Bạn đang xem bài viết ✅ Bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về câu nói Nhàn cư vi bất thiện Những bài văn hay lớp 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về câu nới Nhàn cư vi bất thiện đã được chúng tôi sưu tầm và đăng tải tại đây.

Trong xã ngày nay hầu hết ai cùng phải lao động cả, khi chúng ta lao động thì chúng ta có thể nuôi sống dược bản thân thậm chí cả gia đình của mình, lao động sẽ giúp cho xã hội phát triển, nhưng có rấ nhiều người không muốn lao động vì vậy mà ông cha ta có câu Nhàn cư vi bất thiện. Dưới đây là dàn ý chi tiết kèm theo là bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về câu nói Nhàn cư vi bất thiện.

Nghị luận về câu nói Nhàn cư vi bất thiện

Dàn ý nghị luận về câu nói Nhàn cư vi bất thiện

I. Mở bài

Sống ở trên đời phải biết lao động. Lao động để nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình và giúp ích xã hội. Lao động để khẳng định giá trị của bản thân, không lao động, rỗi nghề dễ sinh ra những thói hư tật xấu, nên tục ngữ có câu: “Nhàn cư vi bất thiện”.

II. Thân bài

a. Giải thích

Sống nhàn nhã, không có công việc làm, dễ nảy sinh những suy nghĩ và việc làm không tốt đẹp. Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải lao động không nên sống quá rỗi rảnh.

b. Lời dạy trên rất đúng

– Khi làm việc tâm trí ta sẽ tập trung vào công việc để đạt đến kết quả. Và chỉ có công việc giúp ta vận dụng trí óc, những suy nghĩ hướng tới điều tốt đẹp. Nếu như rỗi rảnh, thời gian quá dư thừa khiến người ta dễ có những suy nghĩ, hành động lệch lạc.

– Những kẻ phạm pháp, trộm cắp… thường xuất phát từ thành phần “vô công rỗi việc”. Trong cuộc sống họ không hướng để phục vụ, trong tư tưởng của họ không được ổn định vì vậy với thời gian dài nhàn nhã họ dễ sinh ra những thói hư tật xấu.

c. Mở rộng vấn đề

– Có làm việc, lao động ta không có thời gian chết để nảy sinh những suy nghĩ hành động sai lầm giúp tư tường ta ổn định, hướng tới những điều hay tốt. Lao động cũng giúp ta được thoải mái hơn trong cuộc sống. Qua lao động, con người sẽ khẳng định được năng lực, giá trị.

– Vậy mà vẫn có những kẻ sợ lao động, lười biếng lao động, những kẻ đó là mầm mong để gây nên những điều xấu xa cho xã hội, cho con người. Họ là những kẻ thích hưởng thụ, sống sung sướng mà không chịu lao động đáng được luật pháp nghiêm trị.

– Một bộ phận không nhỏ thanh niên la cà, chơi bời, tụ tập và dẫn đến những việc làm vô bổ, thậm chí phạm pháp.

– Phát xuất từ lời dạy trên, nên ngày nay có những người ý thức được trách nhiệm của mình nên đã tham gia vào công tác từ thiện nhằm rút ngắn bớt thời gian rỗi rảnh để hướng vào công việc ích nước lợi dân. Đây là điều đáng hoan nghênh.

III. Kết bài

– Cần phải tự tạo cho mình có cuộc sống tốt đẹp, hòa nhập vào công cộng. Lao động chân tay hay trí óc đều giúp ta có tư tưởng lành mạnh, hướng thiện. Đây là bài học về quan niệm sống ở đời.

Nghị luận về câu nói Nhàn cư vi bất thiện – Mẫu 1

Thường trong xã hội, ai cũng mơ ước có được một cuộc sống an nhàn,sung sướng để khỏi chạy vạy từng miếng cơm manh áo. Được như thế hạnh phúc biết bao.Vì thế, người Trung Hoa lại có câu:” Nhàn cư vi bất thiện”. vậy nhàn cư có phải là cuộc sống đáng mơ ước không? Ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ trên là như thế nào?

“Nhàn cư” là cuộc sống an nhàn. Bởi từ xa xưa các vị quan ở ẩn hay các thi nhân ai cũng chọn cho mình cuộc sống an nhàn lúc về quê. cuộc sống nhàn của họ là cuộc sống hòa mình với thiên nhiên, với niềm vui lao động, vườn hoa cây cảnh hoặc “một mai, một cuốc, một cần”. Họ sống xa vời vòng danh lợi, không muốn bon chen để mưu cầu vinh hoa phú quý. đó là cách sống thể hiện sự tiết tháo của nhà nho. Còn chữ nhàn cư trong câu tục ngữ “nhàn cư vi bất thiện” ở đây là sự ở không, không biết làm gì, không có gì để làm,chỉ biết sống hưởng thụ, ăn bám vào người khác. Cách sống đó, ở không, nhàn rỗi như vậy dễ sinh ra điều không tốt “vi bất thiện”.câu tục ngữ muốn đề cập đến: “sự lười biếng, ăn không ngồi rồi sẽ sinh ra nhiều thói hư tật xấu”.

Rõ ràng là như vậy. Khi có một người không có một nghề nghiệp gì cả, không có định hướng nào trong cuộc sống chỉ biết của ăn sẵn không suy nghĩ thì ” ngồi ăn núi lở”, hay sinh ra việc làm sai quấy. Thực trạng” nhàn cư vi bất thiện” ta có thể thấy rất điển hình trong cuộc sống hàng ngày. những người không có việc gì làm dễ sinh ra nhưng tò tiêu khiển hư hỏng như: bài bạc, rượu chè,hút xách…Dần dần trở thành thói quen không bỏ được. Nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, đòi hỏi của con người càng nhiều, trong khi kẻ lười biếng kia không muốn làm gì mà muốn có đủ tất cả. Dẫu cho gia đình có” tiền muôn bạc vạn” dần dần cũng trở nên nghèo túng. Lúc này, những ” con nghiện” quen hưởng thụ kia cũng sẽ trở thành kẻ xấu, họ có tìm ra những mưu mô xảo huyệt để kiếm ra tiền: từ chỗ lừa gạt, trộm cướp thậm chí dẫn đến chỗ giết người. Đó là hậu quả của việc “nhàn cư” rất tai hại.
Đã là con người sống phả có lao động mới được nghĩ đến hưởng thụ, không thể chỉ biết hưởng thụ. có ai đó đã nói rằng” lao động là vinh quang”, lao động giúp con người hoàn thiện và trở nên chủ động trong cuộc sống.

Tham khảo thêm:   3 cách làm hột gà nướng tại nhà đơn giản, không lo bị bể, trào

Nghị luận về câu nói Nhàn cư vi bất thiện – Mẫu 2

Trong cuộc sống ai ai cũng muốn mình có một cuộc sống an nhàn mà không cần phải lao động vất vả nhưng những sự an nhàn đó sẽ làm cho con người rảnh rỗi và sinh ra những điều xấu cho xã hội như câu tục ngữ mà ông cha ta nói “ nhàn cư vi bất thiện

“ Nhàn cư” là cuộc sống an nhàn. Bởi xưa kia các vị quan ở ẩn cũng như những thi nhân ai cũng chọn cho mình cuộc sống nhàn lúc về quê. Cuộc sống nhàn của họ là sống hòa mình với niềm vui lao động: hoa cây kiểng hoặc “ một mai, một cuốc, một cần câu”. Họ sống xa rời vòng danh lợi, không muốn bon chen để mưu cầu vinh hoa phú quý. Đó là cách sống thể hiện tiết tháo của nhà nho. Còn chữ “ nhàn” mà câu tục ngữ nói ở đây là sự không, không biết làm việc gì, không có việc gì để làm, chỉ biết sống hưởng thụ, ăn bám vào người khác. Cách sống đó, ở không, nhàn rỗi như vậy dễ sinh ra điều không tốt “ vi bất thiện”. Câu tục ngữ muốn đề cập đến: sự lười biếng, ăn không ngồi rồi sẽ sinh ra nhiều thói hư tật xấu.

Rõ ràng là như vậy. Khi một người không có một nghề nghiệp gì cả, không có một định hướng nào trong cuộc sống chỉ biết có sẵn của không cần suy nghĩ, không làm gì để giúp ích cho ai cả, thì những người đó dễ sinh ra làm việc sai trái. Thế là những trò tiêu khiển được đặt ra: bài bạc, rượu chè, hút xách. Dần dần chúng trở thành thói quen không bỏ được, Nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, đòi hỏi con người ngày càng nhiều, trong khi những kẻ lười biếng kia không chịu làm việc mà lại muốn có đủ tất cả. Dù gia đình có “ tiền muôn bạc vạn” dần dần cũng sẽ suy sụp rồi trở nên nghèo túng. Lúc này những “con nghiện” quen hưởng thụ kia tất phải trở thành kẻ xấu. Họ cố tìm những mưu mô gian xảo nhất để kiếm ra tiền: từ chỗ lừa gạt, trộm cướp thậm chí dẫn đến chỗ giết người. Đó là hậu quả việc “nhàn cư”.

Lao động là để con người tồn tại và phát triển con người luôn mong muốn mình có một cuộc sống an nhàn ăn không ngồi rồi không chịu lao động và làm bất cứ việc gì hết chỉ biết hưởng thụ mà không biết lao động,để những điều đó xảy ra con người sẽ sinh những giây phút nhàn rỗi là có những hành động không tốt.Như trong thực tế có một số học sinh nhàn hạ không lo học mà chỉ ham chơi đua đòi rồi trở thành người xấu họ trở thành gánh nặng cho xã hội,không lao động mà chỉ ham chơi và tham gia vào những người xấu như ông cha ta đã nói câu “ gần mực thì đen gần đèn thì sáng” đó là câu nói hoàn toàn đúng nếu chúng ta chăm chỉ lao động và học tập những con người như vậy chúng ta sẽ trở thành những con người có ích.

Sự an nhàn là điều mà ai cũng mong muốn có được nhưng chúng ta cần lao động để tuổi già hưởng những thành quả đó do ta làm ra.Học sinh không học tập chăm chỉ mà chỉ mải mê với cuộc chơi thì sẽ sinh ra hư hỏng và không thể thành công được vì vậy mà chúng ta cần phải phát triển và rèn luyện bản thân vào một khuôn phép ngay từ đầu có như vậy chúng ta mới là những người công dân có ích cho xã hội được đừng vì sự nhàn hạ trước mắt mà đánh mất bản thân đánh mất đi con người lương thiện của mình chúng ta cần giáo dục bản thân trong một môi trường tốt đẹp ở đó không có những cám dỗ và những điều xấu.Phát triển bản thân qua những hành động và những nghĩa cử cao đẹp.

Chúng ta cần rèn luyện bản thân và học tập những điều tốt trong cuộc sống để trở thành những người tốt cho xã hội đừng vì những lợi ích trước mắt mà đánh mất bản thân chúng ta cần câu coi câu nói Nhàn cư vi bất thiện là bài học để chúng ta học tập và tránh xa những điều xấu trong xã hội.

Tham khảo thêm:  

Nghị luận về câu nói Nhàn cư vi bất thiện – Mẫu 3

“ Nhàn cư vi bất thiện ”

Đây là câu tục ngữ nói đến những người lười biếng chỉ biết ăn không ngồi rồi, muốn hưởng thụ mà không muốn làm. Để hiểu rõ hơn câu thành ngữ này chúng ta hãy cùng phân tích và chỉ ra ý nghĩa của câu thành ngữ này.

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết “nhàn” là an nhàn, rảnh rỗi không có việc gì làm; “cư” chính là nhà ở, nơi chúng ta sống; “vi” là hành động làm gây nên cái gì đó; “bất” có nghĩa là không, chẳng là gì còn “thiện” là bản tính của con người hiền lành, thiện ý. Nghĩa của cả câu thành ngữ này có thể hiểu là khi con người ta nhàn rỗi không có việc gì làm, chỉ ở nhà thì sẽ tự gây ra những điều không tốt đẹp, dễ sinh ra những hành động sai trái, không đúng mực hay những thói quen xấu. Thật vậy, điều này đã được thể hiện rất rõ trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong các tác phẩm văn học.

Giống như trong câu chuyện “Há miệng chờ sung” có một anh chàng không học hành cũng chẳng làm lụng, mỗi ngày chỉ nằm dưới gốc cây sung há miệng thật to để chờ sung rụng vào miệng. Đây chính là kết quả của việc ăn không ngồi rồi, khi không có việc gì làm thì cứ tìm những việc tốn công vô ích. Hay khi như thanh niên trai tráng không có việc gì làm, không kiếm việc lao động chân tay hay trí óc họ thường cảm thấy nhàm chán mà tham gia vào những tệ nạn xã hội hút chích, buôn bán ma túy, cờ bạc, lô đề, rượu chè. Đây là một trong những vấn nạn của xã hội hiện nay. Những người đáng lí ra là tương lai của đất nước đã không góp một phần công sức cho đất mà còn làm những điều trái pháp luật gây tổn hại đến sự phát triển của đất nước cũng như xã hội. Còn đối với những học sinh, sinh viên không lo học tập chăm chỉ mà chỉ nghĩ đến vui chơi, đàn đúm, giao lưu tiếp xúc với những đám bạn xấu cũng 1 phần làm tổn hại đến đất nước. Phụ nữ hay đàn ông không có việc làm cũng sinh ra những điều vô ích. Người thì buôn dưa lê, bán dưa chuột gây hiềm khích với hàng xóm láng giềng cũng như các mối quan hệ trong gia đình. Người thì chỉ biết ra ngoài rượu chè cờ bạc, về nhà thì đánh mắng vợ con. Chỉ vì không chịu lao động, làm việc mà sinh ra biết bao nhiêu tính xấu của con người gây tổn hại nghiêm trọng đến truyền thống văn hoá của đất nước.

Ai chả thích nhàn cư, hưởng thụ nhưng cũng phải biết chừng mực cũng như phù hợp với từng thời điểm. Ví dụ, khi còn trẻ tại sao ta không tích cực làm việc, lao động để khi về già ta có thể thoải mái hưởng thụ, sống một cuộc đời an nhiên cùng con cháu sau này. Đừng để vì nhàn rỗi sinh nông nổi mà hối hận sau này. Chả có gì là miễn phí cả, muốn có được sự an nhàn phải đánh đổi nhiều thứ và chấp nhận nhiều thứ. Có câu nói “lao động là vinh quang” đúng thật vậy, có lao động mới có vinh quang. Trong cuộc sống cơm áo gạo tiền hiện nay thì chỉ có lao động ta mới nhàn cư mà ăn nhiên hưởng thụ thành quả do mình tạo ra. Với những người không may có khuyết tật cơ thể họ cũng không nhàn cư mà hưởng trợ cấp xã hội. Họ vẫn lao động bằng nhiều cách để không trở thành gánh nặng của xã hội, góp một phần sức mình cho xã hội. Học chính là vì hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình cũng như cho con cháu sau này. Vậy cớ làm sao những người khoẻ mạnh, có khả năng lao động như chúng ta mà không thể làm một công việc tử tế, có ích cho xã hội. Vấn đề đặt ra ở đây là con người quá ỷ lại cùng với lối sống buông thả và sự ích kỉ của bản thân. Nếu ai cũng nghĩ mình như vậy chẳng ảnh hưởng đến ai, mình là mình quan tâm gì đến mọi người thì xã hội sẽ ngày càng thụt lùi. Và họ sẽ ở dưới đáy hố đen của xã hội, nơi mà có vô số loại người “nhàn cư vi bất thiện.”

Vậy làm sao để cải thiện cũng như thấy đổi những suy nghĩ sâu lệch của mọi người. Người ngoài tác động lên mình chỉ là một phần, phần nhiều thì chúng ta phải tự rèn luyện, học tập, thay đổi cuộc sống cũng như số phận của bản thân. Khi mà quá nhàn hạ thì cũng đừng sinh nông nổi rồi làm những việc sai trái như ăn cắp, ăn trộm. Hãy tự mình kiếm những đồng tiền sạch trang trải cho cuộc sống. Đừng cứ mãi số trong ảo túi hay suy nghĩ mọi thứ quá dễ dàng. Khi thất bại thì cũng đừng nản trí vứt bỏ tất cả, sống cuộc sống vô công rồi nghề. Trải qua nhiều lần thất bại ta mới thấm thía được giá trị cuộc sống cũng như con đường dẫn đến thành công. Thất bại là mẹ thành công, có thất bại thì mới có thành công như hôm nay.

Việc vì cũng có cái giá của nó cả, cho nên cứ làm đi đừng có mong đợi quá vào kết quả tốt đẹp. Hãy nhàn cư một cách làm sao cho tốt nhất, nhàn cư trong tâm để thoải mái thư giãn chứ con người đừng để nhàn cư rõ sinh nông nổi. Đây là một bài học quý giá mà cha ông ta đã để lại cho các thế hệ tiếp nối sau này.

Tham khảo thêm:   Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám (Dàn ý + 6 mẫu) Bài văn thuyết minh hay nhất

Nghị luận về câu nói Nhàn cư vi bất thiện – Mẫu 4

Trong cuộc sống, dân gian ta đã đúc kết rất nhiều những câu tục ngữ hay, trong đó nó có ý nghĩa giáo dục con người sâu sắc. Trong những câu tục ngữ đó, chúng ta phải kể đến câu: “Nhàn cư bất thiện”, câu tục ngữ này để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm trong cuộc sống.

Câu tục ngữ trên mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nhấc nhỡ mỗi chúng ta nên chăm chỉ, rèn luyện bản thân mình mỗi ngày. Ở đây nhàn cư được hiểu là nhãn nhã, không có việc gì làm, người ăn không ngồi dồi. Còn bất thiện là làm những điều sai trái. Chính vì thế câu nói này muốn đề cập đến việc khi con người nhàn dỗi, không có việc gì làm thì dễ dẫn đến làm những điều sai trái, không biết lo nghĩ cho cuộc sống của mình.

Nhàn cư bất thiện là câu mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nó khuyên nhủ mỗi chúng ta nên biết cố gắng, chăm chỉ hơn trong cuộc sống của mình. Như chúng ta đều đã biết khi nhàn dỗi, con người thường dẫn đến chán nản, muốn ăn chơi, hưởng thụ nhưng lại người lao động, khi muốn có tiền để ăn chơi, mua sắm mà không chịu lao động họ thường nghĩ đến những việc làm không chân chính để kiếm ra được đồng tiền. Chính vì thế câu nói này khuyên nhủ mỗi chúng ta cần phải biết cần cù, chăm chỉ hơn trong cuộc sống, biết yêu lao động, điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho mỗi chúng ta

Mỗi người chúng ta cần phải biết yêu lao động, chăm chỉ, có ý chí vươn lên trong cuộc sống từ đó chúng ta sẽ cảm nhận được nhiều điều bổ ích trong cuộc sống của mình, luôn phát triển bản thân mình bằng cách học tập, rèn luyện và phát triển bản thân, để từ đó biết làm và suy nghĩ những việc làm có ích cho xã hội và cho mỗi con người chúng ta.

Luôn biết từ rèn luyện bản thân mình mỗi ngày, tích cực chủ động hơn trong cuộc sống, luôn có tinh thần học hỏi, tương thân tương ái, giúp đỡ những người xung quanh mình. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng rèn luyện bản thân mình mỗi ngày, từ đó chúng ta sẽ tự rèn luyện cho mình được những đức tính tốt cho bản thân, phát triển mạnh mẽ hơn nữa, con người và tính cách của mình.

Câu nói trên đã khẳng định hoàn toàn đúng đắn, nó mang ý nghĩa giáo dục con người sâu sắc, nó là kim chỉ nam để con người học tập và noi theo, mỗi chúng ta đều có thể thấy được ý nghĩa giáo dục qua câu tục ngữ này. Nó khuyên ngăn, thức tỉnh mỗi chúng ta nên học tập, rèn luyện và phát triển bản thân mỗi ngày, tích cực hơn trong công việc, làm việc có ý thức, có trách nhiệm hơn nữa trong cuộc sống của mình.

Mỗi chúng ta cần phải sống và làm việc, vì như dân gian đã có câu: Lao động là vinh quang, lao động giúp chúng ta phát triển hơn, nó giúp chúng ta rất nhiều điều trong cuộc sống, hoàn thiện bản thân, biết tư duy, biết sáng tạo và hơn nữa nó giúp chúng ta trở thành những con người có ích cho xã hội này. Như chúng ta đều thấy trong cuộc sống mỗi chúng ta đều có thể thấy được, có rất nhiều người chăm chỉ, rèn luyện và phát triển bản thân mình mỗi ngày, luôn tích cực, chủ động hơn trong cuộc sống, công việc cũng như hoàn thiện mình bằng cách học hỏi, tích cực và rèn luyện bản thân mình mỗi ngày. Luôn có tinh thần học hỏi, cầu tiến và sống có mục đích, những con người đó sẽ là tấm gương sáng, làm cho xã hội ngày càng phát triển toàn diện, có ích hơn trong cuộc sống của mình.

Tuy nhiên lại có những người lười lao động, nhưng thích hưởng thụ, từ đó họ hình thành nhân cách sống không tốt, làm những điều sai trái để có tiền ăn chơi và làm những điều không bổ ích. Hiện nay như chúng ta đều thấy tình trạng giết người cướp của diễn ra ngày càng phổ biến, hàng năm có hàng trăm vụ diễn ra. Điều đó xuất phát từ, họ là những con người lười lao động, không muốn lao động để làm ra đồng tiền chân chính mà phải đi ăn cắp, ăn trộm. Đây là những hành động đáng bị phê phán sâu sắc trong xã hội, chúng ta cần phải có những biện pháp để hạn chế được điều này.

Là học sinh mỗi chúng ta cần phải tích cực chủ động và rèn luyện bản thân mỗi ngày, từ đó phát triển được bản thân mình nhiều hơn nữa, luôn tích cực, chủ động sáng tạo để có thể làm tốt được mọi việc trong cuộc sống. cần phải biết lao động, bởi chỉ có lao động mình mới trở thành con người có ích cho xã hội.

Câu tục ngữ trên để lại cho mỗi chúng ta những bài học sâu sắc trong cuộc sống, mỗi chúng ta cần tích cực chủ động hơn nữa, phát triển bản thân mình mỗi ngày

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về câu nói Nhàn cư vi bất thiện Những bài văn hay lớp 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *