Bạn đang xem bài viết ✅ Bảng lương giáo viên Mầm non từ 01/07/2023 Cách tính lương giáo viên Mầm non mới nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Lương của giáo viên Mầm non là bao nhiêu? Đây luôn là một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm. Vậy năm từ 01/07/2023 lương của giáo viên có tăng không? Cách tính lương như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Từ ngày 01/7/2023, mức lương mới của giáo viên Mầm non sẽ tăng mạnh do được tăng lương cơ sở lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Theo Thông tư 10/2023/TT-BNV thì công thức tính lương là hệ số lương nhân với 1,8 triệu đồng. Giáo viên Mầm non hạng I nhận lương cao nhất. Trong đó, người được áp dụng hệ số lương 6,38 sẽ được nhận được 11.484.000 triệu đồng một tháng. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bảng lương giáo viên Mầm non từ 01/07/2023 mời các bạn cùng theo dõi.

1. Cách tính lương giáo viên mới nhất

Hiện nay, mức lương của giáo viên các cấp được tính theo công thức:

Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Tả bác sĩ đang khám bệnh Dàn ý & 11 bài tả một người lao động đang làm việc

Trong đó, hệ số lương giáo viên các cấp được quy định lần lượt tại các Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT.

Về mức lương cơ sở:

Từ 01/7/2023: Áp dụng mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng

2. Bảng lương giáo viên Mầm non từ 01/7/2023

Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Theo đó, tăng lương cơ sở lên 1.800.000 triệu đồng/tháng.

Chi tiết bảng lương giáo viên tiểu học theo mức lương cơ sở:

Giáo viên Mầm non hạng I

Hệ số lương

Mức lương

(Đơn vị: Đồng)

Bậc 1 4,00 7.200.000
Bậc 2 4,34 7.812.000
Bậc 3 4,68 8.424.000
Bậc 4 5,02 9.036.000
Bậc 5 5,36 9.648.000
Bậc 6 5,70 10.260.000
Bậc 7 6,04 10.872.000
Bậc 8 6,38 11.484.000

Giáo viên Mầm non hạng II

Hệ số lương Mức lương(Đơn vị: Đồng)
Bậc 1 2,34 4.212.000
Bậc 2 2,67 4.806.000
Bậc 3 3,00 5.400.000
Bậc 4 3,33 5.994.000
Bậc 5 3,66 6.588.000
Bậc 6 3,99 7.182.000
Bậc 7 4,32 7.776.000
Bậc 8 4,65 8.370.000
Bậc 9 4,98 8.964.000

Giáo viên Mầm non hạng III

Hệ số lương Mức lương(Đơn vị: Đồng)
Bậc 1 2,10 3.618.000
Bậc 2 2,41 4.338.000
Bậc 3 2,72 4.896.000
Bậc 4 3,03 5.454.000
Bậc 5 3,34 6.012.000
Bậc 6 3,65 6.570.000
Bậc 7 3,96 7.128.000
Bậc 8 4,27 7.686.000
Bậc 9 4,58 8.244.000
Bậc 10 4,89 8.802.000

3. Các khoản phụ cấp mà giáo viên được hưởng

a. Hiện giáo viên được hưởng các loại phụ cấp

– Phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên:

Quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&DT-BNV-BTC, đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề là nhà giáo kể cả đang thử việc, hợp đồng:

Thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động.

Thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm.

Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Đồng thời, cách tính mức phụ cấp ưu đãi được hưởng của các nhà giáo nêu trên là:

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về sức mạnh của lời nói (3 Dàn ý + 11 mẫu) Sức mạnh của lời nói

Mức lương phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x (hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

Trong đó, tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi gồm các mức: 25%, 30%, 35%, 40%, 45%, 50%.

– Phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân.

– Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Theo quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP, có hai loại phụ cấp dành riêng cho đối tượng như sau:

Phụ cấp lưu động: phụ cấp lưu động hiện nay của giáo viên đang làm chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục buộc phải đi lại thường xuyên giữa các thôn là 0,2 so với mức lương cơ sở tương đương 298.000 đồng.

Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số: giáo viên quản lý giáo dục dạy tiếng dân tộc thiểu số sẽ được hưởng phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số là 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

– Phụ cấp thâm niên.

b. Mức tiền phụ cấp thâm niên

Mức tiền phụ cấp thâm niên được tính theo quy định trong Nghị định 77/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 1.8.2021.

Theo đó:

– Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng:

Tham khảo thêm:   Bảng minh chứng đánh giá xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT Gợi ý minh chứng đáng giá theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT

Mức tiền phụ cấp thâm niên

=

Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng

x

Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ

x

Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng

Trong đó, mức phần trăm phụ cấp thâm niên của nhà giáo được tính như sau:

Nhà giáo đủ 05 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.

– Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bảng lương giáo viên Mầm non từ 01/07/2023 Cách tính lương giáo viên Mầm non mới nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *