham khảo thêm:   LMHT: Chi tiết thay đổi bản cập nhật 13.24

Khi nấu nhở kiểm tra cơm có nhiều nước hoặc là kém nước không nha. Lúc nếp chín, bạn dùng đũa xới đều lên cho hạt gạo nếp tơi và chín đều.

 Nấu nếp để làm cơm rượu Nấu nếp để làm cơm rượu

Bước 3 Ủ cơm rượu

Cho nếp vào 1 cái nia rồi để nguội, khi cơm nếp còn hơi nóng, bạn rải cho đều phần men lên khắp bề để làm cơm rượu, làm tương tự cho mặt còn lại, nhớ đảm bảo men phủ đều khắp nhé.

Bạn cho tay vào tô nước muối đã chuẩn bị sẵn để khi vo cơm không bị dính tay, và vo từng viên cơm 1 chừng bằng hột gà, lặp lại cho đến hết phần cơm.

Dùng bát hoặc hũ thủy tinh sạch, cho tất cả các viên cơm đã nặn vào, đậy cho thật kín. Ủ cơm trong vòng 3 – 4 ngày đối với ngày nóng và 5 – 7 ngày đối với ngày lạnh (mùa đông) là có thể lấy ra thưởng thức.

 Ủ cơm rượu Ủ cơm rượu

Bước 4 Thành phẩm

Thành phẩm sau khi hoàn thành có độ ngọt đặc trưng và có màu vàng nhạt bắt mắt. Bạn kiểm tra nếu nước rượu chuyển màu vàng sánh và có vị ngọt thì cơm rượu đã có thể thưởng thức.

Cơm rượu miền Trung

Cách làm cơm rượu nếp miền Bắc giòn

Chế biến
30 phút
Chuẩn bị
10 phút
Dành cho
3-4 người

Nguyên liệu làm cơm rượu miền Bắc

  • 500gr gạo nếp (Chọn gạo nếp cẩm hoặc lứt nếp)
  • 6gr men rượu thuốc bắc
  • 500ml nước
  • Lá sen (có thể thay thế bằng lá chuối, lá dong,….)

Cách làm cơm rượu miền Bắc

Bước 1 Ngâm gạo nếp

Đãi và vo sạch gạo nếp. Để cho hạt gạo khi nấu sẽ nở đều nhanh chín hơn bạn nên ngâm gạo nếp trong khoảng từ 4 – 6 tiếng trước khi nấu.

 Ngâm gạo nếp Ngâm gạo nếp

Bước 2 Nấu cơm rượu

Bạn tiếp tục vo sạch gạo nếp lần nữa, để ráo rồi cho toàn bộ vào trong nồi nấu. Cách nấu tương tự như nấu cơm không nên cho quá nhiều nước sẽ khiến cho cơm bị nhão, ngược lại cho ít nước sẽ khiến cơm bị khô, cứng sẽ không ngon.

Nấu cơm rượuNấu cơm rượu

Bước 3 Trộn men

Cho phần cơm nếp đã nấu chín ra khay lớn nhớ trải đều để cơm không bị vón cục. Bạn để cơm hơi nguội rồi tiến hành rắc phần men lên. Dùng tay trộn đều, thao tác nhẹ nhàng để cơm nếp và men rượu hòa quyện vào nhau. Lưu ý không cho men vào cơm khi còn quá nóng sẽ khiến cho men dễ bị chết.

Trộn menTrộn men

Bước 4 Cách ủ cơm rượu

Để cơm rượu được thơm ngon hơn, bạn dùng lá sen hoặc có thể thay thế bằng lá chuối, lá dong,…sau đó cho phần cơm nếp đã được trộn men vào trong lá rồi gói lại. Bạn cho gói cơm vào một chiếc bát và đặt vào trong nồi. Đậy kín nắp và đặt ở nơi thoáng mát ủ trong khoảng 3 – 4 ngày, đến khi ngửi thấy mùi cơm rượu nếp đặc trưng và mặt cơm hơi bóng ướt là đã có thể thưởng thức được rồi.

Tham khảo thêm:  

Bạn cũng có thể dũng hũ lớn và cho toàn bộ cơm nếp trộn men vào trong hũ. Rồi tiến hành ủ tương tự.

Cách ủ cơm rượuCách ủ cơm rượu

Bước 5 Thành phẩm

Để biết cơm nếp đạt hay chưa thì bạn quan sát thấy nước cơm chảy ra. Khi ăn thử bạn sẽ cảm nhận được vị cay và hơi men đặc trưng của rượu kết hợp với vị ngọt của nước đường và nếp. Hãy mau vào bếp trổ tài ngay cho cả nhà nhé!

Cơm rượu nếp miền Bắc giòn

Những lưu ý để làm cơm rượu ngon

Cách bảo quản cơm rượu dùng lâu

Để cơm rượu bảo quản được lâu bạn nên để cơm rượu ở trong bình sứ, bình thủy tinh có đậy kín. Đặt ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Đối với bình cơm rượu có thể hạ thổ sẽ để được ngon hơn. Hoặc bạn cũng có thể bảo quản cơm rượu ở trong tủ lạnh.

Lưu ý: Tuyệt đối không được sử dụng bình nhựa. Do bình nhựa rất dễ dẫn tới hiện tượng bị oxy hóa và sinh ra các chất không tốt cho sức khỏe.

Tỷ lệ gạo nếp và men ủ

Tỉ lệ men và nếp cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hương vị của cơm rượu. Men quá ít, rượu nếp không được thơm nồng, mùi vị không ngon và ngược lại. Do đó. liều lượng men tiêu chuẩn thường là 1 lạng men : 10kg gạo nếp.

Làm gì khi cơm rượu bị sượng?

Nếu phát hiện cơm rượu trong khi nấu bị sượng, bị cứng thì bạn có thể khắc phục bằng cách làm kỹ từ những khâu đầu tiên: Chọn gạo, ngâm gạo, nấu cơm nếp. Ngoài ra, nếu cơm khi nấu bị khô do bạn cho quá ít nước, thì bạn có thể nấu lại lần thứ 2, cho cơm nếp mềm ngon hơn. Bên cạnh đó, rượu nếp Tết Đoan Ngọ cũng được nhiều người yêu thích.

Cơm rượu là một món rất quen thuộc đối với tất cả mọi người, nhất là người dân vùng Nam Bộ. Món cơm rượu sẽ ngon hơn khi ăn kèm với xôi vò đấy, chúc bạn thành công với món ăn này nhé.

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bí quyết làm cơm rượu không chua và nếp không bị cứng tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *