Bạn đang xem bài viết Bệnh sán chó: Dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Sán chó là một trong những căn bệnh thường gặp, đặc biệt là những ai có sở thích nuôi các loài động vật như chó, mèo… Trong bài viết dưới đây, Wikihoc.com sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về bệnh sán chó – Dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị.

Bệnh sán chó là gì?

Sán chó (hay còn gọi là giun đũa chó) có tên khoa học là Toxocara. Đây là một loại sán khá nguy hiểm, thường xuất hiện trong ruột non của chó con dưới 6 tháng tuổi, đặc biệt là những loài chó sống ở vùng nhiệt đới.

Bệnh sán chó

Sán chó còn có thể phát triển cả ở phổi, ruột non và các cơ quan nội tạng khác của chó con. Ngoài ra, khi chó mẹ mang thai, sán cũng theo lá nhau và lây nhiễm sang cho chó con. Mỗi ngày, sán chó thường sinh sản khoảng 200.000 trứng. Các trứng sán sẽ được đào thải ra bên ngoài qua phân chó và tồn tại đến vài tháng.

Khi trứng sán đi vào cơ thể chó, sau khoảng 5 tháng sẽ phát triển thành nang sán. Mỗi nang sán chứa khoảng 2 triệu đầu sán và khi vỡ ra, các đầu sán sẽ theo đường máu đi khắp cơ thể đến các cơ quan quan trọng như gan, phổi, não…

Hãy xem thêm các bệnh thường gặp ở chó để biết được nguyên ngân gây bệnh cũng như để bạn có cách phòng tránh, cách điều trị hiệu quả và kịp thời cho cún yêu nhé!

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo (4 mẫu) Nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô giáo

Bệnh sán chó có lây không? Có lây từ người sang người không?

Đây là vấn đề mà chúng ta rất quan tâm khi nuôi chó trong nhà, liệu rằng chích ngừa dại cho chó thì còn loại bệnh truyền nhiễm nào khác có nguy cơ lây cho chủ nhân của chúng. Câu trả lời chính là có, không những lây cho người lớn mà trẻ em cũng dễ mắc và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Như đã nói ở trên, chó nhà bạn lỡ sai lầm ăn phải thức ăn dính phân của vật chủ trước đó thì chú chó của bạn sẽ bị giun sán chó, nếu đạp phân thì giun sán sẽ ký sinh vào vùng bàn chân, đặc biệt vùng móng của chó.

Bệnh sán chó

Một hôm nào đó, chú chó bạn đang nựng hay vui chơi thả ga bên bạn vô tình quào bạn thì đám giun sán trú trong từng móng của chó sẽ đi vào cơ thể qua vết thương, hoặc gián tiếp qua nước bọt khi chúng liếm vào các vết thương trên người bạn và bạn sẽ mắc phải căn bệnh đáng lẽ ra chỉ dành cho loài vật nuôi thân thiện và đáng yêu này.

Bệnh sán chó

Sán chó không phải bệnh lây từ người sang người, tuy nhiên các ấu trùng của giun sán thông qua phân chó bám vào rau cải trong vườn bạn, thậm chí trong cả các thực phẩm sống cũng có khả năng lây nhiễm. Nếu không rửa rau hay thực phẩm sống thật sạch, ngâm thuốc tím hay nước muối 5 – 10 phút hay luộc qua nước sôi thì bạn sẽ không sao.

Nếu ăn nhầm rau mà không sạch sẽ khả năng ngoài giun sán ở người, bạn mắc thêm giun sán ở chó. Vì vậy, bạn nhớ ăn chín uống sôi, ăn rau phải rửa thật kỹ đề phòng bị mắc sán nhé.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 8 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 11 Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 8 Địa lý 8 (Có đáp án, ma trận)

Dấu hiệu nhận biết người bị bệnh sán chó?

Bệnh sán chó thường ẩn và khó nhận biết, tuy nhiên có những triệu chứng lâm sáng dễ biểu hiện bên ngoài như:

Mệt mỏi, dễ cáu gắt, chán ăn, sụt cân, thở khò khè.

Viêm phổi, suyễn, khó thở nếu sán di chuyển vào phổi.

– Gây viêm quanh mắt hay các bệnh ở võng mạc nếu sán đi vào vùng mắt.

Bệnh sán chó nguy hiểm như thế nào?

Viêm não, đau nhức đầu, động kinh, cử động bất thường, rối loạn hành vi, yếu liệt nếu sán di chuyển lên não.

Bầm da, nổi mề đay, nổi cục u ở da, sưng phù một vùng da nếu sán di chuyển dưới da.

Ngứa, nổi mẩn.

Bệnh sán chó nguy hiểm như thế nào?

Đau bụng, đau đầu, khó tiêu.

Đau nhức, mỏi, tê bì.

– Có thể kèm theo: Gan to, đau bụng mạn tính, viêm phổi, rối loạn thần kinh khu trú, rối loạn thị lực, tổn thương mắt, viêm mắt, tổn thương vùng võng mạc.

Bệnh sán chó có nguy hiểm không?

 Bệnh sán chó có nguy hiểm không? Bệnh sán chó có nguy hiểm không?

Tuy không phải là bệnh lây từ người sang người nhưng nguy cơ lây nhiễm sán chó rất cao. Không chỉ vậy, trong cơ thể người, ấu trùng sán chó có thể di chuyển đến nhiều cơ quan như gan, phổi, mắt, não để gây bệnh.

  • Tổn thương mắt: Thường gặp ở trẻ em từ 5 đến 10 tuổi với triệu chứng giảm thị lực một bên mắt. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến lác hoặc mù.
  • Tổn thương cơ quan: hoại tử gan, gan to, lách to, viêm cơ tim, viêm thận.
  • Tổn thương hệ thần kinh trung ương: Gây co giật, rối loạn tâm thần, thậm chí tử vong nếu nó di chuyển lên não.

Cách điều trị bệnh sán chó

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, khi phát hiện dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sán chó, bạn nên đến khám tại các bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán một cách kịp thời, chính xác và từ vấn liệu trình điều trị.

Tham khảo thêm:   Hành lá, hành tây, hành tím và tỏi loại nào bổ dưỡng hơn?

Cách điều trị bệnh sán chó

Bên cạnh việc điều trị thuốc chính để diệt giun sán, bạn nên phối hợp với các loại thuốc hỗ trợ triệu chứng để có thể trị căn bệnh này một cách nhanh chóng và triệt để hơn.

Thời gian điều trị bệnh sán chó trung bình từ một đến ba tháng, sử dụng thuốc từ 7 đến 15 ngày mỗi tháng và tái khám sau mỗi đợt. Tùy theo mức độ bệnh mà cách điều trị bệnh sán chó ở mỗi người cũng khác nhau.

Biện pháp phòng ngừa bệnh sán chó

Đối với trẻ nhỏ

Tuyệt đối cấm các em nghịch đất, ăn đất, mút tay, ngậm hay liếm đồ chơi, cách xa các em với chó.

Biện pháp phòng ngừa bệnh sán chó

Nếu có lỡ nghịch giỡn với chó thì bạn nhớ quan sát không cho trẻ đưa tay vô miệng và lập tức mang trẻ đi rửa tay sạch với cồn hay xà phòng sát khuẩn. Luôn dạy bảo trẻ phải ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn.

Đối với người lớn

Biện pháp phòng ngừa bệnh sán chó

– Rửa tay thật kỹ sau khi tiếp xúc đất, chơi với chó cưng.

– Rửa rau hay trái cây thật kỹ và không thịt sống, món tái như sushi, phở tái…

– Tốt nhất tránh tiếp xúc trực tiếp với chó hay mèo, xổ giun định kỳ cho chó mèo và cà bạn thân. Nuôi chó không nên thả rông để giảm bớt lây nhiễm từ ngoài môi trường

Trên đây là những thông tin về bệnh sán chó mà Wikihoc.com đã tổng hợp được. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn nhé!

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bệnh sán chó: Dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *