TOP 10 mẫu So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều siêu hay trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức, biết cách viết bài văn nghị luận hay, đủ ý để đạt được điểm cao trong bài viết số 3 lớp 11 sắp tới.
So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều là một chủ đề rất hay, tuy nhiên sẽ có nhiều bạn lúng túng và gặp khó khăn vì không biết nên phải bắt đầu từ đâu cũng như diễn đạt ý như thế nào? Vì thế 10 bài tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều dưới đây chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều để các bạn có thể hoàn thiện bài viết số 3 của mình một cách nhanh chóng, đạt điểm cao.
Đề bài: So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích sau: Đầu lòng hai ả tố nga… Tường đông ong bướm đi về mặc ai. (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
Dàn ý so sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều
Dàn ý chi tiết số 1
1. Mở bài
– Giới thiệu: so sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều.
2. Thân bài
a. Nét giống nhau giữa tài sắc của Thúy vân và Thúy Kiều
– Đẹp thể chất
+ Hai ả tố nga
+ Mười phân vẹn mười.
– Đẹp tâm hồn
+ Mai cốt cách, tuyết tinh thần.
Êm đềm trướng rủ màn che.
Tường đông ong bướm đi về mặc ai
⇒ Ngợi ca kín đáo của nhà thơ về tâm hồn và phẩm hạnh của hai chị em.
b. Nét khác nhau giữa tài sắc của Thúy vân và Thúy Kiều
– Vẻ đẹp Thúy Vân
+ Vẻ đẹp thanh tú, miệng nàng cười như hoa nở, mái tóc nàng đen mượt, làn da trắng mịn như tuyết.
+ Dự báo cuộc đời êm ả sau này nàng (mày thua, tuyết nhường)
– Vẻ đẹp Thúy Kiều
+ Người con gái “sắc sảo, mặn mà”
+ Mắt nàng thăm thẳm như làn nước trong veo của mùa thu.
+ Dự báo cuộc đời đau khổ sau này. (hoa ghen, liễu hờn).
– Tài năng Thúy Kiều
+ Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
+ “Thiên bạc mệnh” là dự báo tấn bi kịch” hồng nhan bạc mệnh.
3. Kết bài
– Đánh giá chung: so sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều.
Dàn ý chi tiết số 2
1. Mở bài:
Chị em Thúy Kiều là đoạn trích nằm ở phần mở đầu Truyện Kiều của Nguyễn Du – nhà thơ nhân đạo xuất sắc cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo to lớn, đồng thời cũng là đỉnh cao nghệ thuật của thơ ca tiếng Việt, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả nhân vật mà đoạn trích này là một ví dụ tiêu biểu: (trích dẫn thơ)
2. Thân bài: Các ý chính:
– So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều, Nguyễn Du đã tả Thúy Vân bằng những câu thơ:
Vân xem trang trọng khác vời, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu. Nó là vẻ đẹp của sự hài hòa và dung hòa được với “xung quanh”.
– Vân đã đẹp, Kiều còn đẹp hơn:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
…….
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Thúy Kiều chẳng những rất đẹp mà còn tài hoa nữa: Kiều giỏi thơ, giỏi họa, giỏi đàn. Và tâm hồn đa sầu, đa cảm ấy còn tìm đến những khúc ca ai oán:
Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên “bạc mệnh” lại càng não nhân.
– Tả Thúy Kiều và Thúy Vân, Nguyễn Du chịu ảnh hưởng bởi quan niệm tạo hóa hay ghen ghét với những người tài sắc (Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen). Qua cách miêu tả có thể thấy, tài sắc của Thúy Kiều như báo trước một cuộc đời dữ dội với đầy gian nan, trắc trở sau này. Đoạn trích thể hiện kín đáo dụng ý nghệ thuật nêu trên của Nguyễn Du.
3. Kết bài
Qua đoạn trích này, Nguyễn Du đã hết sức trân trọng đề cao vẻ đẹp con người, vẻ đẹp hoàn thiện , hoàn mỹ của hai chị em Kiều. Đây chính là một trong những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo, nhân văn trong Truyện Kiều vậy. Tuy “mỗi người một vẻ” nhưng có thể thấy rõ vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp phúc hậu đài các, còn vẻ đẹp Thúy Kiều là vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, đa tình. Đây là nét khác biệt cơ bản giữa hai chị em.
Tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều – Mẫu 1
Tôi nhớ có nhà văn từng nói: “Nếu chọn nhà văn tiêu biểu cho từng nước, nước Anh sẽ không ngần ngại chọn Sechxpia, nước Pháp – Môlie và nước Đức – Gớt”. Còn tôi, nếu có quyền được chọn, tôi sẽ không đắn đo nêu tên Nguyễn Du cùng kiệt tác Truyện Kiều. Đây là một trong những đỉnh cao chói ngời của nền văn học Việt Nam và nền văn học thế giới. Làm nên giá trị bất hủ này có nhiều nguyên nhân, song một điều không ai có thể phủ nhận là tài nghệ miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật sắc sảo đến mức các nhà viết tiểu thuyết hiện đại cũng khó lòng theo kịp. Nhân vật được nhà thơ miêu tả trước hết trong truyện là Thúy Vân, Thúy Kiều.
Truyện Kiều là tác phẩm truyện Nôm tiêu biểu nhất của văn học Trung đại Việt Nam. Truyện Kiều kể về một người con gái tài sắc nhưng có số phận bất hạnh là Vương Thúy Kiều. Tác phẩm truyện Kiều gồm có ba phần chính. Phần thứ nhất là đính ước và gặp gỡ. Trong phần đầu tiên, Nguyễn Du đã kể về Thúy Kiều, một người thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng trong gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che, bên cạnh cha mẹ và hai em là Thúy Vân và Vương Quan. Ngay những dòng thơ đầu Nguyễn Du đã khắc họa lên bức chân dung chị em Thúy Kiều, Thúy Vân với những nét đẹp rất riêng.
Trước hết nhà thơ miêu tả nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều có những nét rất giống nhau.
“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Nét giống nhau đầu tiên là hai chị em được so sánh với “hai ả tố nga”. Tố nga chỉ người con gái đẹp gợi cho người đọc liên tưởng đến vẻ đẹp của Hằng Nga trên cung trăng. Với bút pháp ẩn dụ ước lệ, nhà thơ còn nêu lên nét giống nhau ở vẻ bề ngoài và bên trong của hai chị em: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”. Nhắc đến mai là nói đến sự mảnh dẻ, thanh tao; nói đến tuyết là nói đến sự trong trắng, tinh khôi. Cả mai và tuyết đều rất đẹp. Tác giả đã ví vẻ đẹp thanh tao, trong trắng của hai chị em như là mai, là tuyết, đến mức độ “mười phân vẹn mười”. Như thế, nhan sắc của cả hai đều báo hiệu rằng: ẩn chứa trong đó là một tâm hồn đẹp đẽ, đằm thắm:
“Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Tuổi tuy đã “tới tuần cập kê”, đến độ tuổi lấy chồng nhưng hai nàng sống rất kỉ cương, lễ giáo. Cuộc sống “Êm đềm trướng rủ màn che” đã nói lên tính tình thùy mị, nết na, tư thế đài các. Còn thái độ “Tường đông ong bướm đi về mặc ai” để thể hiện thái độ trang trọng, lễ giáo của người đẹp. Đây cũng là cách ngợi ca kín đáo của nhà thơ về tâm hồn và phẩm hạnh của hai chị em.
Tuy nhiên, Thúy Vân và Thúy Kiều có những nét rất khác nhau. Thúy Vân có một vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”
Thúy Vân có một vẻ đẹp thanh tú với khuôn mặt đầy đặn như trăng rằm. Miệng nàng cười như hoa nở, lời nói của nàng thốt ra từng từ tiếng cao quý như ngọc. Thêm vào đó, mái tóc nàng đen mượt đến nỗi mây cũng chịu chào thua, làn da trắng mịn đến tuyết cũng phải nhường bước. Điểm xuất sắc trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du không chỉ dừng lại ở nét đẹp toát ra từ diện mạo bề ngoài mà qua đó còn nói lên được cả tính cách, thân phận của nhân vật. Với nét đẹp của khuôn mặt, làn tóc, nước da của Thúy Vân, người đọc còn thấy được tính cách đoan trang, phúc hậu, đồng thời còn cảm nhận được cuộc đời êm ả sau này của nàng.
Đến đây, thấy có sự khác biệt khi Nguyễn Du tả Thúy Vân và Thúy Kiều. Rõ ràng Nguyễn Du chỉ dùng bốn câu thơ ngắn gọn để miêu tả Thúy Vân còn Thúy Kiều thì dùng đến mười hai câu thơ. Tại sao có sự ưu ái hơn về số câu thơ dành cho Thúy Kiều? Điều này là sự cố ý hay chỉ là vô tình của Nguyễn Du? Thúy Kiều có gì hơn Thúy Vân không mà thoáng qua thấy sự đặc biệt ở những câu thơ nói về Thúy Kiều. Đầu tiên nói về nhan sắc, vừa mở đầu phần thơ nói về Thúy Kiều, Nguyễn Du đã có một sự so sánh khéo:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành.
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.”
Đọc đến đây, chúng ta vô cùng thán phục nhà thơ vì chỉ cần mấy dòng mà như thể hiện lên một tuyệt thế giai nhân: một người con gái “sắc sảo, mặn mà”. Nét đẹp này được cụ thể hóa bằng hình ảnh “làm thu thủy”. Mắt nàng thăm thẳm như làn nước trong veo của mùa thu, nhưng cũng ẩn chứa nỗi buồn man mác. Lông mày của nàng uốn cong xinh đẹp như dáng núi mùa xuân; dung nhan đằm thắm đến nỗi hoa cũng phải ghen, dáng người tươi xinh đến mức liễu cũng phải hờn giận vì không sánh bằng. Một lần nữa, biện pháp tu từ ẩn dụ ước lệ lại trở nên sắc bén qua ngòi bút của Nguyễn Du. Nhà thơ chẳng những đã thành công khi miêu tả dung nhan của Thúy Kiều mà còn như báo trước được số phận đau khổ của nàng khi nêu lên chi tiết “hoa ghen, liễu hờn”, làm cho người đọc liên tưởng đến câu thơ ở phần mở đầu “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”.
Điểm khác biệt nhất giữa Thúy Vân và Thúy Kiều là tài năng. Thúy Vân không được nói về tài năng, nhưng Thúy Kiều thì lại được mô tả khá nhiều:
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.
Chẳng những có sắc đẹp tuyệt vời, Thúy Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa. Tài năng của Kiều được giới thiệu lần lượt theo lối liệt kê; tài thơ, tài hoa, tài đàn, tài hát ca … tài nào cũng siêu việt. Các cụm từ “vốn sẵn tính trời”, “pha nghề””, “đủ mùi”, “ăn đứt” … có tác dụng làm nổi bật tài năng của nàng đã đến độ đầy đủ và trọn vẹn. Ngoài ra Kiều còn sáng tác nhạc, một bài đàn ai oán “Thiên bạc mệnh” ai nghe cũng thấy buồn thảm đớn đau. “Bạc mệnh” là mạng sống mong manh. Đây cũng là dự báo tấn bi kịch “hồng nhan bạc mệnh” không tránh khỏi suốt mười lăm năm lưu lạc chìm nổi của nàng vì “chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” và “Chữ tài liền với chữ tai một vần”.
Với các thủ pháp nghệ thuật tả người, nghệ thuật so sánh, phong cách sử dụng tiểu đối,… Nguyễn Du đã diễn tả được sự hoàn mĩ trong nhan sắc và cốt cách của Thúy Kiều, Thúy Vân. Cả vẻ đẹp lẫn tài năng nhân vật, tuy được vẽ ra rất khéo, bút pháp đa dạng (mỗi nhân vật có một cách vệ riêng) nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của nghệ thuật và tư tưởng thời trung đại, với những đường nét ước lệ, cao quý. Nhưng đáng chú ý là dụng ý của tác giả khi phân biệt nét khác nhau của hai nhân vật, hai số phận, nhấn mạnh nét này bỏ qua nét kia, làm hiện rõ hai bức chân dung, dự báo số phận về sau của hai người.
Cũng có thể nói, từ khi các nhân vật Truyện Kiều như Thúy Vân, Thúy Kiều… ra đời thì khó có thể tìm được nhưng hình ảnh xuất sắc như thế vì các nhân vật này đã trở thành điển hình của thời đại, của xã hội. Nét bút của Nguyễn Du, nghệ thuật miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật của nhà thơ sẽ làm cho Truyện Kiều sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam và cả nhân loại.
So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều – Mẫu 2
Xanhbơvo đã nói, đại ý như sau: nếu chọn nhà văn tiêu biểu cho từng nước, nước Anh sẽ không ngần ngại chọn Sechxpia, nước Pháp – Môlie và nước Đức – Gớt. Còn tôi, nếu có quyền được chọn, tôi sẽ không đắn đo nêu tên Nguyễn Du cùng kiệt tác Truyện Kiều. Đây là một trong những đỉnh cao chói ngời của nền văn học Việt Nam và nền văn học thế giới. Làm nên giá trị bất hủ này có nhiều nguyên nhân, song một điều không ai có thể phủ nhận là tài nghệ miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật sắc sảo đến mức các nhà viết tiểu thuyết hiện đại cũng khó lòng theo kịp. Nhân vật được nhà thơ miêu tả trước hết trong truyện là Thúy Vân, Thúy Kiều. Chúng ta thử so sánh tài sắc của hai chị em này qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều.
Trước hết nhà thơ miêu tả nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều có những nét rất giống nhau.
“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Nét giống nhau đầu tiên là hai chị em được so sánh với “hai ả tố nga”. Tố nga chỉ người con gái đẹp gợi cho người đọc liên tưởng đến vẻ đẹp của Hằng Nga trên cung trăng. Với bút pháp ẩn dụ ước lệ, nhà thơ còn nêu lên nét giống nhau ở vẻ bề ngoài và bên trong của hai chị em: “Mai cốt cách tuyết tinh thần”. Nói đến mai là nói đến sự mảnh dẻ, thanh tao; nói đến tuyết là nói đến sự trong trắng, tinh khôi. Cả mai và tuyết đều rất đẹp. Tác giả đã ví vẻ đẹp thanh tao, trong trắng của hai chị em như là mai, là tuyết, đến mức độ “mười phân vẹn mười”. Như thế, nhan sắc của cả hai đều báo hiệu rằng: ẩn chứa trong đó là một tâm hồn đẹp đẽ, đằm thắm:
“Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Tuổi tuy đã “tới tuần cập kê”, đến độ tuổi lấy chồng nhưng hai nàng sống rất kỉ cương, lễ giáo. Cuộc sống “Êm đềm trướng rủ màn che” đã nói lên tính tình thùy mị, nết na, tư thế đài các. Còn thái độ “Tường đông ong bướm đi về mặc ai” để thể hiện thái độ trang trọng, lễ giáo của người đẹp. Đây cũng là cách ngợi ca kín đáo của nhà thơ về tâm hồn và phẩm hạnh của hai chị em.
Tuy nhiên, Thúy Vân và Thúy Kiều có những nét rất khác nhau. Thúy Vân có một vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”
Thúy Vân có một vẻ đẹp thanh tú với khuôn mặt đầy đặn như trăng rằm. Miệng nàng cười như hoa nở, lời nói của nàng thốt ra từng từ tiếng cao quý như ngọc. Thêm vào đó, mái tóc nàng đen mượt đến nỗi mây cũng chịu chào thua, làn da trắng mịn đến tuyết cũng phải nhường bước. Điểm xuất sắc trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du không chỉ dừng lại ở nét đẹp toát ra từ diện mạo bề ngoài mà qua đó còn nói lên được cả tính cách, thân phận của nhân vật. Với nét đẹp của khuôn mặt, làn tóc, nước da của Thúy Vân, người đọc còn thấy được tính cách đoan trang, phúc hậu, đồng thời còn cảm nhận được cuộc đời êm ả sau này của nàng.
Còn Thúy Kiều khác với em gái của mình ra sao?
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành.
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Đọc đến đây, chúng ta vô cùng thán phục nhà thơ vì chỉ cần mấy dòng mà như thể hiện lên một tuyệt thế giai nhân: một người con gái “sắc sảo, mặn mà”. Nét đẹp này được cụ thể hóa bằng hình ảnh “làm thu thủy”. Mắt nàng thăm thẳm như làn nước trong veo của mùa thu, nhưng cũng ẩn chứa nỗi buồn man mác. Lông mày của nàng uốn cong xinh đẹp như dáng núi mùa xuân; dung nhan đằm thắm đến nỗi hoa cũng phải ghen, dáng người tươi xinh đến mức liễu cũng phải hờn giận vì không sánh bằng. Một lần nữa, biện pháp tu từ ẩn dụ ước lệ lại trở nên sắc bén qua ngòi bút của Nguyễn Du. Nhà thơ chẳng những đã thành công khi miêu tả dung nhan của Thúy Kiều mà còn như báo trước được số phận đau khổ của nàng khi nêu lên chi tiết “hoa ghen, liễu hờn”, làm cho người đọc liên tưởng đến câu thơ ở phần mở đầu “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”.
Điểm khác biệt nhất giữa Thúy Vân và Thúy Kiều là tài năng. Thúy Vân không được nói về tài năng, nhưng Thúy Kiều thì lại được mô tả khá nhiều:
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.
Chẳng những có sắc đẹp tuyệt vời, Thúy Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa. Tài năng của Kiều được giới thiệu lần lượt theo lối liệt kê; tài thơ, tài họa, tài đàn, tài hát ca … tài nào cũng siêu việt. Các cụm từ “vốn sẵn tính trời”, “pha nghề”, “đủ mùi”, “ăn đứt” có tác dụng làm nổi bật tài năng của nàng đã đến độ đầy đủ và trọn vẹn. Ngoài ra Kiều còn sáng tác nhạc, một bài đàn ai oán “Thiên bạc mệnh” ai nghe cũng thấy buồn thảm đớn đau. “Bạc mệnh” là mạng số mong manh. Đây cũng là dự báo tấn bi kịch “hồng nhan bạc mệnh” không tránh khỏi suốt mười lăm năm lưu lạc chìm nổi của nàng vì “chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” và “Chữ tài liền với chữ tai một vần”.
Cũng có thể nói, từ khi các nhân vật Truyện Kiều như Thúy Vân, Thúy Kiều ra đời thì khó có thể tìm được những hình ảnh xuất sắc như thế vì các nhân vật này đã trở thành điển hình của thời đại, của xã hội. Nét bút của Nguyễn Du, nghệ thuật miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật của nhà thơ sẽ làm cho Truyện Kiều sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam và cả nhân loại.
So sánh vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều – Mẫu 3
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc ta. Tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm “Truyện Kiều” – kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam. Có lẽ đoạn thơ “Chị em Thuý Kiều” trích trong tác phẩm là những vần thơ tuyệt bút. Chỉ bằng 24 câu thơ lục bát, Nguyễn Du đã miêu tả cả tài, sắc và đức hạnh của hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều với tất cả lòng quý mến, trân trọng của nhà thơ.
Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” nằm trong phần : “Gặp gỡ và đính ước”, sau phần giới thiệu gia cảnh gia đình Thuý Kiều. Với nhiệt tình trân trọng ngợi ca, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ cổ điển, lấy những hình ảnh thiên nhiên để gợi, tả, khắc họa vẻ đẹp chị em Thuý Kiều thành những tuyệt sắc giai nhân.
Trước hết, Nguyễn Du cho ta thấy vẻ đẹp bao quát của hai chị em Thuý Kiều trong bốn câu đầu:
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười.
Nhà thơ dùng từ Hán Việt “tố nga” chỉ những người con gái đẹp tinh tế để gọi chung hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều. Hai chị em được ví von có cốt cách thanh cao như hoa mai, có tâm hồn trong sáng như tuyết trắng. Mỗi người có vẻ đẹp riêng và đều đẹp một cách toàn diện. Từ cái nhìn bao quát ấy, nhà thơ đi miêu tả từng người. Bằng nghệ thuật ước lệ tượng trưng, liệt kê, nhân hoá, tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp trang trọng, quý phái, phúc hậu:
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười , ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
Vẻ đẹp của Thuý Vân có sự hoà hợp với tự nhiên, như ngầm dự báo trước tương lai êm ấm, bình lặng trong cuộc đời nàng.
Tác giả dùng thủ pháp đòn bẩy, tả khách hình chủ, tả Thuý Vân trước rồi mới tả Thuý Kiều. Vân đã đẹp, Kiều càng muôn phần đẹp hơn. Thuý Kiều lại có nhan sắc “ sắc sảo mặn mà”. Kiều “sắc sảo” về trí tuệ, “mặn mà” về tâm hồn. Đặc biệt, vẻ đẹp ấy thể hiện qua đôi mắt “làn thu thuỷ nét xuân sơn”. Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, đôi mắt Kiều trong sáng, long lanh như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân. Nếu vẻ đẹp của Thuý Vân được thiên nhiên tạo hoá sẵn sàng nhường nhịn thì với Thuý Kiều, vẻ đẹp ấy lấn át cả thiên nhiên, khiến cho thiên nhiên ấy phải đố kị, ghen ghét:
“ Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn,
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
Nếu như nhan sắc của Thuý Kiều khiến cho nghiêng thành đổ nước, không ai sánh bằng thì tài năng của nàng may ra mới có người thứ hai.
“Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai,
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi hoạ, đủ mùi ca ngâm”
Thuý Kiều thông minh do thiên bẩm nên tất cả những môn nghệ thuật: thi hoạ, ca ngâm, nàng đều rất điêu luyện, đặc biệt là tài gảy đàn: “Cung thương làu bậc ngũ âm”. Nàng không chỉ giỏi về âm luật mà còn biết sáng tác. Khúc nhạc “Bạc mệnh” mà nàng sáng tác làm cho người nghe phải rơi lệ.
Như vậy, vẻ đẹp của Thuý Kiều là sự kết hợp giữa sắc-tài-tình. Chính vẻ đẹp ấy cũng ngầm dự báo một số phận không êm đềm, bình lặng như Thuý Vân, mà đầy trắc trở, éo le.
Những câu thơ cuối khái quát về cuộc sống đức hạnh của chị em Thuý Kiều:
“Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Hai chị em sống trong môi trường gia giáo, nề nếp, tránh xa những chuyện thị phi ong bướm ngoài đời.
Đoạn thơ “Chị em Thuý Kiều” đã tái dựng tài tình chân dung hai trang tuyệt sắc giai nhân Thuý Vân, Thuý Kiều bằng nhiều biện pháp ẩn dụ, tượng trưng, hình ảnh ước lệ, từ ngữ trong sáng, giàu sức gợi. Qua chân dung hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều, nhà thơ Nguyễn Du đã bộc lộ thái độ trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ. Đó chính là một trong những biểu hiện rõ nét của tư tưởng nhân đạo Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”.
So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều – Mẫu 4
Thơ cổ viết về giai nhân thì đoạn thơ “Chị em Thuý Kiều” trích trong “Truyện Kiều” của thi hào Nguyễn Du là một trong những vần thơ tuyệt bút. 24 câu thơ lục bát đã miêu tả sắc, tài và đức hạnh chị em Thuý Kiều, Thuý Vân – hai tuyệt thế giai nhân – với tất cả tấm lòng quý mến và trân trọng của nhà thơ thiên tài dân tộc.
Bốn câu đầu, Nguyễn Du giới thiệu vị thứ trong gia đình: “Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân”: Kiều là con đầu lòng của ông bà Vương Viên ngoại. “Hai ả tố nga” là hai cô gái xinh xắn, xinh tươi. Cốt cách thanh cao như mai (một loài hoa đẹp và quý), tinh thần trinh trắng như tuyết. Hai chị em có nhan sắc và tâm hồn hoàn mĩ “mười phân vẹn mười”, tuy thế, mỗi người lại có một nét đẹp riêng “mỗi người một vẻ”. Một cái nhìn phát hiện đầy trân trọng: lấy mai và tuyết làm chuẩn mực cái đẹp. Nguyễn Du miêu tả tâm hồn trong sáng, trinh trắng làm rõ cái thần bức chân dung thiếu nữ.
Bốn câu tiếp theo tả nhan sắc Thuý Vân. Mỗi câu thơ là một nét vẽ tài hoa về bức chân dung giai nhân. Cử chỉ, cách đi đứng rất trang trọng quý phái. Cách ứng xử thì đoan trang. Mày nở nang, thanh tú như mày con bướm tằm. Gương mặt xinh tươi như trăng rằm. Nụ cười tươi thắm như hoa. Tiếng nói trong như ngọc. Tóc mềm, bóng mượt đến nỗi “mây mưa”. Da trắng mịn làm cho tuyết phải nhường. Cách miêu tả đặc sắc, biến hoá. Lúc thì Nguyễn Du sử dụng ẩn dụ, nhân hóa tài tình:
“Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang”.
Lúc thì ông lại dùng biện pháp so sánh, nhân hóa:
“Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”.
Các từ ngữ: “trang trọng”, “đoan trang” là 2 nét vẽ tinh tế, gợi tả cái thần của bức chân dung ả tố nga: vẻ đẹp quý phái, phúc hậu. Đoạn thơ cho thấy một cái nhìn nhân văn đầy quý mến và trân trọng của nhà thơ khi miêu tả Thuý Vân.
Mười hai câu tiếp theo tả sắc, tài Thuý Kiều. Nguyễn Du tả Thuý Vân trước, tả Thuý Kiều sau, chỉ dùng 4 câu tả Thuý Vân, dùng đến 12 câu tả Thuý Kiều, đó là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. Kiều không chỉ đẹp mà còn giàu tài năng. Vẻ đẹp của Kiều là “sắc sảo, mặn mà”, đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”. Kiều là tuyệt thế giai nhân “sắc đành đòi một”. Tài năng thì may ra còn có người thứ hai nào đó bằng Kiều: “tài đành họa hai”. Nguyễn Du dùng biện pháp tu từ ẩn dụ so sánh kết hợp với nhân hóa thậm xưng để ca ngợi và miêu tả nhan sắc Thuý Kiều:
“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn.
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.
Mắt đẹp xanh trong nước hồ thu, lông mày thanh tú như dáng vẻ, nét núi mùa xuân. Mỗi hồng má thắm làm cho “hoa ghen”: nước da trắng xinh làm cho liễu phải “hờn”. Vẫn là vẻ đẹp thiên nhiên (thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu) làm chuẩn mực cho cái đẹp nhân gian, đó là bút pháp ước lệ trong thơ cổ. Tuy nhiên, nét vẽ của Nguyễn Du tài hoa quá, nét vẽ nào cũng có thần rất đẹp, vẻ đẹp nhân văn.
Kiểu “thông minh vốn sẵn tính trời”, nghĩa là thông minh bẩm sinh, cho nên các môn nghệ thuật như thi, họa, ca ngâm, chỉ là các thú tao nhã nhưng nàng rất sành điệu, điêu luyện: “lầu bậc”, “ăn đứt” hơn hẳn thiên hạ:
“Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi hoạ, đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương”.
Kiểu giỏi về âm luật, giỏi đến mức “lầu bậc”. Cây đàn mà nàng chơi là cây Hồ cầm; tiếng đàn của nàng thật hay “ăn đứt” bất cứ nghệ sĩ nào. Kiều còn biết sáng tác âm nhạc, tên khúc đàn của nàng sáng tác ra là một “thiên bạc mệnh” nghe buồn thê thiết “não nhân”, làm cho lòng người sầu não, đau khổ. Các từ ngữ: sắc sảo, mặn mà, phần hơn, ghen, hờn, nghiêng nước nghiêng thành, đòi một, họa hai, vốn sẵn, pha nghề, đủ mùi, lầu bậc, ăn đứt, bạc mệnh, não nhân – tạo nên một hệ thống ngôn ngữ cực tả tài sắc và hé lộ, dự báo số phận bạc mệnh của Kiều, như ca dao lưu truyền:
“Một vừa hai phải ai ơi!
Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”.
Bốn câu cuối đoạn nói về đức hạnh của 2 ả tố nga: Tuy là khách “hồng quần”, đẹp thế, tài thế, lại “phong lưu rất mực”, đã tới tuần “cập kê” nhưng sống một cuộc đời nền nếp, gia giáo:
“Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”.
Câu thơ “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” là một câu thơ độc đáo về thanh điệu, về sử dụng phụ âm x” (xuân xanh xấp xỉ), phụ âm “i” (tới tuần), phụ âm “c-k” (cập kê) tạo nên âm điệu nhẹ nhàng, êm đềm của cuộc sống yên vui êm ấm của thiếu nữ phòng khuê.
Đoạn thơ nói về “Chị em Thuý Kiều” là một trong những đoạn thơ hay nhất, đẹp nhất trong “Truyện Kiều” được nhiều người yêu thích và thuộc. Ngôn ngữ thơ tinh luyện, giàu cảm xúc. Nét vẽ hàm súc, gợi cảm, nét vẽ nào cũng có thần. Các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa được thi hào vận dụng thần tình tạo nên những vần thơ ước lệ mà trữ tình, đầy chất thơ. Hàm ẩn sau bức chân dung mĩ nhân là cả một tấm lòng quý mến trân trọng. Đó là nghệ thuật tả người điêu luyện của thi hào Nguyễn Du mà ta cảm nhận được.
So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều – Mẫu 5
Truyện Kiều” được xem là một kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du với cách xây dựng nhân vật tài hoa, ngôn ngữ sắc sảo. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” chính là một “bức họa bằng thơ” tuyệt đẹp của Nguyễn Du. Ông đã vẽ lên hình ảnh nhân vật bằng chính ngôn ngữ của mình. Nét bút của Nguyễn Du khiến người đọc tưởng chừng như đang được ngắm nhìn vẻ đẹp và tài sắc của hai chị em Thúy Kiều ở ngay trước mặt.
Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nằm ở đoạn đầu của “Truyện Kiều”. Mở đầu đoạn trích, tác giả đã giới thiệu một cách khái quát, chân thực về hình ảnh chị em Kiều:
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Rất ngắn gọn nhưng phần nào giúp cho người đọc hình dung ra được nhan sắc cũng như tài năng của hai cô gái xinh đẹp, nghiêng nước nghiêng thành trong một gia đình.
Có một điều khá thú vị ở trong đoạn trích này chính là tác giả đã không miêu tả theo thứ tự chị trước em sau, mà lại miêu tả nhan sắc, tài năng của Thúy Vân trước. Liệu rằng có dụng ý gì ở đây không?
Thúy Vân xuất hiện dưới ngòi bút của Nguyễn Du rất nhân hậu, hiền hòa, cao sang và không kém phần quý phái:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Một nét đẹp đáng ngưỡng mộ, thán phục, vừa phúc hậu, hiền lành, vừa sang trọng, quý phái. Nguyễn Du đã lần lượt miêu tả từng điểm nhấn của Thúy Vân để khắc họa được tính cách và số phận của cô sau này. Hình ảnh “khuôn trăng đầy đặn”, “nét ngài nở nang”, “nước tóc” “màu da” đã như vẽ lên một hình mẫu đẹp tuyệt vời, tưởng như không có gì sánh bằng. Vẻ đẹp của Thúy Vân khiến cho thiên nhiên phải “nhường”, phải “thua”. Có lẽ Nguyễn Du đang ngấm ngầm dự đoán một tương lai hạnh phúc, bình lặng của Thúy Vân sau này.
Sau vẻ đẹp nhã nhặn của cô em Thúy Vân là sắc đẹp của Thúy Kiều, một vẻ đẹp điển hình của người phụ nữ xã hội phong kiến:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Hóa ra việc miêu tả tài và sắc của Thúy Vân trước chính là dụng ý của Nguyễn Du, đây như một phép đòn bẩy để tôn thêm vẻ đẹp của cô chị Thúy Kiều. Chỉ một từ ‘càng” người đọc đã tò mò muốn biết cái “hơn” của Thúy Kiều với Thúy Vân ở chỗ nào.
Vén màn ngôn ngữ, người đọc thực sự choáng ngợp trước vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” của Thúy Kiều:
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Thúy Kiều có đôi mắt trong vắt như nước mùa thu dịu êm. Đôi lông mày như nét núi thanh tao của mùa xuân. Vẻ đẹp của Thúy Kiều không khiến thiên nhiên nhún nhường nữa mà phải “ghen” phải “hờn”. Thực sự tạo hóa đã cho Thúy kiều một vẻ đẹp sắc sảo như vậy, lại khiến thiên nhiên oán hận thì có lẽ cuộc đời về sau của nàng sẽ không mấy yên ổn, đầy sóng gió.
Nguyễn Du không nhắc đến tài năng của Thúy Vân nhưng ông lại viết khá sâu về tài năng của Thúy Kiều:
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên “Bạc mệnh” lại càng não nhân”
Thúy Kiều không chỉ là một người con gái đẹp “quốc sắc thiên hương” mà còn là người có tài năng hiếm thấy.Một vẻ đẹp hoàn mỹ, mười phân vẹn mười. Nhưng bên trong người con gái đẹp, đa tài như vậy lại ẩn chứa một cuộc đời nhiều u sầu, khổ ải còn chờ đợi ở phía trước. Người ta vẫn nói “hồng nhan bạc mệnh”, có lẽ điều này đúng với Thúy Kiều. Nguyễn Du đã dự báo cho người đọc về một tương lai nổi trôi, long đong của kiếp tài hoa.
Ở đoạn cuối, Nguyễn Du một lần nữa nhắc đến hoàn cảnh, xuất thân và tuổi tác của hai chị em:
“Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Hai người con gái đang đến tuổi “cặp kê’, được sinh ra trong gia đình gia giáo, có phép tắc.
Qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, người đọc nhận ra tài năng “di chuyển” ngôn ngữ của Nguyễn Du rất mực tài tình. Ông chỉ chỉ có tài làm thơ mà còn có tài “vẽ tranh bằng thơ” tinh tế, điêu luyện. Đây chính là điều người đời vẫn ngưỡng mộ ông. Cũng qua đoạn trích này, vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều khiến người ta ngưỡng mộ, thán phục.
So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều – Mẫu 6
Nguyễn Du – một con người tài ba trong nền văn học nước nhà, là đại thi hào của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. Ông đã để lại cho thế hệ đời sau rất nhiều tác phẩm văn thơ nổi tiếng và mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Trong số đó, ta phải nhắc đến “Truyện Kiều”- một tác phẩm mà không một người dân Việt Nam nào là không biết đến. Ông có những nét bút pháp điêu luyện trong từng câu thơ, câu văn của mình. Đúng vậy, đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” đã lột tả được phần nào sự tài hoa của ông. Nguyễn Du đã miêu tả tài và sắc của hai chị em nhà Thúy Kiều đến đỉnh cao của nghệ thuật văn chương.
Trước khi miêu tả chi tiết về từng chị em nhà Thúy Kiều, tác giả đã chỉ ra trước những điểm chung trong vẻ đẹp của hai chị em:
“Đầu lòng hai ả tố nga,
……….
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.”
Tác giả đã giới thiệu Kiều là chị, còn cô em là Vân. Qua ngòi bút của Nguyễn Du, hình ảnh hai chị em Kiều như hiện lên trước mắt người đọc: Hai người con gái mang vẻ đẹp thanh cao, trong sáng thuần khiết “mai cốt cách”, tâm hồn trong trắng như tuyết vậy. Bằng biện pháp ước lệ tượng trưng, ông nhấn mạnh vẻ đẹp của cả hai chị em toàn vẹn thế nào, thước đo giới hạn là mười thì vẻ đẹp của hai chị em nhà Kiều vẹn cả mười dù mỗi người có một nét đẹp riêng. Đến những câu thơ tiếp theo, tác giả tập trung miêu tả từng đối tượng một. Có phải có sự ẩn dụ gì khi tác giả giới thiệu người em trước người chị:
“Vân xem trang trọng khác vời
………
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”
Thúy Vân hiện lên mang hình dáng của một người con gái khuê các, cao sang được so sánh với những cái đẹp ở trong đời. Nguyễn Du tả thật chi tiết từ khuôn mặt cho đến giọng nói, dáng người. Vân có một khuôn mặt phúc hậu, tròn trịa được so sáng như vầng trăng, có đôi lông mày sắc nét “ngài nở nang”. Vân mang vẻ đẹp phúc hậu khiến hoa nhìn thấy nàng cũng phải “cười”, ngọc cũng phải thốt lên. Phải chăng ở đây tác giả muốn nói đến nụ cười của nàng đẹp như hoa, những lời nói nhẹ nhàng tròn đẹp như từng hòn ngọc vậy. Nàng có một làn tóc óng mượt hơn mây, đến mây cũng phải “thua” tóc của nàng, làn da thì trắng hơn tuyết. Tất cả những vẻ đẹp của Vân toát lên là sự đài các, kiều diễm, đoan trang, một vẻ đẹp hơn cả thiên nhiên nhưng vẫn giữ được nét hòa hợp với chúng, chúng yêu thương mà nhường nhịn vẻ đẹp phúc hậu ấy. Từ vẻ đẹp ấy, tác giả như dự báo trước cho cuộc đời của nàng là êm dịu, bình lặng, có một cuộc sống hạnh phúc.
Nếu chỉ có bốn câu tả Vân thì tác giả dành đến mười hai câu thơ mới có thể miêu tả hết vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, cũng như tài sắc của Thúy Kiều. Vẻ đẹp của Kiều hiện lên thật khiến con người ta sững sờ:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
……….
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.”
Hóa ra việc miêu tả Thúy Vân đều là dụng ý của tác giả, ông đã sử dụng rất thành công nghệ thuật đòn bẩy. Vân đã đẹp vậy rồi, tưởng chừng không ai có thể đẹp hơn được nữa thế mà nét đẹp của nàng sắc sảo hơn, mặn mà hơn, “so bề tài sắc” thì phần hơn là rất nhiều. Người ta nói “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” Thúy Kiều mang một đôi mắt đẹp như dòng nước mùa thu dịu êm, lông mày dài đẹp mang “nét xuân sơn”. Một vẻ đẹp toát lên mà khiến thiên nhiên ghen ghét: “hoa ghen, liễu hờn”. Hoa tượng trưng cho vẻ đẹp sắc sảo, liễu thể hiện cho sự xanh tươi mát, chúng đều rất đẹp thế nhưng cũng chỉ đứng sau nàng Kiều. Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” của Thúy Kiều tác giả còn đi sâu hơn về tài năng của nàng:
“Một hai nghiêng nước nghiêng thành
…….
Một thiên “Bạc mệnh” lại càng não nhân”
Thúy Kiều không chỉ mang vẻ đẹp “quốc sắc thiên hương” mà còn mang trong mình đầy tài năng: Cầm, kì, thi, họa, tất cả các kĩ năng đều điêu luyện. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ rất mạnh để thể hiện điều đó như “đủ, làu, ăn đứt”. Tài năng của Thúy Kiều dường như không có điểm dừng vậy, không chỉ giỏi ca hát, đánh đàn mà còn sáng tác cả nhạc nữa. Có thể thấy rằng vẻ đẹp kết hợp với tài năng của nàng đã đạt đến trình độ phi thường, vượt trên cả cái đẹp chuẩn mực – đó là thiên nhiên. Chính vì vậy, tác giả đã dự báo cho nàng một tương lai đầy sóng gió đau khổ, lận đận đường đời.
Những câu thơ cuối của đoạn trích, tác giả nhắc đến lối sống nề nếp của hai chị em. Hai chị em nhà họ Vương không chỉ có tài có sắc, mà còn có gia giáo, khuôn phép mẫu mực:
“Phong lưu rất mực hồng quần
………………
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.”
Bằng những đường nét khắc họa kết hợp với nghệ thuật đòn bẩy, ta đã thấy rõ được từng vẻ đẹp của hai chị em nhà Thúy Kiều. Ta cũng cảm nhận được tấm lòng nhân đạo của nhà thơ đối với con người, đặc biệt là tấm lòng trân trọng, yêu thương cảm thông với những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn như chị em Thúy Kiều.
So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều – Mẫu 7
Đây là đoạn trích nằm ở phần mở đầu của tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều. Khi giới thiệu về những người trong gia đình Kiều, Nguyễn Du tập trung miêu tả tài sắc của Vân và Kiều. Trước khi đi vào gợi tả vẻ đẹp từng người, Nguyễn Du đã dành ra bốn câu thơ để giới thiệu khái quát về hai chị em nàng:
Đầu lòng hai ả tố nga
Thủy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Chỉ qua bốn câu thơ nhưng người đọc vẫn có thể cảm nhận được vẻ đẹp ngoại hình và vẻ đẹp tâm hồn của hai người thiếu nữ. Cả hai đều là những “ả tố nga”, những người con gái đẹp. Bằng bút pháp ước lệ, nhà thơ dùng hình ảnh cây mai với dáng vẻ mảnh dẻ, thanh tao và hình ảnh tuyết với tinh thần trong sạch để gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh tao, trong trắng của những người thiếu nữ. Cả hai đều rất đẹp, từ tư dung đến phẩm hạnh. Người xưa có câu: “Ngọc nào ngọc chẳng có vết”, nhưng câu nói ấy có lẽ đã sai khi Nguyễn Du nhắc đến chị em Vân Kiều bởi hai nàng “mười phân vẹn mười”. Cùng đẹp cùng tài nhưng mỗi người lại có những nét riêng “mỗi người một vẻ”.
Để làm rõ những nét riêng “mỗi người một vẻ” Nguyễn Du lần lượt đi vào gợi tả vẻ đẹp của từng người mà trước hết là Thúy Vân. Và đây là bức chân dung của nàng:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
Câu mở đầu vừa giới thiệu vừa khái quát đặc điểm nhân vật. Hai chữ “trang trọng” nói lên vẻ đẹp cao sang, quý phái của Vân. Vẻ đẹp trang trọng, đoan trang của người thiếu nữ đã được so sánh với hình tượng thiên nhiên, với những thứ cao đẹp trên đời: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc.
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
Vẫn là nghệ thuật ước lệ với những hình tượng quen thuộc nhưng khi tả Vân, ngòi bút của Nguyễn Du có chiều hướng cụ thể hơn so với lúc tả Kiều ở dưới. Bằng thủ pháp liệt kê, tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân thông qua một loạt các hình ảnh: khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói. Với mỗi hình ảnh ấy lại là những bổ ngữ đi kèm để làm nổi bật vẻ đẹp riêng biệt: “đầy đặn”, “nở nang”, “đoan trang” những biện pháp nghệ luật so sánh, ẩn dụ đã góp phần thể hiện vẻ đẹp trung thực, phúc hậu mà quý phái của nàng: một khuôn mặt đầy đặn, tròn trịa như mặt trăng, đôi lông mày sắc nét, đậm như con ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo thoát ra từ hàm răng ngà ngọc, mái tóc đen bóng nhẹ hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết.
Cũng với bút pháp ước lệ khi tả Vân nhưng bức chân dung Kiều lại hiện lên với vẻ đẹp riêng. Bức chân dung này được Nguyễn Du ưu ái dành tới mười hai câu thơ mà miêu tả:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.
Giống như khi tả Vân, câu thơ mở đầu đã khái quát về đặc điểm nhân vật: “Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Nguyễn Du dùng từ “càng” là hàm ý so sánh sự “sắc sảo” của Thúy Kiều và Thúy Vân. Nó có tác dụng nhấn mạnh, làm nổi bật vẻ đẹp của người chị. Nàng “sắc sảo” về trí tuệ và “mặn mà” về tâm hồn (nét “sắc sảo mặn mà” nay sẽ được đại thi hào gợi tả rõ ở phần sau). Khi tả Vân, Nguyễn Du đã dùng rất nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ để ca ngợi vẻ đẹp của nàng, người đọc đã tưởng Vân là đỉnh cao của cái đẹp. Nhưng không! Vân đẹp, Kiều lại còn đẹp hơn. Kiều hơn Vân cả về tài và sắc: “So bề tài sắc lại là phần hơn”.
Khi tả Kiều, Nguyễn Du vẫn dùng những hình tượng ước lệ:
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi, tạo một ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. Từ hình ảnh ước lệ “làn thu thuỷ” – làn nước mùa thu trong xanh, đã gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt… Hình ảnh “nét xuân sơn” (nét núi mùa xuân) lại gợi lên một đôi mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung: vẻ đẹp của Kiều khiến cho hoa phải ghen tức vì không được rực rỡ, tươi thắm bằng; và liễu phải hờn trước sự tươi trẻ của nàng. “Hoa” và “liễu” vốn là hai hình ảnh đẹp, là chuẩn mực để “cân đo” vẻ đẹp của con người: Người xưa nói “Phù dung như diện, liễu như mi” nghĩa là mắt đẹp như hoa phù dung, lông mày như lá liễu. Vậy mà phải ghen, phải hờn với vẻ đẹp của Kiều. Qua đó ta thấy được sắc đẹp của nàng rực rỡ, siêu phàm đến nhường nào! vẻ đẹp của nàng khiến thành phải nghiêng, nước phải đổ, là vẻ đẹp chỉ có một, vẻ đẹp không gì sánh nổi “sắc đành đòi một”. Có điều đáng lưu ý trong bức chân dung của Kiều là Nguyễn Du rất tập trung tả đôi mắt của nàng. Trước đó, khi miêu tả Vân, nhà thơ không hề nói gì về đôi mắt. Đây chính là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là nơi thể hiện phần tinh anh và trí tuệ. Cái “sắc sảo” của trí tuệ, “mặn mà” của tâm hồn đều liên quan đôi mắt được phản ánh ở đây. Nguyễn Du tả đôi mắt đẹp như nước mùa thu là muốn khẳng định thêm về trí tuệ, tâm hồn Thúy Kiều, điều đó hé lộ một con người có đời sống nội tâm sâu sắc chẳng những vậy còn đa cảm đa sầu (mùa thu muôn vạn đời nay thường chỉ gợi sầu gợi buồn, bâng khuâng xa vắng). Song không nên nghĩ Vân không thông minh chỉ vì Nguyễn Du không tả mắt nàng. Chẳng qua bởi đó là thủ pháp “đòn bẩy” để làm nổi bật được Thuý Kiều – nhân vật chính của tác phẩm.
Trước bức chân dung chị em Thúy Kiều, có người bắt bẻ: khuôn mặt thế này (“khuôn trăng đầy đặn”), nét ngài thế kia (“nét ngài nở nang”) xem ra không hợp; rồi màu tóc, làn da ấy là như thế nào? Rất khó để có thể vẽ được bức chân dung cụ thể. Nếu hiểu như vậy sẽ là sai lầm tai hại bởi như thế là không hiểu được dụng ý của tác giả. Đại thi hào Nguyễn Du khi tả Vân, Kiều không cốt tả người mà cốt gợi vẻ đẹp. Vẻ đẹp của hai chị em Kiều là vẻ đẹp lí tưởng, mọi họa tiết cụ thể sẽ làm hỏng bức chân dung. Tuyệt sắc giai nhân ấy không thể đem những tiêu chuẩn đã được công thức hóa mà đo được. Nguyễn Du dùng những khuôn mẫu, ước lệ để diễn tả vẻ đẹp vượt ra ngoài, vượt lên trên khuôn mẫu. “Kì tài diệu bút” của Nguyễn Du là thế!
Khác với miêu tả Vân, chỉ tả sắc mà bỏ tả tài, Nguyễn Du khi tả Kiều đã tả sắc một phần còn dành đến hai phần để tấm tắc tài năng của nàng. Là người “thông minh vốn sẵn tính trời” nên cái tài của Kiều đã đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm cũ, đủ cả cầm, kì, thi, hoạ:
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương
Tài đàn của Kiều đã là sở trường, năng khiếu, “nghề riêng”, vượt lên trên “ăn đứt” mọi người. Cực tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn “Bạc mệnh” mà Kiều tự sáng tác khiến người nghe sầu não, đau khổ đã thể hiện được tài năng của nàng nhưng đồng thời cũng là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều chính là sự kết hợp hài hòa của cả sắc – tài – tình.
Có điều tại sao Kiều là chị mà Nguyễn Du lại nhắc đến sau? Ta hiểu được ẩn ý sâu xa của đại thi hào. Chưa cần nhắc đến số lượng câu chữ viết về mỗi chị em, chỉ cần nhìn vào thứ tự miêu tả trước sau ta đã thấy nhà thơ tả Vân trước để lấy Vân làm nền nhằm làm nổi bật người chị tài sắc vẹn toàn, đa sầu đa cảm.
Bức tranh chân dung hai con người nhưng đồng thời cũng là bức tranh số phận của họ. Một bên là Thúy Vân “mây thua” “tuyết nhường”, thiên nhiên nhường nhịn cho vẻ đẹp của nàng. Còn một bên là Thuý Kiều “hoa ghen” “liễu hờn” đầy oán giận, ghen tức. Trong vẻ đẹp của Vân ẩn chứa một tương lai thênh thang rộng mở, gian khó tránh đường để nàng đi thẳng đến hạnh phúc, bình yên. Với Kiều thì khác. Đằng sau cái hờn ghen vì “thua” vì “kém” của tự nhiên hàm chứa một trận lôi đình, một cuộc dập vùi cho thỏa lòng ghen tức của con tạo. Chẳng những thế, bao nhiêu trắc trở đời nàng cũng đã được dự cảm trong bản đàn “Bạc mệnh”, điều đó báo hiệu một cuộc đời sóng gió, nổi chìm, nhiều tai ương oan khốc.
Chỉ qua một đoạn thơ ngắn ngủi, Nguyễn Du đã rất tinh tế và thành công khi miêu tả hai nhân vật Thúy Kiều và Thúy Vân. Gợi tả tài sắc của chị em Thúy Kiều. Nguyễn Du đã trân trọng đề cao vẻ đẹp của con người, một vẻ đẹp toàn vẹn “mười phân vẹn mười”. Đó là một trong những khía cạnh quan trọng của tinh thần nhân đạo cao cả trong thơ Nguyễn Du. Hai bức chân dung ấy vẫn sẽ mãi là khuôn mẫu của sắc đẹp trong văn học Việt Nam trung đại.
Bức tranh chân dung “Chị em Thúy Kiều” đã góp phần hoàn chỉnh số phận và cuộc đời những nhân vật của kiệt tác Truyện Kiều. Qua đây, người đọc đã có cái nhìn khái quát về nhân vật, đặc biệt là nhân vật chính của thiên truyện – Thúy Kiều. Những hình ảnh đầu tiên của nàng hiện lên gieo vào lòng độc giả lòng yêu vì sắc, trọng vì tài và hơn hết là lòng thương vì tâm hồn mỏng manh đa sầu đa cảm, báo trước một tương lai sóng gió, bất trắc. Tất cả những thành công ấy, sự ngợi ca, cảm phục người đọc trân trọng dâng tặng đại thi hào Nguyễn Du, góp phần vào nén tâm nhang “Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du” của cuộc đời.
So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều – Mẫu 8
Chị em Thúy Kiều là đoạn trích nằm ở phần mở đầu Truyện Kiều của Nguyễn Du – nhà thơ nhân đạo xuất sắc cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo to lớn, đồng thời cũng là đỉnh cao nghệ thuật của thơ ca tiếng Việt, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả nhân vật mà đoạn trích này là một ví dụ tiêu biểu.
Sau mấy câu tóm tắt về gia cảnh của vương viên ngoại, nhà thơ giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân:
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân…
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
Bút pháp tả người trong đoạn trích này là bút pháp ước lệ thường thấy trong thơ văn cổ điển, lấy những nét đẹp của thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con người. Ở những nhà thơ khác, nếu theo cách tả này thì chân dung nhân vật thường chung chung, mờ nhạt. Song công thức ước lệ ấy dưới ngòi bút tài hoa, sáng tạo của Nguyễn Du lại biến hóa khôn lường, khiến cho nhân vật trở nên sinh động.
Nhà thơ giới thiệu chung về hai chị em Thúy Kiều bằng cách gọi trân trọng dành cho những người con gái đẹp: tố nga và khẳng định: Mai cốt cách, tuyết tinh thần, Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười. Cả hai đều có nhan sắc chim sa cá lặn. Hình dáng thanh tú, yểu điệu (mai cốt cách), tâm hồn trong trắng như sương, như tuyết (tuyết tinh thần).
Nguyễn Du rất kĩ lưỡng trong việc lựa chọn hình ảnh và từ ngữ để miêu tả.
Thúy Vân hiện lên trước mắt người đọc với vẻ đẹp đài các, kiêu sa:
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Gương mặt Thúy Vân toát lên vẻ đẹp phúc hậu, tươi tắn, gợi sự đầy đủ, viên mãn. Nàng cười tươi như hoa nở, tiếng nói trong như tiếng ngọc rơi trên mâm vàng. Tóc nàng đen mướt đến mây cũng phải thua, da nàng trắng đến mức tuyết cũng phải nhường. Dường như Tạo hoá đã ban cho Thúy Vân rất nhiều đặc ân mà nàng vẫn không bị ai ganh ghét và đố kị. Vẻ đẹp tràn đầy sức sống ấy báo trước cuộc đời Thúy Vân sau này sẽ yên ổn, vinh hoa. Nàng sẽ được hưởng mọi điều sung sướng của một bậc mệnh phụ phu nhân.
Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du lại miêu tả Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau. Chủ ý của nhà thơ là lấy vẻ đẹp của cô em làm nền cho vẻ đẹp của cô chị – nhân vật chính, vẻ đẹp của Thúy Vân trang trọng khác vời, tức là đạt tới mức cao nhất của nhan sắc mà Tạo hóa ban cho người phụ nữ; nhưng vẻ đẹp của
Thúy Kiều lại đặc biệt ở chỗ là nó phá vỡ khuôn khổ thông thường từ trước tới nay.
Ngay từ câu đầu giới thiệu về Thúy Kiều, Nguyễn Du đã khẳng định:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Thúy Vân đã đẹp khác người thường, Thúy Kiều lại hơn hẳn Vân cả tài lẫn sắc. Vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của Thúy Kiều gây ấn tượng rất mạnh, ai được chiêm ngưỡng một lần ắt chẳng thể nào quên. Miêu tả Thúy Kiều, Nguyễn Du không đi vào chi tiết như tả Thúy Vân mà nhấn mạnh vào vẻ đẹp của đôi mắt – cửa sổ tâm hồn:
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Mắt nàng long lanh như nước hồ mùa thu, lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Ẩn chứa trong đôi mắt ấy là một tâm hồn đa cảm khác thường. Nhan sắc của nàng nghiêng nước nghiêng thành, khiến hoa phải ghen vì thua thắm, liễu phải hờn vì kém xanh. Tác giả đã đem hết tài năng nghệ thuật và tình cảm mến yêu, khâm phục để tả Thúy Kiều nhưng ông cũng có ý hé lộ cho người đọc thấy dự cảm bất an về tương lai của nàng. Theo thuyết tài mệnh tương đối khá phổ biến trong dân gian thời ấy thì phàm cái gì tốt đẹp trên đời đều khó mà giữ được bền lâu. Thúy Kiều đẹp không ai sánh bằng, ắt nàng sẽ bị người đời ghen ghét và đày đọa.
Một điều đáng chú ý nữa là khi tả Thúy Vân, thi hào Nguyễn Du tuyệt nhiên không nhắc đến tài. Còn tả Thúy Kiều thì ông nhấn mạnh nàng là người tài sắc vẹn toàn:
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
…………..
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Trong đời, hiếm có người con gái nào đa tài như Thúy Kiều, nhất là tài chơi hồ cầm của nàng thì không ai bì kịp. Có sắc, có tài, Thúy Kiều lại có thêm tâm hồn mẫn cảm lạ lùng. Dường như nàng linh cảm được về số phận bất hạnh của mình nên đã sáng tác cung đàn bạc mệnh mà ai nghe cũng phải não lòng:
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên “Bạc mệnh” lại càng não nhân.
Bốn câu thơ cuối đoạn, tác giả nhận xét chung về hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân và hoàn cảnh sống của họ:
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
Những chi tiết trên chứng tỏ họ là con nhà nền nếp, được hưởng thụ một nền giáo dục đầy đủ và tốt đẹp; đồng thời khẳng định phẩm hạnh trong trắng, cao quý của chị em Thúy Kiều.
Đoạn trích chỉ có hai mươi bốn câu thơ nhưng đã cho chúng ta thấy được tài năng nghệ thuật tuyệt vời của Nguyễn Du. ông xứng đáng là bậc thầy về sử dụng thủ pháp ước lệ để miêu tả chân dung nhân vật. Mỗi nhân vật của ông có diện mạo riêng, tính cách riêng rõ nét.
Trong khi miêu tả vẻ đẹp chị em Thúy Kiều, tác giả bày tỏ tình thương yêu,trân trọng đối với con người; kín đáo khẳng định rằng một con người tài sắc vẹn toàn như Thúy Kiều xứng đáng được hưởng tình yêu và hạnh phúc. Sau này, cuộc đời nàng bị đoạ đày, bất hạnh, ấy là do tội ác của các thế lực đen tối gây ra. Đọc đoạn trích, chúng ta có thiện cảm với hai chị em Thúy Kiều và cùng với tác giả, chúng ta hãy dõi theo bước chân của họ trên đường đời vạn nẻo đầy chông gai, sóng gió.
So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều – Mẫu 9
“Truyện Kiều” được coi là kiệt tác số một của đại thi hào Nguyễn Du, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới, mà một tác phẩm kết tinh những gì đặc sắc nhất về cả nội dung và nghệ thuật. Mỗi đoạn trích trong “Truyện Kiều” đều được nhà thơ chăm chút, mỗi nhân vật đều hiện lên một cách hết sức sinh động. “Chị em Thúy Kiều” cũng là một đoạn trích như thế.
Mở đầu đoạn trích là phần giới thiệu cả hai chị em Vân – Kiều:
“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Hai người con gái đẹp ấy, có cốt cách thanh cao như mai, tâm hồn trong trắng như tuyết. Mỗi người có một vẻ đẹp riêng, nhưng đều là vẻ đẹp “mười phân vẹn mười”, vô cùng hoàn hảo, đẹp đẽ.
Thúy Vân được xuất hiện trước với vẻ đẹp phúc hậu, cao sang, quý phái:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”
Thúy Vân hiện lên với vẻ đẹp trang trọng tuyệt vời, với khuôn mặt đầy đặn như ánh trăng rằm, tiếng nói tiếng cười như hoa như ngọc, tóc mượt như mây, da trắng hơn tuyết. Vẻ đẹp của nàng khiến cho thiên nhiên phải e thẹn cúi mình, phải “thua”, phải “nhường” một cách tình nguyện. Nàng được tạo hóa ban cho một vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, báo hiệu một cuộc sống yên ổn, bình an, không sóng gió về sau.
Tại sao cô em lại được xuất hiện trước cả chị? Có lẽ đó là dụng ý của Nguyễn Du, cô em đã đẹp đẽ như thế, thì cô chị – nhân vật chính của truyện còn có thể đẹp hơn nữa không? Ngay từ khi bắt đầu nói về Kiều, đại thi hào đã nói:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”
Thúy Vân đã đẹp đến hoa nhường nguyệt thẹn, vậy mà Thúy Kiều lại còn đẹp hơn, cả về tài lẫn sắc. Không chỉ thế, đó còn là một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà chứ không đoan trang, phúc hậu như Thúy Vân.
Đặc biệt, ở Thúy Kiều, Nguyễn Du chỉ đặc tả đôi mắt – cửa sổ tâm hồn của người con gái ấy:
“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
Đôi mắt nàng trong như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Trong làn sóng mắt ấy, là cả một tâm hồn đa sầu, đa cảm. Kiều có một vẻ đẹp khiến cho hoa “ghen”, liễu “hờn”, Tạo hóa đã cho nàng vẻ đẹp, nhưng cũng mang đến cho nàng cả sự ghen ghét của người đời. Cuộc đời của nàng, sẽ là một đoạn đời không yên ổn.
Ở Thúy Vân, người ta chỉ có từ nhan sắc mà suy đoán về tài năng, bởi Nguyễn Du không hề nhắc đến. Nhưng ông lại nói rất kĩ về tài hồ cầm của Thúy Kiều:
“Một hai nghiêng nước nghiêng thành
…………..
