Bạn đang xem bài viết Bé sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng có bình thường không? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Việc trẻ sơ sinh hay thè lưỡi là một hành vi hoàn toàn bình thường nhưng lại khiến nhiều cha mẹ lo lắng vì không biết điều này có bình thường không. Ngay bây giờ Wikihoc.com sẽ lý giải cho bạn lý do vì sao trẻ thường có hành vi như vậy.

Các lý do khiến trẻ sơ sinh hay lè lưỡi

Thè lưỡi là một phản xạ của trẻ khi bú để tránh bị sặc và ngậm núm vú chặt hơn. Bên cạnh đó, có thể nói hành động này còn giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh, nhận thấy cảm giác từ đôi môi của chính mình.

Một số lý do khiến trẻ sơ sinh hay thè lưỡi là:

  • Bắt chước: Trẻ có thể đang bắt chước hành động của người lớn, từ vài tuần tuổi trẻ đã có khả năng bắt chước này.
  • Một thói quen: Thè lưỡi giúp trẻ bú dễ dàng hơn, thói quen này có thể sẽ biến mất khi trẻ từ 4-6 tháng tuổi.

Thể hiện là đang đói hay noThể hiện là đang đói hay no

  • Thể hiện là đang đói hay no: Ngoài khóc thì trẻ có thể có một số biểu hiện khi đói như ngậm tay, liếm môi, thè lưỡi, nắm chặt tay,… Bên cạnh đó, khi no thì trẻ cũng có một số biểu hiện như khạc sữa hay thức ăn hoặc liếm môi, thè lưỡi hay không chịu bú, ăn.
  • Kích thước lưỡi lớn: Nếu lưỡi trẻ có kích thước lớn thì trẻ có xu hướng thè lưỡi nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên nếu trẻ gặp phải tình trạng này thì bạn nên quan sát và đi khám vì có thể đây là biểu hiện của suy giáp, hội chứng Down.
  • Kích thước miệng nhỏ: Một số hội chứng làm miệng trẻ nhỏ hơn thông thường cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thè lưỡi nhiều lần trong ngày.
  • Giảm trương lực cơ: Giảm trương lực cơ có thể khiến trẻ thè lưỡi nhiều bởi lưỡi là một nhóm cơ và được điều khiển bởi các cơ khác trong miệng.
Tham khảo thêm:   Sơ đồ tư duy vật lý 6 chương nhiệt học dễ hiểu và dễ nhớ

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ thè lưỡiCó nhiều nguyên nhân khiến trẻ thè lưỡi

  • Thở bằng miệng: Trẻ bị bệnh về đường hô hấp, không thở tốt bằng mũi nên thở bằng miệng thì thường có xu hướng thè lưỡi ra ngoài nhiều hơn bình thường.
  • Đầy hơi: Khi bị đầy hơi hay đau bụng, trẻ có thể thè lưỡi, khóc, nhăn mặt,…. để thể hiện sự khó chịu của mình.
  • Chưa sẵn sàng cho thức ăn đặc: Khi chưa sẵn sàng để ăn thức ăn đặc, trẻ có thể thè lưỡi để đẩy thức ăn ra ngoài, khi ấy bố mẹ có thể dừng và thử lại sau vài tuần.

Các lý do khiến trẻ sơ sinh nhai miệng

Việc trẻ sơ sinh nhai miệng là một hành động hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, có một số trường hợp việc nhai miệng là biểu hiện đáng lo ngại nên xem xét. Một số lý do khiến trẻ hay nhai miệng như:

  • Được kích hoạt bởi phản xạ mút: Đây là một cách khiến trẻ cảm nhận thức ăn, giống như hành động mút tay ở các bé lớn hơn.

Hành động nhai miệng giống như mút tay ở bé lớnHành động nhai miệng giống như mút tay ở bé lớn

  • Dấu hiệu đói: Trong khi một số trẻ có thể thè lưỡi khi đói thì một số khác lại nhai miệng khi đói, do đó nếu thấy hiện tượng này bạn có thể hiểu là trẻ đang đói và sẵn sàng ăn.
  • Tập chơi: Việc nhai miệng đối với bé giống như một hành động vui đùa, khám phá mọi thứ xung quanh mà trẻ có thể cảm nhận được.
Tham khảo thêm:   Trứng chiên có bao nhiêu calo? Ăn trứng chiên có béo không?

Nhai miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhânNhai miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân

  • Có thể ăn thức ăn đặc: Đây cũng có thể là một hành động bắt chước đáng yêu của trẻ, thậm chí là đòi thức ăn từ bố mẹ, lúc này bạn có thể cân nhắc cho trẻ ăn dặm.
  • Mọc răng: Lúc này nướu của trẻ đang bị đau, việc nhai sẽ giúp trẻ giảm đau, khó chịu khi răng đang sắp mọc.

Tóm lại, trẻ sơ sinh thè lưỡi và nhai miệng đa phần là những hành động bình thường của trẻ nên nếu tần suất không quá thường xuyên thì bạn không cần lo lắng. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Nguồn: Vinmec

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bé sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng có bình thường không? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *