Bạn đang xem bài viết ✅ Bài văn mẫu Lớp 10: Bài viết số 3 (Đề 1 đến Đề 4) Tuyển tập 31 bài văn mẫu lớp 10 hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài văn mẫu Lớp 10: Bài viết số 3 là tài liệu cực kì hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 10 tham khảo.

Viết bài viết số 3 lớp 10 thuộc chủ đề văn tự sự, kể chuyện sáng tạo. Chính vì vậy các bạn học sinh cần tạo tình huống hợp lí, cách kể tự nhiên, khéo léo, kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm để bài viết sinh động hơn. Qua 31 bài văn mẫu bài viết số 3 các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi vốn từ rèn kỹ năng viết văn ngày một hay hơn. Vậy sau đây là 31 bài văn mẫu hay, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Bài viết số 3 lớp 10 gồm 4 đề như sau:

  • Đề 1: Cây lau chứng kiến việc Vũ Nương ngồi bên bờ Hoàng Giang than thở một mình rồi tự vẫn. Viết lại câu chuyện đó theo ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ ba (mở rộng tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ).
  • Đề 2: Hãy hoá thân vào những que diêm để kể lại câu chuyện theo diễn biến và kết thúc truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-đéc-xen (hoặc diễn biến sự việc tương tự, nhưng có kết thúc khác).
  • Đề 3: “Tôi tên là Oanh Liệt. Cái tên này cậu chủ đặt cho tôi nhờ những trận đấu oanh liệt của tôi trên các sới chọi trong làng. Vậy mà giờ đây, cậu chủ bỏ rơi tôi để chạy theo những trò chơi mới…”. Dựa theo những lời tâm sự trên, anh (chị) hãy viết một truyện ngắn theo ngôi kể thứ nhất, kể về số phận và nỗi niềm của một con gà chọi bị bỏ rơi.
  • Đề 4: Sáng tác một truyện ngắn (đề tài tự chọn, mang ý nghĩa xã hội) có tác dụng thiết thực đối với tuổi trẻ hiện nay (tham khảo đề 2, phần Luyện tập, trong bài Lập dàn ý bài văn tự sự – trang 46).

Bài viết số 3 lớp 10 đề 1

Bài viết số 3 lớp 10 đề 1 – Mẫu 1

Ngày mới đã bắt đầu. Những giọt sương đêm long lanh đọng lại trên kẽ lá. Từng làn gió nhẹ khẽ vờn qua mái tóc tôi. Tôi là cây lau chúng tôi sống bên bờ Hoàng Giang đã bao lâu nay chứng kiến biết bao điều bên dòng sông êm đẹp. Nhưng có lẽ kí ức buổi sáng hôm ấy tôi sẽ ko bao giờ có thể quên về người phụ nữ tên Vũ Nương ấy.

Sớm hôm ấy tôi đang thả mình trong làn gió mát làng của sớm mai thì chợt thấy tiếng người phụ nữ vừa khóc vừa chạy từ xa chạy về phía bờ sông.Tiếng khóc ấy càng lúc càng gần. Tôi nhìn rõ gương mặt ấy khi nàng ngồi bệt xuống bên cạnh đám lậu chúng tôi. Tất cả chúng tôi đều nhận ra khuôn mặt đẹp đẽ đẫm nước mắt ấy chính là Vũ Nương, người vẫn thường ra đây lấy nước và giặt giũ quần áo hàng ngày.Gương mặt nàng hiện rõ vẻ mệt mỏi.Tiếng khóc nấc cứ liên tục và dồn dập hơn trước, đôi vai mỏng manh ấy cứ run lên từng đợt, nàng ngồi bệt dưới đám cỏ ướt, tay bụm miệng khóc liên hồi. Tôi thấy nàng thật tội nghiệp, xót xa hình dáng co do gầy gò, ốm yếu khác hẳn vẻ hoạt bát, vui vẻ thường ngày. Nàng cứ ngồi đấy khóc nức nở như muốn trút bỏ hết tất cả những uất ức trong lòng kìm nén bao nay. Nàng khóc thay cho số phận mình. Nàng nhìn dòng nước đau đớn trút nỗi uất ức của mình. Nàng bắt đầu giải lòng mình như muốn tìm được sự đồng cảm cho mình:

-“Cầu xin đấng thượng đế trên cao hãy làm chứng cho tấm lòng sắc son của Vũ Nương này. Những ngày tháng qua tôi luôn một lòng, một dạ chờ người chồng nơi chiến trận trở về, mong sớm thấy ngày gia đình đoàn viên. Suốt ba năm trời ngóng trông chờ đợi, khi mẹ già lâm bệnh, con lại chạy đôn chạy đáo lo đủ chuyện thuốc thang mà vẫn không sao cứu được. Mẹ mất đi, con mất một nguồn động viên, quan tâm, chia sẻ. Ngay lúc ấy con đã tự nhắn nhủ mình: Phải nuôi hy vọng cố gắng chăm sóc con thật tốt đợi ngày chồng trở về. Con là người luôn biết giữ gìn tiết hạnh, một lòng một dạ chờ chồng. Nhưng trớ trêu thay chồng con lại không tin vào trinh tiết của con. Cho dù con có thanh minh, thề thốt như thế nào chàng ấy vẫn không tin, vì sao vậy? ”.

Tôi sống nơi con sông này bao nhiêu năm qua đã từng nghe và chứng kiến bao nhiêu truyện đời nhưng có lẽ câu chuyện của nàng làm tôi không khỏi xót xa. Tôi biết nàng qua những lần nàng đến đây giặt quần áo, qua những câu chuyện mà những người phụ nữ ngôi làng vừa giặt đồ vừa ngồi trò chuyện. Nàng là người con gái hiền lành, là người con dâu hiếu thảo, một người mẹ mẫu mực, luôn yêu thương chăm lo cho con cái. Chồng nàng đi lính đã bao năm, nàng một mình tần tảo sớm khuya chăm lo mẹ già con nhỏ. Mẹ nàng đã già yếu, nàng luôn quan tâm chăm sóc thuốc thang, làm đúng bổn phận trách nhiệm của một người con. Mẹ hiền dâu thảo lại sống tình nghĩa nên nàng được mọi người yêu quý. Vậy mà chồng nàng trở về lại nghĩ nàng là người phụ nữ hư đốn. Đến người ngoài như tôi còn không dám tin điều này. Sao nàng có thể như vậy cơ chứ. Làn gió khẽ thoáng qua tôi theo làn gió đưa mình như muốn nói với nàng là tôi tin nàng. Thế rồi tôi thấy nàng lau nước mắt, ngửa mặt lên trời nói rằng: ‘’ Trời cao chứng giáng cho lòng con” . Nói đoạn, nàng gieo mình xuống dòng nước. Tôi đứng đó chỉ có thể nhìn thấy nàng đau đớn mà không thể làm gì được cả. Mặt sông lại lặng thinh như chưa có chuyện gì xảy ra.

Cả cuộc đời sống ở bên sông, chứng kiến dòng đời bao thay đổi với cả nỗi buồn lẫn niềm vui. Có những chuyện tôi đã quên, có những chuyện tôi còn nhớ nhưng không có chuyện nào tê tái như cái chết của Vũ Nương. Nghe hết câu chuyện ấy, tôi vừa giận anh chồng, lại vừa thương cho người vợ. Họ yêu thương nhau rồi lại tự gây những đau đớn cho nhau. Bao năm đã trôi qua, nỗi oan của Vũ Nương cũng đã được chính người chồng kia giải. Nhưng cũng nỗi đau vẫn còn đó, Trương Sinh mất đi người vợ đảm, bé Đản mất đi người mẹ hiền, và Vũ Nương dù có được giải oan cũng không thể sống lại.

Bài viết số 3 lớp 10 đề 1 – Mẫu 2

Lúc ấy trời chuẩn bị hừng đông, những giọt sương đêm qua vẫn còn đọng lại trên thân chúng tôi. Cũng như những cây lau khác, tôi đang run rẩy bởi cái lạnh và hy vọng lát nữa mặt trời lên sẽ được sưởi ấm. Phía đằng kia, dòng Hoàng Giang chầm chậm trôi xuôi như còn đang chìm trong giấc ngủ sâu. Bỗng một cơn gió nhẹ lướt qua làm những giọt sương trên thân tôi rơi xuống, trong tiếng gió tôi nghe hình như có tiếng ai đó đang khóc. Khi cơn gió vừa dứt, chúng tôi – đám lau liền lắng tai nghe, đúng là có tiếng người nào đó đang khóc ở phía xa đang dần tiến lại.

Tiếng khóc càng lúc càng gần, chỉ trong khoảnh khắc bóng của ai đó đã tiến lại gần hơn. Gương mặt của người ấy đã rõ hơn khi nàng ngồi bệt xuống bên cạnh đám lau chúng tôi. Không phải ai xa lạ, đó chính là Vũ Nương, người vẫn thường ra đây giặt giũ quần áo hằng ngày. Nhưng thật lạ, vì sao hôm nay nàng ấy chỉ đến một mình mà đứa con trai không lẽo đẽo đi sau? Vả lại, giờ này tại sao lại ra đây một mình và khóc nữa chứ?

Tiếng nấc cứ liên tục, đôi vai mỏng manh không áo ấm cứ run lên từng đợt, nàng ngồi bệt dưới đám cỏ ướt, tay bụm miệng khóc liên hồi. Tôi thấy nàng rất tội nghiệp, cố gắng hỏi han nhưng nàng không hề nghe thấy những gì chúng tôi đang bàn tán. Bỗng nàng vụt đứng dậy hướng về phía đông mà than rằng:

– Cầu xin đấng trên cao hãy làm chứng cho tấm lòng sắc son của Vũ Nương này. Những ngày tháng qua tôi luôn mong ngóng người chồng nơi chiến trận sẽ sớm trở về, được sớm thấy ngày gia đình đoàn viên. Thế nhưng, mong ước ấy của tôi dường như tan biến chỉ trong chốc lát. Suốt ba năm trời, tôi không một ngày ngừng mong chờ đến ngày chồng trở về mà tần tảo không nề hà khó khăn để chăm sóc người mẹ già và đứa con thơ. Luôn giữ gìn tiết hạnh một lòng một dạ chờ chồng nào dám có ý nghĩ thất tiết. Lời dỗ dành đứa con thơ đòi cha lúc chỉ bóng mình in trên vách dưới ánh đèn hiu hắt “Cha Đản về kìa!” mà thành ra nông nỗi như thế này. Mặc dù Trường Sinh rất yêu thương tôi nhưng tính chàng ấy rất đa nghi. Cho dù tôi có thanh minh, thề thốt như thế nào chàng ấy vẫn không tin, vì sao vậy? Mọi việc đều không thể cứu vãn được nữa, chỉ biết gieo mình xuống sông để mong rửa sạch những lời hàm oan.

Trước khi chết, tôi xin có một lời nguyền:

– Nếu tôi đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

Nghe đến đây, tôi cảm thấy đau xót cho người thiếu phụ. Những ngày qua chúng tôi sống ở bờ sông đã chứng kiến bao cảnh éo le nhưng chưa bao giờ thấy một chuyện đau lòng đến thế này. Lời than vãn bị ngắt đoạn bởi những tiếng nấc oan ức, tôi cảm thấy nàng ấy thật tội nghiệp và biết rằng đằng sau nó là một bi kịch lớn. Nếu như có thể tôi chỉ muốn khuyên vài lời với người thiếu phụ. Trong lúc tôi và những người hàng xóm đang băn khoăn chưa kịp suy đoán điều gì thì nàng ấy lại khóc nức nở:

– Đản! Con trai yêu quý của mẹ! Mẹ thật có lỗi với con khi bỏ đi giữa lúc này. Nhưng mẹ không còn sự lựa chọn nào khác khi cha con hoài nghi sự chung thủy của mẹ. Mẹ không thể sống thêm được nữa khi cha con luôn ngờ vực mẹ như vậy. Mẹ hi vọng rằng con sẽ được nuôi nấng trưởng thành như bao đứa trẻ khác. Mẹ có lỗi với con khi không làm tròn trách nhiệm của một người mẹ. Thiết nghĩ cái chết này có thể mang đến cho con nhiều nỗi bất hạnh nhưng chỉ có thể làm như vậy để rửa sạch nỗi oan này thôi con à.

Chúng tôi giật mình và bàng hoàng khi nàng gieo mình xuống nước. Mặt nước đang yên tĩnh bị động và nổi sóng dâng cao. Cả đám lau chúng tôi chết lặng trước sự việc mà không thể làm gì hơn. Có lẽ lúc này, mọi đau khổ không còn giày vò người thiếu phụ đáng thương này nữa. Chúng tôi cảm thấy oán giận người chồng mù quáng kia vô cùng, nhưng biết làm gì đây khi chúng tôi chỉ là những cây lau bé nhỏ bên bờ Hoàng Giang. Lúc này không gian trở nên tĩnh mịch và lạnh lẽo đến ghê người. Không biết rồi người thiếu phụ khốn khổ kia sẽ trôi dạt theo dòng nước hay đã chìm vào không gian lạnh lẽo ảm đạm dưới đáy sông.

Ít ngày sau, đám lau chúng tôi nghe người dân trong làng đi ngang kể lại rằng đứa con của Vũ Nương trong những đêm sau đó đã chỉ lên tường nơi bóng của người cha mà nói “Cha Đản về kìa”. Trường Sinh đã thấu hiểu mọi chuyện và rất đau lòng bởi chính mình gây ra cái chết của người vợ đoan chính nết na.

Trương Sinh cho người lập đàn giải oan bên bờ sông. Chúng tôi cũng được chứng kiến mọi việc khi một lát sau có một đoàn xe ngựa, võng lọng ẩn hiện thấp thoáng giữa dòng sông. Vũ Nương nói vọng vào những lời thương nhớ và căn dặn chồng săn sóc chu đáo đứa con thơ. Thoáng chốc, tất cả mờ dần rồi tan biến hẳn. Cảm thương tấm lòng của Vũ Nương, dân làng đã lập miếu thờ nàng ngay cạnh khóm lau, nơi nàng ngồi than thở trước khi trầm mình xuống Hoàng Giang.

Bài viết số 3 lớp 10 đề 1 – Mẫu 3

Tôi là một cây lau sắp đến tuổi trở về cát bụi. Thế nên có nhiều chuyện tôi muốn kể lại cho con cháu đời sau của mình vì sợ một lúc nào đó tôi sẽ chẳng thể nhớ nổi mình là ai. Sống từng ấy thời gian trên cõi trần, chuyện vui buồn gì cũng từng chứng kiến nhưng câu chuyện về cái chết của Vũ Nương là câu chuyện khiến tôi ghi khắc trong lòng.

Bến sông Hoàng Giang từ bao đời nay vẫn yên bình và thơ mộng. Dưới sông có tôm cá vẫy đuôi, trên cạnh có hàng lao xanh rì rào trong gió và ven bờ sông là họ nhà lau, cỏ, lục bình. Chúng tôi vẫn sống yên vui trước cảnh mưa thuận gió hòa. Người dân vùng này tôi đều nhớ mặt cả bởi vì ai mà lại chưa từng qua con sông này để sang bên kia chợ hoặc chài lưới, câu cá trên sông. Tôi từng chứng kiến cảnh chia ly buồn thảm của những người lính đi đánh giặc và những người vợ của họ ngay tại bến sông này. Nhưng sự đời mãi đến ba năm sau mới hiểu rõ lòng người. Cái anh chàng tên Trương Sinh gia đình giàu có nhất vùng ai lại không biết đến. Sau ba năm chinh chiến, anh ấy đã quay về với vợ con. Tôi vẫn nghe mấy chị thuyền chài nói với nhau chẳng ai tốt số như chàng Trương, có vợ vừa đẹp người, đẹp nết lại thủy chung, hiếu thảo. Nhưng Trương Sinh phải đi lính, chỉ còn một mình vợ quán xuyến mọi việc, lo lắng cho mẹ chồng và nuôi dạy con thơ. Khi biết tin Trương Sinh về, ai cũng mừng thầm cho long phụng sum vầy, vợ chồng đoàn viên. Vậy mà chỉ mới hôm sau tôi đã thấy Vũ Nương ra bờ sông than thở. Đêm ấy chắc cũng tầm canh hai, tôi thấy bóng người phụ nữ mặc áo dài trắng và xõa tóc đến ngồi cạnh bờ sông. Ánh trăng sáng soi gương mặt chẳng chút phấn son nhưng vẫn xinh đạp lạ thường. Duy chỉ có đôi mắt là buồn rười rượi. Tôi chẳng lạ gì người phụ nữ nổi tiếng nhất làng này, mặc dù chẳng gặp gỡ nhiều nhưng trong lòng tôi luôn có cảm tình và quý mến Vũ Nương. Vũ Nương ngước mặt lên trời mà rằng:

– Thiếp là Vũ Thị Thiết người làng Nam Xương. Xưa nay vẫn giữ gìn tiết hạnh, lúc còn nhỏ hiếu thuận với mẹ cha, khi về nhà chồng thủy chung với chồng, hiếu đạo với mẹ chồng, thay chồng báo hiếu mẹ già, nuôi con nhỏ. Vậy mà chồng thiếp lại nóng nảy, ghen tuông mù quáng chỉ vì lời nói đùa với con trẻ. Thiếp có nói bao nhiêu lần cũng không thể lay động lòng chàng ấy. Thần sông ơi, thiếp phải làm sao để rửa sạch nỗi oan khuất này!

Tôi nín lặng lắng nghe lời tâm sự của nàng mà lòng cũng quặn thắt. Tôi đoán được câu chuyện nhưng chẳng thể lên tiếng sẻ chia cùng nàng ấy. Nói đoạn, Vũ Nương đứng dậy quay về phía sau, nơi có ngôi nhà mà nàng từng gắn bó:

– Trương Sinh, giá mà không có chiến tranh, chàng không ra đi thì đã không xảy ra tình huống thế này. Không, giá mà thiếp đã không đùa với con cái bóng của thiếp in trên vách hàng đêm là cha nó thì đâu có cớ sự trớ trêu. Nếu chàng lắng nghe mọi người minh oan cho thiếp hay chàng chịu tin tưởng thiếp một lần thì mọi chuyện sẽ chẳng đến bước cùng đường.

Vũ Nương ngồi thụp xuống, hai tay ôm lấy chiếc áo của con mình mà rằng:

– Đản ơi, mẹ chẳng trách con đâu, con còn ngây thơ quá, con nào có tội. Mẹ chỉ trách bản thân mình không thể sống cùng con khi tiếng đời mai mỉa, chịu tiếng nhuốc nhơ. Chắc gì con sẽ vui mà lớn lên khi có người mẹ mang tiếng lừa chồng dối con như mẹ. Mẹ xin lỗi con trai, lớn lên con hãy là người đàn ông bản lĩnh và độ lượng, con phải yêu thương người vợ thủy chung của mình.

Nói xong, Vũ Nương quay mặt vái lạy thần sông:

– Thiếp sẽ lấy cái chết để minh oan cho mình. Thần sông có linh xin hãy chứng giám cho thiếp. Nếu thiếp là người vợ thủy chung thì xin được chết xuống sông làm ngọc Mị Nương, trên đất làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá xin dưới nước làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ.

Lời nàng vừa dứt, nàng đã lặng lẽ tự trầm. Tôi muốn hét thật to để níu bước chân người phụ nữ vô tội nhưng thượng đế chẳng bao giờ cho phép chúng tôi điều đó. Bóng nàng khuất dưới mấy tầng đáy nước. Tôi chỉ biết cúi đầu cầu nguyện thần sông linh thiên cứu vớt linh hồn nàng. Năm ấy, giữa lúc trời đất thái bình, bỗng nổi lên cơn bão táp, mưa giông suốt mấy ngày trời, nước sông dâng lên cuồn cuộn. Mọi người trong làng đều thầm hiểu là do thần sông nổi giận vì có người tốt bị hàm oan.

Kể xong câu chuyện, lòng tôi bỗng thấy nhẹ nhõm lạ thường như vừa trút khỏi nỗi u uất bấy lâu nay. Nghĩ mà thương cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến chúng tôi, họ có được gì đâu ngoài những định kiến khắt khe và bao nhiêu gánh nặng trên vai. Nếu có một điều ước, tôi ước gì sẽ chẳng còn một người phụ nữ nào trên đời này phải khổ sở vì thói gia trưởng, ích kỷ của đàn ông nữa.

Bài viết số 3 lớp 10 đề 1 – Mẫu 4

Tôi vẫn còn nhớ buổi sáng hôm đó, khi tôi và các anh chị vừa mới ngủ dậy thì bỗng nghe tiếng khóc thút thít. Khi ấy trời mới tản sáng. Đằng đông mặt trời vẫn chưa hửng sáng, cái lạnh của sương đông vẫn đang ôm lấy chúng tôi khiến tôi một cây lau nhỏ bé vẫn đang núp mình run rẩy dưới bóng mẹ. Tôi cứ tưởng đó là tiếng khóc của dòng sông Hoàng Giang nơi tôi sinh sống, nhưng không phải khi tôi nhìn xuống sông dòng sông cũng mới thức dậy, còn đang nghe ngóng xem tiếng khóc từ đâu. Những chị nước vẫn đang xôn xao bàn tán. Tiếng khóc cứ ngày một to dần, khi tôi quay đầu nhìn lại thì thấy một bóng người phụ nữ khóc tức tưởi đang tiến gần lại chỗ búi lau hàng xóm cạnh nhà tôi. Trời càng lúc càng sáng, và gương mặt của người ấy đã rõ hơn khi nàng ngồi bệt xuống bên cạnh đám lau hàng xóm nhà chúng tôi. Tôi đã nhận ra không phải ai xa lạ, đó chính là Vũ Nương, người vẫn thường ra đây giặt giũ quần áo hằng ngày. Tôi cảm thấy kì lạ, không biết tại sao hôm nay nàng lại không đem theo chậu quần áo và đứa con trai, hơn nữa tôi không biết tại sao nàng lại ra đây khóc một mình như vậy? Tôi cứ đứng đoán già đoán non, chắc tại vợ chồng nàng cãi nhau vì tôi biết chồng nàng hay ghen, nhưng tôi nghĩ không phải nàng hiếu thuận vậy có mà có gì để chồng ghen đâu. Chắc chồng nàng lại sắp lên đường đi chiến tranh nên nàng buồn tủi ngồi khóc vậy thôi.

Càng lúc nàng càng khóc to, đôi vai mỏng manh không áo ấm cứ run lên từng đợt, nàng ngồi bệt dưới đám cỏ ướt, tay bụm miệng khóc liên hồi. Tôi thấy nàng rất tội nghiệp, tôi muốn chạy đến hỏi han nhưng nàng không hề nghe thấy những gì chúng tôi đang bàn tán, cứ ngồi vậy mà khóc. Bỗng nàng vụt đứng dậy hướng về phía đông mà than rằng:

– Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, chẳng những là chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

Nghe đến đây, giường như tôi đã hiểu ra mọi chuyện, tôi cảm thấy đau xót cho người thiếu phụ. Tôi còn nhớ năm ngoái cũng có một thiếu phụ ra sông khóc, định tự vẫn nhưng may chồng chị ta chạy ra kịp nên vẫn cứu được tính mạng. Thỉnh thoảng những tiếng nấc oan ức vẫn vang lên, tôi cảm thật đau xót thay cho thân phận người phụ nữ, vừa phải chờ chồng vừa phải nhận tiếng oan. Mẹ con chúng tôi cùng bàn tán muốn đưa ra lời khuyên cho nàng. Đang bàn tán xôn xao bỗng nhiên nàng lại khóc nức nở:

Tham khảo thêm:   Ngon hết sẩy với món sườn rim chua ngọt cho bữa trưa cuối tuần

– Mẹ xin lỗi con trai của mẹ, mẹ đã không thể nuôi con đến ngày khôn lớn. Con hãy tha lỗi cho mẹ con nhé! Ở trên trời cao mẹ sẽ phù hộ cho con. Cha mẹ con xin lỗi cha mẹ, cha mẹ sinh ra con mong con được sống hạnh phúc vậy mà con lại dang dở giữa chừng. Vì con muốn giữ thanh danh cho mình nên con nguyện gieo mình xuống đây để chứng minh con trong sạch.

Chúng tôi giật mình với câu nói của nàng, không biết nàng ấy định làm gì đây. Vừa dứt lời, nàng leo nhanh lên mỏm đá gần đấy quay mặt về phía sau nói câu cuối cùng:

– Xin lỗi chàng, xin lỗi con, mẹ đi đây!

Cả đám lau chúng tôi giật mình, cùng nghiêng người ra sông để níu chân nàng lại, nhưng không kịp nữa rồi nàng đã gieo mình xuống sông. Chúng tôi cứ vậy mà đứng khóc thật to vì tiếc thương cho số phận của người thiếu phụ. Vũ Nương là người con hiếu thảo khi xưa chồng đi lính, ở nhà một lòng chăm mẹ già và con nhỏ. Nay chồng trở về tưởng được đoàn tụ mà lại nên cơ sự thế này. Thật đáng thương cho thân phận người con gái ấy. Mặt nước đang yên tĩnh bị động và nổi sóng dâng cao. Cả đám lau chúng tôi im bặt không bàn tán gì nữa, ai cũng ngồi thút thít. Có lẽ lúc này, Vũ Nương không con cảm thấy đau khổ nữa. Chúng tôi thực sự tức giận và oán giận người chồng mù quáng kia. Nhưng chúng tôi không biết làm gì khi những lời khuyên nhủ của chúng tôi nàng ấy không nghe được. Lúc này các chị nước cũng nằm im không nói một lời, thời tiết đã lạnh lẽo giờ này tôi còn cảm thấy nó lạnh lẽo đến đáng sợ hơn. Tôi ngồi một mình và suy nghĩ không biết thân xác của người thiếu phụ đáng thương kia sẽ trôi dạt và đâu. Mong rằng có người tìm thấy xác của nàng và nàng được chôn cất tử tế.

Khoảng ba bốn ngày sau khi chúng tôi vẫn chưa khỏi tiếc thương bàng hoàng thì bỗng nghe có vài ba người trong làng đi làm đồng về có bàn tán với nhau đứa con của Vũ Nương trong những đêm sau đó đã chỉ lên tường nơi bóng của người cha mà nói “Cha Đản về kìa”. Trường Sinh đã thấu hiểu mọi chuyện và rất đau lòng bởi chính mình gây ra cái chết của vợ. Tôi ngẩng mặt nhìn lên trời xanh mong rừng linh hồn của Vũ Nương được an ủi phần nào khi đã được minh oan.

Vào một buổi chiều tà, khi những bác chim đã bay về tổ, tôi thấy Trương Sinh lập đàn tế Vũ Nương ven bờ sông. Một lát sau có một đoàn xe ngựa, võng lọng ẩn hiện thấp thoáng giữa dòng sông. Vũ Nương nói vọng vào những lời thương nhớ và căn dặn chồng săn sóc chu đáo đứa con thơ. Thoáng chốc, tất cả mờ dần rồi tan biến hẳn. Cảm thương tấm lòng của Vũ Nương, dân làng đã lập miếu thờ nàng ngay cạnh tảng đá nơi nàng trầm mình xuống Hoàng Giang.

……………

Bài viết số 3 lớp 10 đề 2

Dàn ý bài viết số 3 lớp 10 đề 2

1. Mở bài

– Giới thiệu về que diêm (xưng tôi).

Tôi còn nhớ nhớ như in, vào một đêm cuối năm đầy rét mướt với hơi sương phủ ngập, vậy mà chúng tôi vẫn lang thang trên phố trong chiếc giỏ của cô bé tội nghiệp. Lúc này, ngoài đường phố đã dần thưa thớt ít người qua lại, ánh đèn sáng rực từ cửa sổ chiếu xuống lòng đường và mùi ngỗng quay lan tỏa khắp nơi. “Thời khắc giao thừa sắp đến rồi mà sao cô chủ vẫn chưa về nhà nhỉ?” Ai nấy trong chúng tôi đều có cùng suy nghĩ về điều đó nhưng chỉ biết nằm im bất động và cầu nguyện rồi ai cũng sẽ được người tốt bụng nào đó mua và mang về nhà để đón năm mới trong sự ấm cúng chứ không phải lạnh giá như thế này.

2. Thân bài

– Nói về xuất thân của mình: Tôi là một trong những chiếc que diêm được cô chủ nhỏ mua về từ một tiệm tạp hóa trong thành phố.

– Nói về những việc đã được chứng kiến, được nghe từ cô bé bán diêm.

  • Tôi co ro trong chiếc hộp nhỏ vì hôm nay là Giáng sinh cơ mà .
  • Tiếng rao bán diêm của cô chủ vang vọng mãi trên các đường phố lạnh cóng ..đầy tuyết lạnh rơi phủ dày đặc hàng gang.
  • Cô chủ bán chúng tôi đi để mang về những đồng tiền ít ỏi trang trải phần nào cuộc sống khó khăn của gia đình và bản thân cô.
  • Cô chủ bán rất rẻ, chỉ một xu cho một que diêm thế mà không ai mua chúng tôi cả. Lý do thật dễ hiểu, không ai đi ra trời lạnh như thế này trong đêm 30 chỉ để mua diêm cả . Càng về đêm , trời càng lạnh, cô chủ chắc cũng như chúng tôi, đang co ro trong bộ áo mỏng ,rẻ tiền.
  • Tôi nghe văng vẳng tiếng nhạc Giáng sinh, tiếng mọi người vui vẻ chúc nhau năm mới khi cô bé đi qua những con phố.

