Bạn đang xem bài viết Bị đau mắt đỏ nên làm gì? 3 cách chữa đau mắt đỏ tại nhà tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đau mắt đỏ là một căn bệnh nhiễm trùng thường gặp và cần được chăm sóc đúng cách. Cùng Wikihoc.com tìm hiểu ngay 3 cách chữa đau mắt đỏ tại nhà hiệu quả.
Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ có thể xảy ra ở mọi giới tính, lứa tuổi và khá dễ lây lan. Một số nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh này:
- Do virus: Nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất là do virus, người bệnh sẽ có một số triệu chứng như: Ghèn rỉ liên tục, cộm ngứa, chảy nước mắt, thị lực suy giảm, nhạy cảm với ánh sáng. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác đi kèm như: Viêm họng, cảm cúm,… Khi tiếp xúc với nước mắt của bệnh nhân, bệnh có thể lây lan dễ dàng.
- Do vi khuẩn: Căn bệnh này thường do vi khuẩn Haemophilus Influenzae, Staphylococcus,… gây ra, nếu không điều trị kịp thời, có thể làm xảy ra những tổn thương nặng. Một số triệu chứng thường gặp như: Ghèn mắt màu vàng hay xanh nhạt gây dính mi mắt, cộm ngứa, chảy nước mắt. Nếu bệnh diễn biến nặng, người bệnh có thể bị viêm loét giác mạc, suy giảm thị lực nghiêm trọng. Nếu tiếp xúc với dịch tiết mắt của người bệnh, có thể bị lây bệnh.
- Do dị ứng: Người mắc bệnh có thể do dị ứng bụi, phấn hoa, lông động vật hay thuốc,… Nguyên nhân này có thể xảy ra theo mùa, dễ tái phát và thường kéo dài. Một số triệu chứng thường gặp như: Cộm ngứa, chảy nước mắt, viêm mũi dị ứng,… Với nguyên nhân gây bệnh do dị ứng thường sẽ không có khả năng lây lan.
Cách giảm đau mắt đỏ tại nhà
Để trị đau mắt đỏ tại nhà, có rất nhiều phương pháp. Tuy nhiên, bạn nên chọn cách điều trị phù hợp với từng trường hợp.
Sử dụng thuốc nhỏ mắt
Bạn nên lựa chọn thuốc nhỏ mắt tùy theo nguyên nhân gây bệnh và các nguy cơ gây bệnh. Tuy nhiên, dù là trường hợp nào thì bạn cũng nên giữ mắt luôn sạch sẽ, bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt natri clorid 0.9%.
Bạn nên sử dụng thuốc nhỏ mắt khoảng 5 – 6 lần/ngày, nhỏ mắt với lượng lớn và dùng tăm bông nhẹ nhàng thấm khô và để vào túi bóng kín để phòng ngừa lây lan. Việc rửa sạch mắt liên tục như vậy có thể giúp giảm các triệu chứng đáng kể.
Đắp khăn ấm cho mắt
Một cách khác bạn có thể áp dụng để điều trị đau mắt đỏ là đắp khăn ấm cho mắt. Đầu tiên, bạn ngâm khăn trong nước nóng, vắt khô, rồi đặt khăn lên mắt khoảng 10 phút. Nhiệt độ cao từ khăn sẽ làm giãn mạch máu giúp giảm kích ứng và giúp mắt không bị khô nhờ tăng lượng dầu trên mí mắt.
Bạn nên lưu ý rằng không nên sử dụng nước quá nóng vì vùng da quanh mắt rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương.
Đắp khăn lạnh cho mắt
Bạn cũng có thể áp dụng cách điều trị là đắp khăn lạnh. Bạn đem một chiếc khăn sạch ngâm trong nước lạnh và vắt khô, đắp lên mắt, điều này cũng có thể làm giảm phần nào các triệu chứng đau mắt.
Đắp khăn lạnh giúp làm dịu vết sưng và giảm ngứa do kích ứng. Tuy nhiên, giống như đắp khăn ấm, bạn cũng chỉ nên sử dụng khăn lạnh với nhiệt độ thích hợp bởi khăn quá lạnh có thể làm tình trạng đau nghiêm trọng hơn.
Bạn lưu ý, nếu điều trị tại nhà với các cách trên không hiệu quả, bạn nên tìm gặp bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn và điều trị.
Chế độ ăn uống cho người đau mắt đỏ
Để chữa đau mắt đỏ có hiệu quả nhanh nhất, người bệnh nên kết hợp việc điều trị cùng một chế độ ăn uống phù hợp. Vậy đau mắt đỏ cần kiêng gì, ăn gì?
Bị đau mắt đỏ thì kiêng ăn gì?
Những người đau mắt đỏ nên tránh các loại thực phẩm có mùi tanh như: Cá, tôm, ốc, rau muống,… vì ăn những loại thực phẩm này có thể gây ra nhiều ghèn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế các loại đồ uống có ga, cồn như: Bia, rượuvà chất kích thích hay mỡ động vật.
Bị đau mắt đỏ thì nên ăn gì?
Người đau mắt đỏ có thể bổ sung các loại thực phẩm như: Ớt chuông, cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau xanh (trừ rau muống),… để giúp việc điều trị có hiệu quả hơn.
Tham khảo thêm: Đau mắt đỏ cần kiêng gì, ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Các câu hỏi liên quan về đau mắt đỏ
Bị đau mắt đỏ bao lâu sẽ khỏi hẳn?
Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời và hợp lý, bệnh đau mắt đỏ có thể khỏi trong khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu phát hiện chậm trễ hay điều trị không hợp lý, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như: Viêm loét giác mạc hay mù lòa.
Cách phòng tránh lây đau mắt đỏ
Một trong những cách phòng chống đau mắt đỏ được chuyên gia khuyến cáo nhiều nhất chính là thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng kháng khuẩn. Ngoài ra, bạn nên hạn chế dụi mắt.
Bạn cũng nên đeo kính bảo vệ mắt khi ra đường, sử dụng đồ dùng cá nhân riêng và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Nếu mắc bệnh, người bệnh nên nghỉ ngơi tại nhà, tránh tiếp xúc với nhiều người nhằm ngăn ngừa sự lây lan. Khi sử dụng thuốc nhỏ mắt, bạn cần lưu ý không để đầu lọ thuốc chạm vào mắt nhằm tránh việc vi khuẩn bám vào lọ thuốc.
Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh đau mắt đỏ mà Wikihoc.com muốn gửi tới bạn. Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn!
Nguồn: Hellobacsi.com
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bị đau mắt đỏ nên làm gì? 3 cách chữa đau mắt đỏ tại nhà tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.