Bạn đang xem bài viết Bị nghẹt mũi nên làm gì? 4 cách trị tịt mũi, khó thở hiệu quả tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Bất kỳ ai cũng có thể bị nghẹt mũi. Nghẹt mũi gây ra sự khó chịu cho người bệnh và cũng có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý nguy hiểm. Bị nghẹt mũi nên làm gì để mũi nhanh thông thoáng? Hãy cùng Wikihoc.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về nghẹt mũi

Nghẹt mũi là gì?

Nghẹt mũi là tình trạng các mạch máu bên trong mũi bị viêm và các mô mũi sưng lên, không khí tắc nghẽn do có một lượng lớn dịch nhầy ứ đọng, làm cho người bệnh khó thở hơn bình thường.

Tình trạng này không gây nguy hiểm nhưng người bệnh cần cân nhắc điều trị, nếu không sẽ dẫn tới tình trạng viêm xoang mũi cấp tính, khó điều trị về sau.

Nghẹt mũi không gây nguy hiểm tới sức khoẻNghẹt mũi không gây nguy hiểm tới sức khoẻ

Nguyên nhân gây nghẹt mũi

Nếu tình trạng này kéo dài hơn 3 tuần thì tình trạng này được coi là nghẹt mũi mãn tính. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghẹt mũi ở nhiều người như:

Cảm lạnh

Khi bị cảm lạnh, nghẹt mũi sẽ đi kèm với các triệu chứng hắt hơi, đau họng, sốt hoặc ho. Các triệu chứng trên là cách phản ứng của cơ thể bạn khi bị ảnh hưởng đột ngột bởi nhiệt độ.

Người bị dị ứng hoặc thay đổi môi trường sống

Tham khảo thêm:  

Cũng giống như cảm lạnh, cơ thể cần thời gian thích nghi với không gian và nhiệt độ trong môi trường sống. Các thay đổi của môi trường sống cũng gây ra tình trạng viêm mũi dị ứng. Do vậy, nghẹt mũi là một trong các phản ứng của cơ thể với môi trường bên ngoài.

Chất lượng không khí

Không khí quá ẩm hay quá khô cũng có thể gây ra nghẹt mũi. Trong trường hợp không khí bị ô nhiễm, bụi đi vào khoang mũi quá nhiều sẽ khiến mũi bị kích ứng và cũng gây ra tình trạng này.

Bệnh viêm nhiễm đường hô hấp

Nghẹt mũi cũng có nguyên nhân bắt nguồn từ các bệnh lý về đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi dị ứng… Tuỳ thuộc vào mức độ bệnh mà tình trạng nghẹt mũi sẽ có mức độ nặng hoặc nhẹ.

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai

Sự thay đổi của các nội tiết tố cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa mũi, nghẹt mũi ở bệnh nhân, đặc biệt là với phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Nguyên nhân gây nghẹt mũiNguyên nhân gây nghẹt mũi

Cách trị nghẹt mũi nhanh và hiệu quả

Sử dụng thuốc thông mũi dạng xịt

Sử dụng thuốc xịt mũi là cách nhanh chóng và đơn giản nhất mà bạn có thể làm để giảm thiểu tình trạng nghẹt mũi. Thuốc xịt mũi giúp làm ẩm mũi, giảm sưng tấy và giảm tiết dịch nhầy, từ đó loại bỏ chứng nghẹt mũi.

Sử dụng thuốc thông mũi dạng xịtSử dụng thuốc thông mũi dạng xịt

Lưu ý: Không nên quá lạm dụng sử dụng thuốc. Nếu dùng thuốc trong thời gian dài, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được kê đơn.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 3 Unit 13: Lesson 2 Unit 13 trang 20 Global Success (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tập 2

Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị dị ứng

Nếu bạn bị viêm mũi dị ứng, bạn có thể đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh điều trị. Thuốc kháng sinh sẽ làm giảm tình trạng viêm mũi của bạn, đồng thời làm giảm thiểu đáng kể tình trạng nghẹt mũi.

Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị dị ứngSử dụng thuốc kháng sinh điều trị dị ứng

Xông mũi bằng tinh dầu thảo dược

Cách này sẽ giúp bạn khắc phục được nghẹt mũi nhanh chóng. Bạn hãy chuẩn bị một tô nước nóng, nhỏ một vài giọt tinh dầu hương tự nhiên như chanh, sả… và dùng một chiếc khăn to để thực hiện việc xông mũi. Nếu bạn có máy xông tinh dầu thì cũng có thể sử dụng nó nhé.

Xông mũi bằng tinh dầu thảo dượcXông mũi bằng tinh dầu thảo dược

Súc miệng bằng nước muối ấm

Nếu bạn gặp các bệnh về đường tai mũi họng thì nên sử dụng nước muối sinh lý ấm để súc miệng hàng ngày, làm giảm sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn.

Súc miệng bằng nước muối ấmSúc miệng bằng nước muối ấm

Cách phòng tránh nghẹt mũi

Sử dụng máy phun sương để tạo độ ẩm không khí

Việc thay đổi thời tiết làm chênh lệch độ ẩm trong không khí sẽ khiến tình trạng nghẹt mũi xuất hiện. Bạn cũng cần làm cân bằng độ ẩm không khí của môi trường sống xung quanh để phòng ngừa và làm giảm tình trạng này.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước giúp bạn cân bằng trực tiếp lượng ẩm trong cơ thể, từ đó giúp phòng tránh tình trạng nghẹt mũi của bạn. Bạn có thể uống trà gừng cùng một chút mật ong, hoặc uống nước lá tía tô khi cơ thể bị dị ứng và cảm lạnh, điều này sẽ giúp bạn sớm khỏi ốm và tình trạng nghẹt mũi cũng sẽ thuyên giảm.

Tham khảo thêm:   Có nên dùng vitamin E dạng uống để bôi mặt?

Bổ sung vitamin

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do vậy bạn cần chủ động bổ sung các vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin C để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Một vài thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, ổi…

Nghỉ ngơi đúng cách

Tình trạng nghẹt mũi sẽ diễn ra nặng hơn về đêm, vì vậy bạn có thể kê gối cao hơn khi ngủ và nghỉ ngơi đủ, tránh hoạt động nhiều vào ban đêm.

Những cách phòng tránh nghẹt mũiNhững cách phòng tránh nghẹt mũi

Khi nào người bị nghẹt mũi cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đi khám bệnh khi bạn khó thở và sổ mũi kéo dài. Thông thường tình trạng này sẽ tự giảm, nhưng nếu như kéo dài trên 10 ngày và kèm theo các triệu chứng khác như sốt cao, chảy máu mũi một bên, khó thở hoặc đau răng dai dẳng thì bạn hãy đi khám để nhận phương pháp điều trị phù hợp cho tình trạng bệnh của bạn, tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Bạn cần đi khám bệnh khi bạn khó thở và sổ mũi kéo dàiBạn cần đi khám bệnh khi bạn khó thở và sổ mũi kéo dài

Trên đây là thông tin về những cách điều trị triệu chứng khó thở, tịt mũi. Hi vọng thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn trong việc chữa trị và giảm thiểu tình trạng trên.

Nguồn: Vinmec

Mua nước rửa tay khô tại Wikihoc.com để bảo vệ sức khỏe:

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bị nghẹt mũi nên làm gì? 4 cách trị tịt mũi, khó thở hiệu quả tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *