Bạn đang xem bài viết ✅ Bảng hệ thống kiến thức môn Lịch sử lớp 5 Tài liệu ôn tập môn Lịch sử lớp 5 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bảng hệ thống kiến thức môn Lịch Sử lớp 5 giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, nhanh chóng hệ thống lại toàn bộ các mốc thời gian quan trọng trong chương trình Lịch sử lớp 5 theo từng giai đoạn rất chi tiết.

Bảng hệ thống môn Lịch sử lớp 5 tổng hợp theo từng mốc thời gian sẽ có những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử quan trọng nào, cùng bài học ý nghĩa rút ra từ mốc thời gian đó. Tài liệu này vô cùng hữu ích cho các em ôn thi học kì 2 năm 2022 – 2023 đạt kết quả như mong muốn. Mời các em cùng theo dõi bài viết:

Tổng hợp kiến thức môn Lịch sử lớp 5

Giai đoạn 1: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858-1945)

TT

Mốc thời gian

Nhân vật, sự kiện lịch sử

Bài học hoặc ý nghĩa lịch sử

1

– Ngày 1-9-1858

– Năm 1862

– Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta.

– Trương Định lãnh đạo nhân dân Nam Kì đứng lên chống Pháp.

Trương Định là tấm gương tiêu biểu cho lòng yêu nước, tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân Nam Kì những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta.

2

Đời vua Tự Đức

(1848-1883)

Nguyễn Trường Tộ đề nghị canh tân đất nước.

Nguyễn Trường Tộ nhiều lần đề nghị canh tân đất nước nhưng không được vua quan nhà Nguyễn thực hiện.

3

Ngày 5-7-1885

Tôn Thất Thuyết lãnh đạo cuộc phản công ở Kinh thành Huế.

Cuộc phản công ở Kinh thành Huế là ngòi nổ cho một phong trào chống Pháp mạnh mẽ – Phong trào Cần Vương.

4

Cuối TK XIX

đầu TK XX

Các phong trào vũ trang bị dập tắt, thực dân Pháp đặt ách thống trị hà khắc trên đất nước ta.

Thực dân Pháp ra sức bóc lột nhân dân, vơ vét tài nguyên. Xã hội Việt nam xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới.

5

Năm 1904

Năm 1905

Phan Bội Châu thành lập Hội Duy tân, phát động phong trào Đông du.

Phong trào Đông du đã khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta.

6

Ngày 5-6-1911

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

Với lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành từ cảng Nhà Rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.

7

Ngày 3-2-1930

Dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc – Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

Cách mạng Việt Nam có một tổ chức tiên phong lãnh đạo, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đường đúng đắn.

8

Ngày 12-9-1930

Nổ ra phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh.

– Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động.

– Cổ vũ phong trào yêu nước của nhân dân ta.

9

Ngày 19-8-1945

Cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội.

Khí thế cách mạng tháng Tám thể hiện lòng yêu nước, tinh thần cách mạng.

Cuộc cách mạng tháng Tám đã đem lại độc lập, tự do cho nước nhà, đưa nhân dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ.

10

Ngày 2-9-1945

Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.

Khẳng định quyền độc lập dân tộc, khai sinh ra chế độ mới. Từ đây nhân dân ta được làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.

Giai đoạn 2: Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)

11

Năm 1945-1946

Nước ta vượt qua tình thế “Nghìn cân treo sợi tóc” bởi “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”.

Thể hiện sự sáng suốt của Đảng, Bác, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta quyết bảo vệ nền độc lập non trẻ.

12

Ngày 20-12-1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Cả dân tộc Việt Nam đứng lên với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”.

13

Thu – Đông năm 1947

Chiến thắng Việt Bắc

Chiến thắng Việt Bắc là nguồn cổ vũ to lớn cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, là niềm tin để nhân dâ ta vững bước đi tới thắng lợi cuối cùng.

14

Thu – Đông năm 1950

Chiến thắng Biên giới

Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng, từ đây ta nắm quyền chủ động trên chiến trường.

15

Tháng 2 – 1951

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II họp.

Hậu phương của ta được mở rộng và xây dựng vững mạnh.

16

Ngày 7-5-1954

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã ghi trang vàng chói lọi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, nó cổ vũ phong trào giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

Giai đoạn 3: Xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước (1954 – nay)

17

Ngày 21-7-1954

Sau năm 1954

– Kí hiệp định Giơ-ne-vơ

– Nước nhà bị chia cắt

Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Chính quyền Mĩ-Diệm chống phá lực lượng Cách mạng, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta.

18

Ngày 17-1-1960

Nổ ra “Đồng khởi” Bến Tre

Mở ra thời kì mới: Nhân dân miền Nam cầm vũ khí chiến đấu chống quân thù. Đẩy Mĩ-Diệm vào thế bị động, lúng túng.

19

Tháng 12-1955

Xây dựng nhà máy Cơ khí Hà Nội – Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta.

Góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng miền Nam.

20

Ngày 19-5-1959

Mở đường Trường Sơn

Là con đương để miền Bắc chi viện sức người, sức của cho chiến trường, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.

21

Tết Mậu Thân 1968

Quân dân miền Nam đồng loạt tổng tấn công và nổi dậy.

Ta chủ động tấn công vào sào huyệt của địch, tạo bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

22

Từ 18-12-1972 đến 29-12-1972

Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.

Thể hiện tinh thần bất khuất trước sức mạnh của kẻ thù, góp phần quan trọng buộc Mĩ kí hiệp định Pa-ri, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

23

Ngày 27-1-1973

Lễ kí hiệp định Pa-ri.

Đế quốc mĩ thừa nhận thất bại ở Việt Nam, rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược.

24

Ngày 30-4-1975

Giải phóng miền Nam, kết thúc chiến tranh.

Là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc. Đánh tan Mĩ-ngụy, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

25

Ngày 25-4-1976

Tổng tuyển cử chung trong toàn quốc.

Từ nay nước ta có bộ máy Nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.

26

Ngày 6-11-1979

Khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình.

Là công trình tiêu biểu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, là thành tựu nổi bật trong những năm sau khi thống nhất đất nước.

Tham khảo thêm:   Lịch Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX Soạn Lịch sử 12 trang 69

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bảng hệ thống kiến thức môn Lịch sử lớp 5 Tài liệu ôn tập môn Lịch sử lớp 5 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *