Bạn đang xem bài viết Bạn biết gì về tẩy tế bào chết vật lý và hóa học? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Tẩy tế bào chết vật lý

Tẩy tế bào chết vật lý

Tẩy tế bào chết vật lý hay còn gọi là tẩy tế bào chết cơ học, là cách thông dụng nhất để loại bỏ tế bào chết trên da bằng cách ma sát, sau đó các tế bào chết sẽ bị cuốn trôi mà ít đem lại kích ứng da. Tẩy tế bào chết vật lý có 2 dạng là dùng hạt (hay còn gọi là scrub) và dùng gel (hay còn gọi là peeling gel).

Tẩy tế bào chết vật lý dạng hạt có thể dùng các loại bột đậu, bột cám gạo, đường, muối biển… hoặc các loại sữa rửa mặt chứa các hạt chuyên dụng để tẩy tế bào chết. Tẩy tế bào chết dạng gel thường được bày bán tại các cửa hàng, siêu thị.

Tẩy tế bào chết hóa học

Tẩy tế bào chết hóa học

Tẩy tế bào chết hóa học được xem là bước tiến trong việc tẩy tế bào chết và đem lại hiệu quả cao hơn so với tẩy tế bào chết vật lý.

Tẩy tế bào chết hóa học sử dụng các hoạt chất làm “gãy” các cấu trúc bền chặt của tế bào chết trên bề mặt da và nằm sâu dưới da, tiêu hóa các tế bào chết. Các hoạt chất đó thường ở dưới dạng axit hdroxy như axit salicylic, axit glycolic, retinol và các enzym.

Tham khảo thêm:   2 cách làm bánh flan đơn giản, ngon tại nhà không cần lò nướng

So sánh tẩy tế bào chết vật lý và hóa học

Tiêu chí

Tẩy tế bào chết vật lý

Tẩy tế bào chết hóa học

Cách thức

Ma sát tạo ra lực, cuốn trôi các tế bào chết trên bề mặt da.

Cần rửa lại với nước hoặc sữa rửa mặt.

Hoạt chất làm thúc đẩy sự chia tách tế bào da.

Không cần rửa lại với nước và để qua đêm.

Phạm vi tác động

Trên bề mặt da.

Trên bề mặt da và chất bẩn nằm sâu dưới da.

Hiệu quả

Lấy đi khoảng 10 – 20 % tế bào chết trên bề mặt da.

Lấy đi 90% tế bào chết và chất bẩn nằm sâu dưới da, sâu trong lỗ chân lông.

Điều trị mụn ẩn nhờ hiệu quả làm sạch.

Nhân mụn sẽ bị đẩy lên bề mặt da, hỗ trợ trị mụn hiệu quả.

Thúc đẩy sản sinh collagenchống lão hóa.

Nhược điểm

Làm tổn thương bề mặt da (dù không nhìn thấy bằng mắt thường), khiến vi khuẩn dễ xâm nhập.

Da trở nên nhạy cảm với ánh nắng, các tia bức xạ từ máy tính, điện thoại.

Có thể gây kích ứng với làn da nhạy cảm.

Ít sản phẩm để chọn lựa.

Tần suất áp dụng

2 – 3 lần/tuần

2 – 3 lần/tuần hoặc tùy tình trạng da, có thể áp dụng hằng ngày.

Nên áp dụng phương thức tẩy tế bào chết nào?

Cả hai phương thức tẩy tế bào chết vật lý và hóa học đều có những ưu và nhược điểm riêng nên bạn không nên chỉ áp dụng một phương thức trong chu trình dưỡng da của mình.

Tham khảo thêm:  

Tẩy tế bào chết vật lý khá an toàn, lành tính và dễ tìm kiếm sản phẩm phù hợp, vì thế các bạn có làn da nhạy cảm nên sử dụng phương thức này. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thử tẩy tế bào chết hóa học ở một vùng da nhất định, nếu da bạn không kích ứng thì hãy áp dụng tẩy tế bào chết hóa học và vật lý xen kẽ nhau để đem lại hiệu quả dưỡng da cao nhất.

Dù áp dụng phương thức nào, bạn vẫn nên bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời và các tia bức xạ.

Xem thêm: Cách tẩy tế bào chết đơn giản, hiệu quả tại nhà

Hi vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp, bạn sẽ chọn lựa được phương thức tẩy tế bào chết phù hợp và thông minh. Bên cạnh đó bạn cũng nên kết hợp tẩy tế bào chết body để chăm sóc da toàn diện. Chúc các bạn khỏe đẹp mỗi ngày!

Nguồn tham khảo: epomi.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bạn biết gì về tẩy tế bào chết vật lý và hóa học? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *