Bảng tuần hoàn hóa học (tên đầy đủ là Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hay còn được biết với tên Bảng tuần hoàn Mendeleev), là một bảng liệt kê các nguyên tố hóa học dựa trên các số hiệu nguyên tử (số proton trong hạt nhân), cấu hình electron và các tính chất hóa học tuần hoàn của chúng.
Các nguyên tố trong bảng nguyên tố hóa học được biểu diễn theo trật tự số hiệu nguyên tử tăng dần và thường liệt kê cùng với ký hiệu hóa học trong mỗi ô của bảng. Bảng tuần hoàn hóa học tiêu chuẩn gồm các nguyên tố được sắp xếp thành 18 cột và 7 dòng.
Với mong muốn đem đến cho các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều tài liệu học tập môn Hóa học, Wikihoc.com xin giới thiệu đến các bạn Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học mới nhất được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau đây. Mời các bạn cùng tham khảo.
BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC
Cách đọc bảng tuần hoàn hoá học dễ nhớ
– Chu kỳ I: H He → hoa héo
– Chu kì 2: Li Be B C N O E Ne → Li bể bà cằn nhằn ông phải nể
– Chu kỳ 3: Na Mg Al Si P S Cl Ar → Nàng mang áo sang phố sửa cho anh.
Nhóm IA (trừ hiđrô)
- Li (lính)
- Na (nào)
- K (không)
- Rb (rượu)
- Cs (cà)
- Fr (phê)
Nhóm IIA
- Be (bé)
- Mg (mang)
- Ca (cá)
- Sr (sang)
- Ba (bà)
- Ra (rán)
Nhóm IIIA
- B (Ba)
- Al (anh lấy)
- Ga (gà)
- In (in tiếng anh nghĩa là trong)
- Tl (tủ lạnh)
Nhóm IVA
- C (Cô)
- Si (sinh)
- Ge (gọi em)
- Sn (sang nhậu)
- Pb (phở bò)
Nhóm VA
- N (Nicô)
- P (phàm tục)
- As (ắt)
- Sb (sầu)
- Bi (bi)
Nhóm VIA
- O (Ông)
- S (Say)
- Se (xỉn)
- Te (té)
- Po (bò)
Nhóm VIIA
- F (Phải)
- C (Chi)
- Br (bé)
- I (Iu)
- At (anh)
Nhóm VIIIA
- He (hằng)
- Ne (nga)
- Ar (ăn)
- Kr (khúc)
- Xe (xương)
- Rn (rồng
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bảng tuần hoàn Hóa học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.