Một thiên “Bạc mệnh” lại càng não nhân”
Không chỉ là một người con gái đẹp, Kiều còn là một người thông minh, đa tài. Có thể nói, đến Thúy Kiều, người đọc mới thấm thía được vẻ đẹp “mười phân vẹn mười” của nàng. Tuy nhiên, ẩn trong vẻ đẹp hoàn mỹ ấy, là một tâm hồn đa sầu đa cảm. Có lẽ nàng đã cảm nhận được số phận long đong của mình rồi, nên đã sáng tác cung đàn “Bạc mệnh” khiến ai nghe cũng phải thương cảm. Và đúng như nàng dự đoán, cuộc đời bình an của nàng không kéo dài được bao lâu nữa, bởi “Chữ tài liền với chữ tai” một vần, người con gái ấy sẽ phải sống một cuộc đời gian truân trắc trở.
Ở cuối đoạn trích, Nguyễn Du khái quát lại về hai chị em nhà Vân – Kiều và hoàn cảnh sống của họ:
“Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Bốn câu thơ đã nói lên hoàn cảnh sống của hai cô gái ấy. Họ được dạy dỗ vô cùng chu đáo, là những cô gái con nhà gia giáo, với phẩm hạnh trong trắng, cao quý.
Chỉ với hai mươi bốn câu thơ và bút pháp ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã làm hiện lên trước mắt người đọc vẻ đẹp mỹ miều của hai chị em Thúy Vân – Thúy Kiều và ẩn trong đó là những tình cảm, những dự đoán của ông về cuộc đời, số phận của hai cô gái ấy. Hãy cùng dõi theo những bước chân của hai người ấy trên nẻo đường còn nhiều chông gai.
So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều – Mẫu 10
“Chị em Thúy Kiều” là đoạn trích đặc sắc nằm ở phần mở đầu Truyện Kiều của Nguyễn Du- nhà thơ nhân đạo xuất sắc cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo to lớn, đồng thời cũng là đỉnh cao nghệ thuật của thơ ca tiếng Việt, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả nhân vật mà đoạn trích này là một ví dụ điển hình nhất.
Sau mấy câu tóm tắt về gia cảnh của gia đình Vương viên ngoại, nhà thơ đã giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân:
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân….
…..đi về mặc ai.
Với bút pháp tả người bậc thầy trong đoạn trích này là bút pháp ước lệ thường thấy trong thơ văn cổ điển, lấy những nét đẹp của thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con người. Nếu như những nhà thơ khác, nếu theo cách tả này thì chân dung nhân vật thường chung chung, rất mờ nhạt. Song công thức ước lệ ấy dưới ngòi bút tài hoa, tinh tế và sáng tạo của Nguyễn Du lại biến hóa khôn lường, khiến cho nhân vật trở nên sinh động hơn, cụ thể hơn.
Nhà thơ Nguyễn Du đã giới thiệu chung về hai chị em Thúy Kiều bằng cách gọi trân trọng dành cho những người con gái đẹp “tố nga’ và khẳng định “Mai cốt cách, tuyết tinh thần, Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”. Cả hai đều có nhan sắc chim sa cá lặn. Hình dáng thanh tú, yểu điệu (mai cốt cách), tâm hồn trong trắng như sương, như tuyết (tuyết tinh thần).
Nguyễn Du đã kì công và rất kĩ lưỡng cho việc lựa chọn những hình ảnh và từ ngữ để miêu tả. Thúy Vân đã hiện lên trước mắt người đọc, người nghe với vẻ đẹp đài các, kiêu sa:
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Gương mặt Thúy Vân toát lên vẻ đẹp phúc hậu, tươi tắn, gợi sự đầy đủ, viên mãn. Nàng cười tươi như hoa nở, tiếng nói trong như tiếng ngọc rơi trên mâm vàng. Tóc nàng đen mướt đến mây cũng phải thua, da nàng trắng đến mức tuyết cũng phải nhường. Có thể nói tạo hoá đã ban cho Thúy Vân rất nhiều đặc ân mà nàng vẫn không bị ai ganh ghét và đố kị. Vẻ đẹp của nàng tràn đầy sức sống ấy báo trước cuộc đời Thúy Vân sau này sẽ yên ổn, vinh hoa. Và chắc chắn nàng sẽ được hưởng mọi điều sung sướng của một bậc mệnh phụ phu nhân.
Cũng không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du lại miêu tả Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau. Việc miêu tả trước sau của nhà thơ là có chủ đích, đó là lấy vẻ đẹp của cô em làm nền cho vẻ đẹp của cô chị – nhân vật chính, vẻ đẹp của Thúy Vân trang trọng khác vời, tức là đạt tới mức cao nhất của nhan sắc mà tạo hóa ban cho người phụ nữ; nhưng vẻ đẹp của Thúy Kiều lại rất đặc biệt ở chỗ là nó phá vỡ khuôn khổ thông thường từ trước tới nay.
Ngay từ câu đầu giới thiệu về Thúy Kiều, Nguyễn Du đã khẳng định:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Thúy Vân đã đẹp khác người thường, còn với Thúy Kiều lại hơn hẳn Vân cả tài lẫn sắc. Vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của Thúy Kiều dường như đã gây ấn tượng rất mạnh, ai được chiêm ngưỡng một lần ắt chẳng thể nào quên được vẻ yêu kiều đó. Miêu tả nhân vật Thúy Kiều, Nguyễn Du không đi vào chi tiết như tả Thúy Vân mà nhấn mạnh vào vẻ đẹp của đôi mắt – cửa sổ tâm hồn:
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Mắt của nàng Kiều như long lanh như nước hồ mùa thu, lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Ẩn chứa trong đôi mắt đẹp ấy là một tâm hồn đa cảm khác thường. Nhan sắc của nàng Kiều làm nghiêng nước nghiêng thành, khiến hoa phải ghen tỵ vì thua sắc thắm, liễu phải hờn vì kém độ xanh. Tác giả Nguyễn Du như đã đem hết tài năng nghệ thuật và tình cảm mến yêu, khâm phục để tả về nàng Thúy Kiều nhưng ông cũng có ý hé lộ cho người đọc thấy dự cảm bất an về tương lai không mấy hạnh phúc của nàng. Theo thuyết tài mệnh tương đối khá phổ biến trong dân gian, đặc biệt là đối với người phương Đông thời ấy thì phàm cái gì tốt đẹp trên đời đều khó mà giữ được bền lâu. Thúy Kiều đẹp, nàng đẹp một vẻ đẹp mà không ai sánh bằng, ắt nàng sẽ bị người đời ghen ghét và đày đọa.
Một điều đáng chú ý nữa là khi tả về nhân vật Thúy Vân, thi hào Nguyễn Du tuyệt nhiên không lại không hề nhắc đến tài. Còn khi tả Thúy Kiều thì ông nhấn mạnh nàng là người tài sắc vẹn toàn:
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Ở đời, hiếm có người con gái nào đa tài được như Thúy Kiều, nhất là tài chơi hồ cầm của nàng thì không ai bì kịp. Thúy Kiều có sắc ,có cả tài lại có thêm tâm hồn mẫn cảm lạ lùng với cuộc sống. Dường như nàng đã linh cảm được về số phận bất hạnh của mình sau này nên đã sáng tác cung đàn bạc mệnh mà ai nghe cũng phải não lòng:
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên “Bạc mệnh” lại càng não nhân.
Bốn câu thơ cuối đoạn, tác giả Nguyễn Du nhận xét chung về hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân và hoàn cảnh sống của họ:
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
Những chi tiết trên như đã chứng tỏ họ là con nhà nền nếp, được hưởng thụ một nền giáo dục đầy đủ và tốt đẹp; đồng thời khẳng định phẩm hạnh trong trắng, và rất đỗi cao quý của chị em Thúy Kiều.
Đoạn trích thật ngắn gọn, chỉ bó hẹp lại trong phạm vi có hai mươi bốn câu thơ nhưng đã cho chúng ta thấy được tài năng nghệ thuật tuyệt vời của Nguyễn Du. Có thể nói ông xứng đáng là bậc thầy về sử dụng thủ pháp ước lệ để miêu tả chân dung nhân vật. Mỗi nhân vật của ông có diện mạo riêng, tính cách riêng rõ nét.
Trong khi miêu tả vẻ đẹp chị em Thúy Kiều, tác giả Nguyễn Du đã bày tỏ tình thương yêu vô ngần ,trân trọng đối với con người; kín đáo và khẳng định rằng một con người tài sắc vẹn toàn như Thúy Kiều sẽ rất xứng đáng được hưởng tình yêu và hạnh phúc. Sau này, dù cho cuộc đời nàng bị đoạ đày, bất hạnh, ấy là do tội ác của các thế lực đen tối gây ra. Đọc đoạn trích, người đọc, người nghe chúng ta như có thiện cảm với hai chị em Thúy Kiều hơn, và sẽ cùng với tác giả Nguyễn Du đồng cảm cho tình cảnh của họ. Chúng ta hãy dõi theo bước chân của họ trên đường đời vạn nẻo đầy chông gai, sóng gió.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài viết số 3 lớp 11 đề 1: So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều Dàn ý & 10 bài viết số 3 lớp 11 đề 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.