– Khi chứng kiến những hành động của cô bé bán diêm

  • Thỉnh thoảng tôi cảm thấy cô dừng chân rất lâu ở một nơi chốn nào đó. Có thể đó là một cửa hàng với những cây thông trang trí thật đẹp.
  • Có thể đó tiếng cười vui vẻ của một gia đình nào đó sẽ thật ấm cúng và đầy đủ với gà tây,rượu và bánh trái. Cô chủ nhỏ của chúng tôi như có vẻ như đói lắm rồi, cô nép vào những tòa nhà để nép mình trước những cơn gió lạnh. Cô bật cháy chúng tôi, từng que diêm một.
  • Khi đến lượt tôi thì cô bé đã ngã xuống nền tuyết giá lạnh. Trước khi vụt tắt tôi vẫn thấy trên môi cô bé hé nở một nụ cười .Nụ cười của hạnh phúc. chắc hẳn cô chủ đang mơ một giấc mơ đẹp trong đêm đông. Một đêm giáng sinh – noel thật là an lành.

3. Kết bài

– Cuộc sống không có ước mơ thì quả thật nhạt nhẽo, mỗi que diêm là một ước mơ của một tâm hồn bé bỏng và trong sáng, mỗi ánh lửa bùng cháy là chút tình thương đâu đó còn sót lại của lòng nhân. Câu chuyện kết thúc thật buồn nhưng đâu đó ta vẫn thấy một kết thúc có hậu, chắc hẳn cô bé đã nghĩ rằng mình đã về với mẹ của mình, được nép vào lòng mẹ như cô hằng mơ ước.

-“Hãy biết ước mơ dù đôi khi ước mơ cũng chỉ là mơ ước, nhưng hãy cứ tiếp tục ước mơ …” đó là thông điệp đằng sau câu truyện, cô bé chết nhưng không phải một cái chết vô nghĩa, cô vẫn còn đâu đó trong suy nghĩ của những người lớn chúng ta rằng sống phải có hoài bảo, trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt đến như thế nào thì cũng không được bỏ cuộc hay trong những giấc mơ trẻ thơ thương xót cho một tâm hồn bé bổng không có nhiều điều kiện như mình – đó là lòng nhân ái.

Bài viết số 3 lớp 10 đề 2 – Mẫu 1

Đêm giao thừa, trời rét mướt, trong khi mọi người đang quây quần sum họp đầm ấm và hạnh phúc trong những mái nhà rực rỡ ánh đèn thì chúng tôi – những que diêm vẫn nằm trong bao và trên giỏ của cô bé bán diêm.

Tôi và những que diêm khác đã cùng với cô bé đầu trần chân đất ấy đi khắp ngõ ngách trên phố nhưng thật buồn khi suốt cả ngày cũng chẳng có ai trong số những bao diêm chúng tôi được bán đi. Đêm giao thừa nên mùi ngỗng quay thơm lừng khắp phố, chắc hẳn cô chủ của chúng tôi đang nhớ bà nội lắm, bởi quãng thời gian có bà là những tháng ngày đầm ấm. Từ khi Thần Chết đến cướp bà đi, cuộc sống của cả gia đình đã tiêu tán, cô phải chui rúc ở một xó tối tăm, suốt ngày nghe tiếng chửi rủa của cha cô. Cô bé ôm chiếc giỏ đựng chúng tôi vào lòng rồi ngồi nép vào một góc tường giữa hai ngôi nhà, cô thu đôi chân sát vào người bởi ngay chúng tôi cũng cảm thấy trời mỗi lúc càng rét hơn. Hôm nay cô đã không về nhà, chúng tôi biết vì sao, bởi chúng tôi không ai được bán đi thì cô về nhà sẽ bị cha đánh, mà tôi cũng nghĩ dù cô bé có về nhà cũng chẳng khác hơn ở đây là bao, nơi cha con cô ở là gác sát mái nhà, những vách hở khiến gió vẫn thổi rít vào trong. Hé nhìn qua bao diêm, tôi thấy bàn tay cô bé đang cứng đờ, rồi bỗng nhiên tôi nghe tiếng cô thì thầm với chính mình:

– Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét chút nhỉ? Giá mình có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ?

Thấy cô lưỡng lự chần chừ một lúc nhưng rồi cô đã quyết định lấy từ trong đống diêm chúng tôi ra một bao, rút một que quẹt vào tường. Bản thân chúng tôi bén lửa rất nhanh, ngọn lửa lúc đầu màu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, quanh que gỗ rực hồng lên và ánh sáng chói trông rất vui mắt. Tôi nhìn thấy cô bé hơ đôi tay bé nhỏ trên que diêm sáng rực như than hồng, ánh sáng kỳ dị ấy khiến cô bé tưởng tượng ra mình đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng, lửa cháy trong lò trông vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng. Đôi bàn tay cô bé hơ trên ngọn lửa, cô cảm thấy dễ chịu nhưng bên tay cầm diêm ngón cãi đã nóng bỏng lên. Với thời tiết khắc nghiệt tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sửa thì khoái biết bao. Cô bé vừa duỗi chân ra thì lửa vụt tắt và lò sưởi không còn nữa, trên tay cô bé là que diêm đã tàn hẳn, vẻ mặt cô bần thần và bất giác nhớ nhiệm vụ cha giao đi bán diêm, cô biết chắc về nhà sẽ ăn mắng.

Rồi cô bé quẹt que diêm thứ hai, diêm lại cháy sáng rực, tôi nhìn thấy bức tường trước mặt mình biến thành tấm rèm bằng vải màu, nhìn thấu vào trong một ngôi nhà, trong đó có bàn ăn đã dọn sẵn trải khăn trắng tinh, trên bàn toàn bát đũa quý giá và cả một con ngỗng quay, điều kì diệu là con ngỗng đó nhảy ra khỏi đĩa mang theo cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng tiến về phía chúng tôi. Nhưng khi que diêm tắt, hóa ra chỉ là ảo tưởng, trước mặt tôi và cô bé vẫn chỉ là bức tường lạnh lẽo, cảnh tượng ngoài kia vẫn là phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xóa, mấy người mặc quần áo ấm áp đi đến nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của tôi và cô bé bán diêm. Que diêm thứ ba được quẹt lên, tôi và cô bé cùng ngước nhìn thì thấy một cây thông Nô-en lớn trang trí lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi, rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ. Bỗng cô bé với tay về phía cây thông nhưng khi đó diêm vụt tắt, những ngọn nến kia cứ thế bay lên rồi biến thành những vì sao trên trời, cô bỗng nhớ về bà vì bà hay nói “Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với Thượng Đế”. Thế rồi cô bé quẹt tiếp que diêm nữa, người bà của cô hiện ra trong ánh lửa lung linh với nụ cười hiền hậu, cô bé reo lên:

– Bà ơi! Bà cho cháu đi với! Khi que diêm tắt bà lại biến mất giống như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông Nô-en, nhưng bà đừng bỏ cháu lại nơi này, trước kia khi bà chưa về với Thượng đế bà cháu mình đã sung sướng biết bao. Dạo ấy bà nói với cháu rằng nếu cháu ngoan sẽ được gặp lại bà, bà ơi! Cháu van bà hãy xin Thượng đế cho cháu về với bà, chắc Người không từ chối đâu.

Lời cô bé vừa dứt que diêm lại vụt tắt, thế là cô bé đem hết bao diêm ra, quẹt tất cả số diêm còn lại trong bao với hy vọng níu kéo bà, ánh sáng diêm nối tiếp nhau làm rực sáng như ban ngày, bà của cô bé cũng to lớn và đẹp lão hơn bao giờ hết. Tôi là que diêm cuối cùng được đốt, trong ánh sáng của chính mình tôi đã thấy bà cầm tay cô bé rồi hai bà cháu vụt lên cao, cao mãi, nơi ấy chẳng còn đói rét, khổ đau nào đe dọa nữa vì họ đã về với Thượng đế.

Trước khi chính mình bị vụt tắt, tôi đã nhìn thấy nụ cười trên môi của cô bé, đó là một nụ cười hạnh phúc, chắc hẳn cô hạnh phúc hơn bao giờ hết vì đã được mãi mãi ở bên cạnh người bà thân yêu của mình, mãi mãi rời xa cái giá lạnh, đói khát và những trận đánh của cha.

Bài viết số 3 lớp 10 đề 2 – Mẫu 2

Đêm giáng sinh năm ấy trời thật lạnh. Đã mấy ngày liền tuyết rơi liên miên, như hối hả điểm trang cho thành phố vẻ thánh khiết để đón mừng ngày kỷ niệm Chúa Cứu Thế ra đời.

Em bé tay ôm bao giấy đầy những hộp diêm, vừa đi vừa cất tiếng rao mời. Lạnh thế mà bé phải lê đôi chân trần trên hè phố. Đôi dép cũ rích của bé sáng nay bị lũ nhóc ngoài phố nghịch ngợm dấu đi mất. Trời lạnh như cắt. Hai bàn chân của bé sưng tím cả lên. Bé cố lê từng bước sát dưới mái hiên cho đỡ lạnh, thỉnh thoảng đôi mắt ngây thơ ngước nhìn đám đông hờ hững qua lại, nửa van xin, nửa ngại ngùng. Không hiểu sao bé chỉ bán có một xu một hộp diêm như mọi ngày mà đêm nay không ai thèm hỏi đến.

Càng về đêm, trời càng lạnh. Tuyết vẫn cứ rơi đều trên hè phố. Bé bán diêm thấy người mệt lả. Đôi bàn chân bây giờ tê cứng, không còn chút cảm giác. Bé thèm được về nhà nằm cuộn mình trên chiếc giường tồi tàn trong góc để ngủ một giấc cho quên đói, quên lạnh. Nhưng nghĩ đến những lời đay nghiến, những lằn roi vun vút của người mẹ ghẻ, bé rùng mình hối hả bước mau. Được một lát, bé bắt đầu dán mắt vào những ngôi nhà hai bên đường. Nhà nào cũng vui vẻ, ấm cúng và trang hoàng rực rỡ. Chỗ thì đèn màu nhấp nháy, chỗ có cây giáng sinh với những quà bánh đầy màu. Có nhà dọn lên bàn gà tây, rượu, bánh trái trông thật ngon lành. Bất giác bé nuốt nước miếng, mắt hoa lên, tay chân run bần bật, bé thấy mình lạnh và đói hơn bao giờ hết. Đưa tay lên ôm mặt, bé thất thểu bước đi trong tiếng nhạc giáng sinh văng vẳng khắp nơi và mọi người thản nhiên, vui vẻ, sung sướng mừng Chúa ra đời…

Càng về khuya, tuyết càng rơi nhiều. Bóng tối, cơn lạnh lẫn cơn đói như phủ lên, như quấn vào hình hài nhỏ bé ốm yếu. Bé vào núp bên vỉa hè giữa hai dãy nhà cao để tránh cơn gió quái ác và tìm chút hơi ấm trong đêm. Ngồi nghỉ một lát, chợt nhớ ra bao diêm, bé lấy ra một cây, quẹt lên để sưởi cho mấy ngón tay bớt cóng. Cây diêm cháy bùng lên thật sáng, thật ấm, nhưng chỉ một lát thì tắt mất, làm bé càng bực mình hơn trước. Bé thử quẹt lên một cây diêm thứ hai. Khi cây diêm cháy bùng lên, bé thấy trước mặt mình một bàn đầy thức ăn, những món đặc biệt của ngày lễ giáng sinh. Bé mừng quá, đưa tay ra chụp lấy thì ngay lúc ấy cây diêm tắt, để lại bé trong bóng tối dày đặc, với cái lạnh bây giờ càng khủng khiếp hơn. Bé sợ quá, sợ lạnh, sợ tối, vội vàng lấy bao giấy đổ diêm ra hết, rồi cứ quẹt lên từng cây một, hết cây này đến cây khác. Trong ánh sáng của mỗi cây diêm bé thấy mình được về nhà, được gặp lại người mẹ thân yêu. Mẹ âu yếm bế bé đến gần bên lò sưởi, mặc cho bé chiếc áo choàng dài thật ấm, thật đẹp, xong nhẹ nhàng đút cho bé từng miếng bánh ngon. Mẹ trìu mến ôm bé vào lòng, vuốt ve, hỏi han đủ chuyện. Mỗi lần que diêm tắt, hình ảnh người mẹ thân yêu tan biến, bé hoảng sợ, vội vàng quẹt lên một que khác, mẹ lại hiện ra. Cứ như thế, tay bé cứ say sưa quẹt hết mớ diêm này đến mớ diêm khác. Rồi như người điên, bé lấy que diêm châm vào cả hộp diêm. Khi ánh lửa bùng lên, bé thấy mẹ cúi xuống bế bé lên, mang bé bay bổng về nơi đầy tiếng hát, đầy những người thân yêu, bé không còn thấy lạnh, thấy đói gì nữa.

Sáng hôm sau, những người trong phố tìm thấy em bé đáng thương nằm chết bên cạnh đống diêm vãi tung tóe trong ngõ hẻm.

Bài viết số 3 lớp 10 đề 2 – Mẫu 3

Tôi còn nhớ đêm giáng sinh hôm ấy, ngoài trời tuyết rơi triền miên mãi mà không ngớt, chúng tôi cảm thấy cô chủ đang lạnh lắm vì tay cô cứ run lên bần bật, cái lạnh đó cũng tô điểm thêm cho một ngày giáng sinh thật đặc biệt, ngày mà chúa ra đời. Cô chủ tay ôm lấy chúng tôi – những hộp diêm. Vừa đi cô chủ vừa cất cao giọng để mời rao.

Lúc ấy mọi người đang quây quần bên chiếc lò sưởi, những đứa trẻ như cô chủ tôi thì đang ngồi chờ ông già noel tới phát quà làm gì có ai để ý đến tiếng giao của cô chủ tôi chứ. Thật tội nghiệp cho cô chủ, cô phải lê đôi chân trần nhỏ bé qua từng ngõ phố nhỏ để giao bán chúng tôi – những hộp diêm nhỏ nhỏ. Nhìn đôi chân trần của cô chủ mà tôi nghĩ tôi nghiệp, sáng nay cô c chủ bị bọn trẻ nghịch ngợm vứt đi mất đôi dép cũ nát. Trời càng về khuya dường như càng trở nên lạnh hơn, tôi mở hộp nhìn ra thấy đôi chân trần của cô chủ dường như tím ngắt, tôi không biết làm gì để giúp cô chủ. Tôi ngoái đầu nhìn ra phố một số người vẫn hối hả trở về nhà, dường như không ai để ý đến cô chủ tội nghiệp của tôi. Tôi không hiểu vì sao, cô chủ vì sao cô chủ vẫn bán chúng tôi với giá một xu, như hàng ngày mà không ai hỏi đến, phải chăng họ vô tâm hay vì họ quá vội vã?

Càng khuya, tuyết rơi càng nhiều, nơi nơi đều phủ màu trắng của tuyết. Tôi cảm nhận được cô chủ dường như đã kiệt sức, đôi bàn chân của cô đã tê buốt, không còn cảm giác gì. Cô chủ ước rằng mình có thể trở về nhà nằm cuộn tròn trên chiếc giường cũ kĩ trong góc nhỏ ngủ một giấc tới sáng để quên đi cái đói, cái lạnh. Nhưng tôi thấy cô chủ giật mình thon thóp, rồi vội vã bước mau trên con phố, khi nghĩ tới những lời mắng nhiếc, những đòn roi vun vút của người cha.

Đi được một lát, cô chủ lại đứng lại nhìn ngắm sự ấm cúng của những ngôi nhà hai bên đường, họ đang hạnh phúc đông đủ. Tôi nghe tiếng cô chủ nuốt nước miếng ừng ực, tay chân run lên bần bật. Cô nhớ đến người bà yêu quý của mình khi còn sống, cô cùng bà đón giáng sinh vui vẻ. Nhưng thần chết đã cướp đi người bà yêu quý của cô và ngày nào, cô cũng chịu những đòn roi của người cha và những lời chửi rủa mắng nhiếc tôi thậm tệ.

Cô chủ ngồi nép mình vào một góc tường giữa hai ngôi nhà, thu đôi chân lại, hai bàn tay ôm chặt lấy cho đỡ rét nhưng mỗi lúc tôi cảm thấy cô càng thấy rét hơn. Rồi tôi thấy cô ngồi im suy ngẫm điều gì đó. Rồi cô rút một người bạn của tôi ra và quẹt sáng. Anh bạn của tôi, được phơi khô nên bén lửa rất nhanh loáng qua thôi đã vụt tắt mất rời. Tôi không biết cô nghĩ gì nhưng ánh mắt cô rất vui và hình như miệng cô còn ánh lên cả một nụ cười thì phải. Tôi chợt thấy lòng mình cũng vui hẳn lên. Thế rồi, mạnh mẽ hơn, cô lại quẹt lửa anh bạn thứ hai, thứ ba, thứ tư. Lửa lại cháy và sáng rực. Ánh mắt cô bé lại vui lên. Bất chợt tôi thấy cô cười hạnh phúc và nói:

Bà ơi! Cô bé reo lên mừng rỡ, bà cho cháu theo bà với! Cháu biết rằng khi diêm vụt tắt thì bà cũng biến mất, biến mất như là lò sưởi, là ngỗng quay, là cây thông ban nãy vậy. Nhưng cháu xin bà đừng bỏ rơi cháu một mình nơi này. Trước kia, cháu với bà đã từng sống vui vẻ biết bao, bà cũng từng bảo cháu rằng, nếu cháu ngoan ngoãn thì cháu sẽ được gặp lại bà. Bà ơi! Cháu muốn đi theo bà! Bà hãy xin với thượng đế, cháu tin rằng ngài sẽ không từ chối lời thỉnh cầu của cháu đâu.

Anh bạn thứ tư của chúng tôi vụt tắt. Hình ảnh khuôn mặt cô chủ nhỏ cũng biến mất luôn. Nhưng cô bắt đầu lôi ra tất cả chúng tôi và quẹt sáng. Dường như cô chủ của chúng tôi đang muốn níu kéo một điều gì. Chúng tôi nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Tôi nhìn thấy trên khuôn mặt kia đang nở ra một nụ cười mãn nguyện. Một xó tường bỗng vụt sáng lên nhưng cũng chỉ một phút sau nó lại trở về với cái tối tăm lạnh lẽo. Chúng tôi đã thắp lên những tia sáng cuối cùng còn cô chủ của chúng tôi thì bỗng nhiên gục xuống. Có lẽ cô mệt quá. Cô đã không ăn và không nghỉ suốt những ngày qua nên chắc bây giờ đang đói lả. Chúng tôi thương cô chủ quá mong sao cho cô chủ có thể vượt qua.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp 40+ hình xăm cung Nhân Mã đẹp, ý nghĩa, ấn tượng

Bài viết số 3 lớp 10 đề 2 – Mẫu 4

Đêm nay là một đêm giao thừa! Một đêm rét mướt ngoài trời chỉ toàn là tuyết, tôi cũng những người bạn diêm của mình nằm im lìm trong bao trên một chiếc giỏ được ôm trong lòng của một cô bé. Đúng vậy! Một cô bé hiền lành và đáng thương! Đêm nay, đáng ra cô bé phải được ngồi trước lò sưởi, bên một bàn ăn thịnh soạn và cùng gia đình đón giao thừa nhưng lại phải lang thang khắp đường phố để giao bán những que diêm như chúng tôi để có tiền mang về. Ôi chao, cuộc đời của những que diêm chúng tôi ngắn ngủi nhưng chẳng mấy khổ đau còn cuộc đời của nhiều còn người lắm khổ đau quá đỗi.

Trong tiếng gió rít cuốn theo tuyết bay len vào mọi ngóc ngách đường phố, một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối. Tôi còn nhớ cách đây vài ngày cô bé vẫn còn giày để đi nhưng là một đôi giày vải mỏng và cũ, không may thay, nó đã bị mất trong một sự cố với xe ngựa và cô bé chỉ có thể đi chân đất như vậy trong đêm đông giá buốt. Tôi cố ló ra nhìn cô bé và thấy gương mặt cô đỏ ửng nhưng không phải trong màu da hồng hào mà là dưới khuôn mặt nhợt nhạt, hiện rõ sự cóng lạnh của cô. Cứ mỗi lần có người đi lại trên con đường vắng tanh này, cô bé lại đưa một tay đang cầm bao diêm ra, mời họ mua, nhưng chả ai thèm dừng lại đoái hoài dù chỉ một lần. Có lẽ là do trời quá lạnh và họ đang bận về nhà chăng hay họ không muốn dùng đến chúng tôi nữa vì đã có lò sưởi? Nhưng dù thế nào, tôi đâu còn muốn quan tâm đến số phận của một que diêm bé nhỏ như tôi sẽ đi về đâu, nếu người ta không dùng thì tôi cứ ở đó, còn nếu được quẹt lên, tôi sẽ cháy sáng trong vài phút rồi từ giã cõi đời trong sự thanh thản chẳng mảy may nhiều nghĩ suy khi đã cống hiến cho cuộc đời và làm tròn trách nhiệm của mình. Người tôi lo là cô gái bé nhỏ đáng thương của tôi. Cô bé sống với cha ở trên gác, sát mái nhà mà mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà. Đặc biệt người cha là một kẻ say luôn đòi tiền con gái để uống rượu, nếu đêm nay, cô không có tiền đem về, nhất định sẽ bị đánh đập vô cùng tàn nhẫn.

Có lẽ cô bé cũng biết những điều ấy, không còn đủ sức mà đi trong đói và rét, cô bé chọn một góc tường và ngồi xuống. Cô đưa tay vào giỏ định lấy diêm, tôi vô tình chạm vào đôi bàn tay ấy và thấy nó cứng đờ, lạnh tê khiến cho ai nấy đều phải giật mình. Tôi chợt nhớ ra cô bé từ hôm qua đến nay chưa có gì vào bụng và trong đêm tuyết phủ như vậy thì đôi chân trần và chiếc váy mỏng manh đâu thể chống đỡ nổi. Tôi thấy cô ngồi nép vào bên tường, đôi môi tím tái, đôi mắt buồn tẻ nhưng vẫn ánh lên vẻ ngây thơ thuần túy. Tôi chợt thấy buồn thương thay cho cô bé, khi mà bằng tuổi cô, những cô cậu bé khác đang được cha mẹ chiều chuộng bên bàn ăn với ngỗng quay và chân gà cùng hơi ấm lò sưởi thì cô bé lại chịu đói, rét và sự sợ hãi ngôi nhà cô ở.

Có lẽ do quá lạnh, cô lấy ra một bao diêm và quẹt. Cô quẹt một que đầy, ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần bước đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.

Cô bé hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Và tôi thấy mắt cô ánh lên niềm vui vì cô tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy non đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng. Nhưng vòng đời những que diêm như tôi vốn ngắn, chưa được bao lâu, lò sưởi đã không còn.

Cô bé ngồi bần thần ra một lúc rồi bắt đầu quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên. Hiện lên là một bàn ăn đã dọn sẵn, khăn trải trắng tinh, trên bàn bày toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay. Những điều kỳ diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi dĩa và mang cả dao ăn, cắm trên lưng, tiến về phía cô. Tất cả còn được bọc trong một căn nhà bằng gỗ ấm áp. Rồi lại một lần nữa… que diêm vụt tắt; trước mặt của cô bé chỉ còn là những bức tường dày đặc, lạnh lẽo và vô tình. Không có bàn ăn thịnh soạn nào ở đây cả, chỉ có một cô bé đói và rét.

Cô bé tiếp tục quẹt, cô quẹt que diêm thứ ba. Một cây thông Noel xuất hiện. Cây to lớn và cao. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ. Như một phản xạ, cô bé với đôi tay về phía cây… nhưng diêm tắt. Tất cả những ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời.

Khi này, tôi nghe thấy tiếng cô bé thủ thỉ:

– Chắc hẳn có ai vừa chết, em bé tự ngủ, vì bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu, trước đây thường nói rằng: “Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với thượng đế”.

Tôi ngỡ rằng mọi mộng mị đã tan nhưng cô bé tiếp tục quẹt một que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh và cô bé thấy một bà tiên hiền hậu hiện ra, ồ, không phải là bà tiên mà chính là bà của cô bé, đôi mắt cô bé sáng long lanh và như quên hết khổ đau, cô bé chạy lại bên đó và que diêm tắt phụt, ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biết mất.

Nỗi thất vọng tràn lên trong đôi mặt của cô và thế là cô quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Phải chăng cô muốn níu bà cô lại? Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ tôi nhìn thấy một bà lão to lớn và đẹp như thế này. Bà cụ cầm lấy tay cô bé, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về với Thượng đế. Tôi chính là que diêm cuối cùng đã cháy mở con đường cho hai bà cháu bay về cõi vĩnh hằng. Tôi đã đi cùng với hai bà cháu đến nơi hạnh phúc.

Tôi tin rằng mọi khổ đau cô bé phải chịu đã qua, nơi thành phố lạnh lẽo tình người ấy không xứng đáng có được một thiên thần như cô và cô thuộc về cõi mơ. Khi ra đi, trên môi cô bé đã nở một nụ cười tươi tắn và rạng ngời nhất của một thiên thần.

………..

Bài viết số 3 lớp 10 đề 3

Dàn ý bài viết số 3 lớp 10 đề 3

1. Mở bài

Hóa thân vào chú gà, giới thiệu tên và lý do có cái tên đó.

2. Thân bài

– Giới thiệu mình là gà chọi.

– Được cậu chủ mua về và chăm sóc kỹ lưỡng.

– Sau một thời gian mình đã có một thân thể cường tráng và bắt cầu xông pha chiến trường cùng cậu chủ.

– Vì đánh bại quá nhiều đối thủ nên mình rất hãnh diện và tỏ ra khinh địch.

– Bị đối thủ đánh bại sau một trận đánh.

3. Kết bài

– Khi bị cậu chủ lãng quên mình sống một cuộc sống tẻ nhạt và buồn bã.

– Trở thành “một người thân tàn ma dại”.

– Có một kết thúc bi hài (có thể bị giết thịt).

Bài viết số 3 lớp 10 đề 3 – Mẫu 1

Cuộc đời ai mà không có lúc thăng, lúc trầm, lúc đớn đau lúc hạnh phúc. Riêng tôi, cái thời oanh liệt, hãnh diện đã qua và chắc chẳng bao giờ quay lại. Mỗi lần nhắc lại chuyện xưa là tôi lại thấy mình nông nổi rồi lại thương cho số kiếp lênh đênh hiện tại. Tôi định sẽ chôn vùi kí ức ấy mãi mãi nhưng hôm nay tôi sẽ kể lại để các bạn có thêm một bài học về cuộc sống.

Tôi sinh ra giữa lúc cả làng đang kháo nhau tìm gà chọi giỏi để mua. Mẹ tôi là một bà mái mơ lông vàng có đốm hoa trên đuôi và cánh, cha tôi là dòng dõi gà chọi nức tiếng trong vùng. Tôi mang trên mình bộ lông màu vàng rực của mẹ và đôi chân trắng cứng cáp của cha. Tôi lớn lên nhờ những con giun, con dế sau hè vì nhà chủ tôi rất nghèo cũng chẳng cần đến dáng vẻ oai vệ của tôi. Nhiều lần soi mình trước dòng nước, tôi phải trầm trồ tự khen bản thân sao đẹp thế. Đôi màu đỏ chót lủng lẳng như ngọn cờ chiến thắng. Cái cánh to vỗ phành phạch khiến cho lũ gà chíp hôi hoảng sợ. Mỗi khi cất tiếng gáy là cả xóm gà đều ngưỡng mộ giọng thánh thót của tôi. Tôi lấy điều đó làm hãnh diện rồi đi nghênh ngang khắp nơi. Lần đó, có một cậu thanh niên đến nhà chủ tôi hỏi mua gà. Chủ tôi dắt cậu thanh niên ra sau vườn. Vừa nhìn thấy tôi cậu ấy đã reo lên “A, con gà chiến đây rồi!”. Thế là cậu ấy chẳng tiếc tiền mua tôi cho bằng được. Tôi được về nhà mới, một ngôi nhà rộng lớn, tôi chẳng quan tâm vì tôi có bao giờ đi hết khu vườn phía sau.

Cậu chủ mới của tôi rất hào phóng, cậu mua cho tôi nhiều thức ăn ngon, tôi chẳng còn cực khổ bới giun nữa. Cậu bế tôi khoe khắp xóm và đấu trận đầu tiên của tôi khi vào nghề. Trong trận đấu ấy, đối thủ của tôi là một con gà mập mạp, có đôi chân to tướng và cái cổ thật cao. Cái dáng vẻ hung hăng của nó khiến tôi bực tức và quyết chí đánh gục nó. Vào trận, nó bắt đà thật xa và vươn một cú mạnh vào bụng tôi. Nhanh như cắt, tôi né sang một bên khiến hắn mất đà chúi đầu phía trước. Mặt hắn đỏ au, hắn ra chiêu độc, tôi đoán trúng và phản công. Hắn bị tôi đá ngay cạnh mạng sườn một cú thật đau. Tôi liên tiếp tung đòn khiến hắn bật ngã phía sau. Tiếng vỗ tay vang lên, cậu chủ tôi reo hò chiến thắng, tôi lấy làm hãnh diện cất tiếng gáy ò ó. Những ngày sau đó, tôi sống trong vinh quang khi liên tục thắng những trận lớn trong làng và ra cả làng bên cạnh. Cậu chủ đã đặt cho tôi cái tên “Oanh Liệt” như chính con người tôi vậy. Nghe đến danh của tôi, ai ai cũng đều ngưỡng mộ. Cái thời oanh liệt của tôi bắt đầu nhanh chóng rồi cũng kết thúc chóng vánh.

Giữa lúc thanh thiếu niên làng chúng tôi đang say sưa với những trò chơi truyền thống thì ở đầu làng, nhà ông tư Phú mới sắm sửa về cả chục chiếc máy vi tính. Tôi nghe bác chó Mực kể lại – bác chó mực vốn ở cho nhà của ông Phú cả chục năm rồi. Bác Mực nói với chúng tôi rằng cái máy vi tính ấy rất thần kì, chỉ cần gõ vào vài cái là cả thế giới hiện lên. Những cô cậu xóm tôi chẳng đứa nào thèm chơi banh đũa hay ô ăn quan nữa, chúng xúm lại để chơi game, xem phim, nghe nhạc. Cậu chủ tôi cũng thế, cậu chẳng còn ngó ngàng gì đến tôi. Số phận tôi hẩm hiu từ đấy. Có hôm nhìn thấy cậu chủ về đến nhà, tôi chạy ra cục tác ra bộ muốn được bế đi khắp xóm. Cậu chủ chẳng thương tiếc dùng chân đá tôi sang một bên rồi lớn tiếng “Mày cút khỏi mắt tao, hôm nay tao thua game đang buồn đây này”. Tôi lủi thủi ra vườn và than thở với lũ gà hàng xóm. Chúng cũng có hơn gì tôi đâu, chúng tôi rủ nhau bỏ trốn sang làng khác, biết đâu ở đấy người ta trọng dụng chúng tôi, chúng tôi sẽ được sống những ngày sung sướng. Nói là làm, đêm hôm ấy, tôi, gà Ô nhà cậu Toàn, gà Điều nhà bác Quý bỏ trốn. Chúng tôi đi mãi, đi mãi cũng đến làng bên. Thế nhưng lũ chó làng ấy chẳng dung chứa chúng tôi. Chúng hùa nhau cắn đuổi tôi. Tôi chạy thụt mạng mới thoát được móng vuốt của chúng. Khi hoàn hồn, tôi biết mình bị lạc ở một khu rừng hoang vắng, chỉ có tiếng chim rừng và bọn côn trùng kêu tỉ tê. Hai đứa bạn cùng trốn với tôi đã biến đâu mất. Tôi bơ vơ sống từng ngày, sáng đi tìm mồi cho qua bữa, tối về ngủ trong cái hốc cây to. Cũng may là tôi quen được mấy thím gà rừng để buôn chuyện đỡ buồn, nếu không chắc tôi chết già trong rừng này mất.

Cuộc đời tôi nhiều thăng trầm là thế. Giờ tôi cũng chẳng dám mơ đến việc trở lại thời huy hoàng ngày trước, tôi sợ lắm rồi sự phụ bạc của con người. Giá mà có kiếp sau được làm con người, tôi sẽ sống bằng chính sức lực của mình chứ không đợi chờ một ai nâng mình lên nữa.

Bài viết số 3 lớp 10 đề 3 – Mẫu 2

Tôi là một chú gà chọi có tên là “Oanh Liệt” – cái tên do chính cậu chủ của tôi đặt cho. Tôi cũng đã có một thời huy hoàng giống như cái tên của mình vậy. Nhưng rồi cái thời đó cũng rất sớm qua đi.

Tôi nhớ mãi cái ngày mà tôi sinh. Lứa đó, mẹ tôi sinh ra được bảy anh em tất cả. Tôi là đứa trẻ con út ít trong nhà, tính tình nóng nảy hiếu chiến nhất nên được ba mẹ cưng chiều, anh chị nhường nhịn. Chính vì như vậy tôi nghĩ rằng mình oai phong lắm. Mong muốn của tôi là được đi đây đi đó được rời xa quê hương ngôi nhà nhỏ bé của mình để có thể mở mang đầu óc.

Rồi một hôm có một người đàn ông làng bên sang gặp ông bà chủ của tôi để tìm mua gà chọi. Ông bà chủ của chúng tôi gọi bảy anh em của chúng tôi ra. Tôi muốn được lọt vào tầm mắt của người mua nên đã thể hiện hết sức mình, còn các anh tôi họ không muốn đi xa không muốn rời khỏi gia đình nên họ chỉ múa vài ba chiêu lấy lệ mà thôi. Chính vì vậy, tôi được người mua ưng ý và chấp thuận mua tôi.

Tôi rời xa ba mẹ để đến một ngôi nhà mới. Đấy chính là của ông chủ – ông đã đưa tôi cho con trai mình chăm sóc là cậu Thành. Từ đó, tôi thuộc quyền sở hữu của cậu Thành. Cậu đặt tên cho tôi là “Oanh Liệt” và chăm sóc tôi chu đáo cho ăn ngày ba bữa cơm no nước uống đầy đủ. Có một hôm, cậu đi đâu về mồ hôi nhễ nhại chạy lại chỗ tôi bảo: “Tao sẽ đưa mày đi đánh bại con gà chọi của Long”.

Nói xong cậu mang tôi lên võ đài được bố trí sẵn rồi thả tôi và một cậu bạn cùng loại vào trận chiến sinh tử. Vì rất yêu cậu chủ lại có máu hiếu thắng nên tôi chiến đấu hết mình chỉ chừng mười phút đối thủ của tôi đã phải đầu hàng. Tôi lấy làm tự đắc lắm. Từ hôm đó, cứ mỗi ngày cuối tuần cậu chủ lại đưa tôi đi thi đấu và lần nào tôi cũng chiến thắng. Mỗi lần như vậy khi về nhà cậu chủ Tùng cho tôi ăn uống no say toàn những món ngon để tôi lấy lại sức. Tôi mãn nguyện về cuộc sống hiện tại.

Bỗng một hôm, một bậc đàn anh đã cho tôi một bài học nhớ đời. Hôm ấy là ngày chủ nhật, cậu chủ lại đưa tôi đi thi đấu. Nhưng khi vừa lên võ đài tôi đã giật mình bởi đối thủ của tôi lần này thật sự đáng gờm. Hắn to cao, lực lưỡng gấp hai tôi. Hắn nhìn tôi cười khinh bỉ. Hắn bảo nếu tôi xin tha thì hắn không cần phải ra tay. Nhưng tôi không chịu cúi đầu lấy hết sức giơ các ngón nghề để ra tay với hắn. Nhưng hắn nhanh như cắt né được mọi quyền cước của tôi rồi đạp cho tôi một cái ngã lăn quay. Tôi xây xẩm mặt mày, hai mắt nổ đom đóm nhưng vẫn quyết xông vào trận chiến sinh tử. Trận ấy tôi bị thua thảm bại.

Thất bại là điều không ai ngờ tới, cậu chủ cũng vậy. Sau trận thua ấy, tôi thấy cậu chủ buồn lắm, lặng lẽ đưa tôi về nhà nhốt lại.

Từ hôm đó. tôi bị bỏ đói mấy ngày liền không có gì ăn. Tôi cảm thấy vô cùng tủi thân, nhớ lại những ngày đã qua.

Bài viết số 3 lớp 10 đề 3 – Mẫu 3

Tôi là một chú gà chọi nổi tiếng, tôi luôn thắng trong mọi trận đấu và được mọi người biết đến với cái tên “Oanh Liệt” mà ông chủ đặt cho tôi. Tôi nói thế chỉ để nhắc về cái quá khứ oai phong lẫm liệt của mình mà cố quên đi cái tình cảnh tàn tạ hiện giờ – tôi bị ông chủ bỏ rơi. Nhân đây tôi sẽ kể về câu chuyện của tôi – “Cuộc đời của một chàng gà oai hùng” .

Tôi sống ở một vùng quê quanh năm nghèo đói, đất đai khô cằn, thức ăn cho con người còn không đủ, nhà gà chúng tôi lại càng khó khăn hơn. Chính vì thế, không muốn bị đói thì phải biết tranh giành thức ăn của nhau. Trong gia đình gà của tôi, tôi là út nên được ba mẹ thương yêu, chiều chuộng như một “hoàng tử” – đấy là tôi bắt chước theo truyện “Hoàng tử ếch” mà tôi đã từng nghe trên cái radio của ông hàng xóm. Những lần kiếm được nhiều thức ăn, phần lớn ba mẹ dành cho tôi, phần còn lại chia cho các anh chị của tôi. Có lẽ vì thế, trong gia đình, tôi là đứa to khỏe nhất. Được ba mẹ nuông chiều, tôi sinh tính hống hách, kiêu căng và háo thắng. Mấy cô gà trong vùng chẳng ai thích tôi mặc dù tôi khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Nhưng tôi có thèm để ý đâu, họ thì bao giờ mới thấy được “vẻ đẹp tiềm ẩn” của tôi chứ. Có khi tôi nghĩ rằng mình có nên làm một chuyến đi xa để tất cả mọi người đều biết tôi không.

Vậy là dự tính của tôi đã thành sự thật. Sáng hôm ấy, có một người đàn ông đến chỗ chúng tôi để tuyển chọn những chú gà khỏe mạnh đem lên thành phố làm gà chọi. Đúng như ý muốn, tôi cố gắng đứng tướng sao cho thật đẹp, phô ra sự mạnh mẽ của mình. Và cuối cùng, tôi là một trong ba chú gà được chọn. Khỏi phải nói, tôi vui sướng đến mức nào. Thật ra lúc đó, tôi cũng chẳng biết thành phố là nơi như thế nào, chỉ nghĩ đơn giản đó là nơi tôi có thể trình diễn tài năng của mình.

Sau một chuyến đi dài, tôi cùng hai anh gà được đưa đến một căn nhà, chắc là nhà của cậu chủ mới. Nơi đây không giống như nhà tôi. Ngôi nhà này xây bằng tường hẳn hoi, còn chỗ tôi, người ta toàn ở nhà lá, nắng thì nóng, mưa thì dột, những lúc đó gia đình tôi thường rất khổ sở. Nhưng giờ thì chuyện đó chấm dứt rồi. Tôi được chăm sóc rất cẩn thận, được ăn ngon, chẳng phải lo nghĩ gì nữa. Không gian mới, niềm vui mới đã khiến tôi phút chốc quên đi hình ảnh gia đình mình.

Một thời gian ngắn sau, cậu chủ bắt đầu đưa tôi đến những nơi mà con người tụ tập lại rất đông – sau này tôi mới biết gọi là trường gà, một vài người trong số họ ôm chú gà của mình trên tay. Những chú gà đó trông khỏe mạnh và lực lưỡng như tôi vậy. Sáng hôm ấy là ngày đầu tiên tôi ra trận, trước khi đi cậu chủ dặn tôi bao nhiêu là điều, tôi hiểu hết mà, chỉ là không đáp trả được. Hôm đó trường gà rất đông, họ đến xem tôi – lính mới đấu với anh gà đã có chiến tích lừng lẫy ba tháng nay. Tôi hơi lo lắng nhưng không phải là sợ hãi nhé ! Đối thủ ghê gớm thật nhưng trông tôi có kém gì nào. Tôi ngẩng cao đầu khoe thân hình săn chắc, dùng hết sức mạnh của mình dồn đối thủ vào đường cùng, không lối thoát. Trận đầu tiên ra mắt, tôi thắng oanh liệt. Và “Oanh Liệt” trở thành cái tên nhớ đời của tôi về trận đó do cậu chủ đặt cho hoành tráng. Những trận sau tôi liên tiếp giành chiến thắng, nổi tiếng khắp giới chọi gà. Qua những trận thắng liên tiếp, tính kiêu căng, hống hách của tôi ngày một tăng dần. Bất kỳ nhìn thấy một chú gà nào, tôi đều nhìn với vẻ khinh thường. Tôi rất tự hào về bản thân mình, tự hào về sức mạnh của mình. Đó là những ngày tháng huy hoàng nhất mà tôi không bao giờ quên được.

Tham khảo thêm:   Ông già Noel có thật không? Nguồn gốc và sự tích ông già Noel

Nhưng rồi tôi cũng già đi. Đấu là lúc tôi không còn nhanh nhẹn và sức khỏe như ngày trước nữa, nhưng tôi vẫn luyện tập với cậu chủ để chiến đấu tiếp. Một buổi sáng nọ, như thường lệ, ông chở tôi đến trường gà. Lần này cậu chủ dặn đi dặn lại rất kỹ rằng tôi nhất định phải thắng trận này. Đối thủ lần này không có thân hình lực lưỡng như tôi, tôi chắc ăn sẽ thắng. Khi vào trận, tôi coi thường hắn, chẳng những tôi không sấn tới mà còn nhường hắn một bước. Hạ hắn dễ như không ấy mà! Nhưng không, hắn tấn công tôi liên tục, hai chiếc cựa và bộ móng sắc của tôi giờ chẳng làm được gì. Thế đó, tôi đã thua một trận ê chề. Mọi người xúm vào chế giễu tôi, những người đặt tiền vào tôi đến đá tôi mỗi người một phát. Đáng sợ hơn, cậu chủ giận dữ bế thốc tôi lên, phóng xe như bay đưa tôi đến một nơi lạ rất ồn ào, mùi khó chịu bao trùm lấy nơi đây.

Thật tình cờ, tôi gặp lại anh gà cùng quê, cùng được một chủ của tôi nuôi, nhưng bây giờ anh cũng ở đây giống như tôi. Chúng tôi nhìn nhau, “Bất Bại” và “Oanh Liệt” nhưng chẳng còn như vậy nữa. Chúng tôi chỉ biết nhớ về quá khứ hào hùng ngày trước, đau đớn khi từ một chàng gà khỏe mạnh thành kẻ thân tàn ma dại. Tôi cứ nghĩ rằng mình sẽ nằm đây chờ cậu chủ đến đón, nhưng anh “Bất Bại” đã bị một người đàn ông bắt đi. Còn tôi, không biết điều gì sẽ chờ mình phía trước.

Bài viết số 3 lớp 10 đề 3 – Mẫu 4

Tôi là Oanh Liệt. Đó là cái tên mà cậu chủ đã dành tặng cho tôi sau những chiến thắng vẻ vang. Nhưng bây giờ, cậu chủ đã bỏ rơi tôi theo những trò chơi mới.

Tôi được sinh ra ở một vùng quê rất bình yên. Gia đình tôi vốn sống vô cùng yên bình bên nhau trong gia đình của cậu chủ. Hằng ngày, tôi được câu chăm sóc vô cùng kỹ lưỡng nên chẳng mấy chốc đã ra dáng một chàng gà chọi trưởng thành. Tôi vẫn luôn tự hào về vóc dáng của mình. Thân hình của tôi nở nang, săn chắc. Hai chiếc cựa nhọn hoắt chĩa ngang. Bộ móng sắc khiến đối thủ phải nể sợ.

Tôi vẫn còn nhớ như in trận đấu đầu tiên của mình. Đối thủ của tôi là một tên gà chọi vô cùng nổi tiếng trong làng. Hắn được mệnh danh là “sát thủ bất bại”. Dù vậy, cậu chủ vẫn quyết tâm để tôi tham chiến với tinh thần học hỏi là chủ yếu. Trong suốt trận chiến, tôi cố gắng dùng sức khỏe mà mình vẫn tự hào, cùng với những chiến thuật học hỏi được từ bố để có thể giành được chiến thắng. Chỉ một chút nữa thôi, đối thủ của tôi đã bị đánh bại. Nhưng với kinh nghiệm thi đấu nhiều năm của mình, cậu ta đã đánh bại tôi. Sau trận đấu đó, tôi cảm thấy rất buồn. Tôi biết cậu chủ cũng vậy. Nhưng trên đường trở về nhà, cậu vừa ôm tôi, vừa vuốt ve bộ lông của tôi như để an ủi. Tôi tự hứa sẽ cố gắng rèn luyện để giành lại chiến thắng. Sau một năm, đến hội thi chọi gà vào Tết năm đó, tôi đã giành được chiến thắng. Từ đó về sau, trận đấu nào cũng kết thúc khá nhanh vì chỉ sau vài đòn độc là tôi đã hạ gục đối thủ. Tôi cảm thấy vô cùng thích thú khi được nghe tiếng reo hò tán thưởng của người xem và tiếng khen âu yếm của cậu chủ. Sau mỗi trận thắng như thế, tôi lại được cậu chủ chăm sóc vô cùng tận tình. Chính vì vậy, tôi cứ nghĩ rằng mình sẽ luôn nhận được sự quan tâm của cậu chủ như thế.

Nhưng tôi đã sai lầm. Một ngày nọ, anh Cu Chắt – nhà ở trên phố huyện có đem về một chiếc máy chơi game. Trẻ con trong làng đều bị thu hút bởi thứ đồ chơi lạ. Cậu chủ của tôi cũng vậy. Cậu đem hết số tiền tiết kiệm của mình để đem đi chơi. Kể từ đó, cứ đi học về là cậu chủ lại rủ bạn bè sang nhà anh Cu Chắt để chơi điện tử.
Cậu chủ đam mê đến mức không còn chăm sóc tôi như trước nữa. Cậu ấy cho tôi ăn uống qua loa. Đôi khi cả tuần, cậu chẳng xoa bóp rượu nghệ vào thân mình, vào cặp đùi võ sĩ của tôi. Tôi không còn được tung hoành trong các trận đấu nữa. Càng ngày, tôi càng xuống sức.

Nhiều lúc nằm trong chuồng, tôi lại nhớ những cuộc chiến đầy sôi động. Những âm thanh hò reo cổ vui. Cả tiếng gọi “Oanh Liệt” đầy tự hào của cậu chủ. Tôi chỉ ước mình có thể được quay lại khoảng thời gian trước đây để được nghe những lời khen ngợi. Nghĩ lại cảnh ngộ của mình giờ đây, tôi cảm thấy tủi thân vô cùng. Lúc này, tôi chẳng khác gì so với những anh chị gà trống xung quanh mình.
Khi tôi còn đang nằm ủ rũ đã nghe thấy tiếng gọi từ cổng vọng vào:

– Thành ơi, lấy xe ra nhà anh Cu Choắt mau! Hôm nay chúng mình quyết đấu tiếp trận còn dở hôm qua nhé?”

Tiếng cậu chủ vang lên:

– Được thôi, chờ tao một chút.

Rồi cậu chủ dắt xe ra ngoài, vụt đi nhanh chóng. Chỉ còn lại một mình tôi nơi góc vườn buồn bã và cô độc.

………….

Bài viết số 3 lớp 10 đề 4

Bài viết số 3 lớp 10 đề 4 – Mẫu 1

Có một ngày sắc màu của thế giới này bắt đầu tranh luận với nhau xem ai có gam màu đẹp nhất, quan trọng nhất, hữu dụng nhất và được yêu thích nhất. Đầu tiên là Xanh Lá cây nói:

– Tôi là quan trọng nhất. Tôi là dấu hiệu của sự sống và hy vọng. Tôi được chọn màu cho cỏ cây, hoa lá. Không có tôi, tất cả mọi loài trên thế gian này sẽ không thể tồn tại. Cứ hãy nhìn về cánh đồng kia, bạn sẽ thấy một màu xanh bạt ngàn của tôi”.

Xanh dương chen vào:

– Không, tôi mới là quan trọng nhất. Bạn có nghĩ về trái đất. Vậy bạn hãy nghĩ về bầu trời và đại dương xem sao. Nước chính là nguồn sống cơ bản nhất, được tạo ra bởi những đám mây hình thành bởi những vùng biển rộng lớn này. Hơn nữa, bầu trời sẽ cho khoảng không rộng lớn, hòa bình và sự êm ả.

Màu vàng cười lớn:

– Ôi các bạn cứ quan trọng hóa. Tôi thì thực tế hơn, tôi đem lại tiếng cười, hạnh phúc và sự ấm áp cho thế giới này. Này nhé, mặt trời màu vàng, mặt trăng màu vàng và các vì sao cũng màu vàng. Mỗi khi bạn nhìn vào một đóa hướng dương, bạn sẽ cảm thấy cả thế giới này đang mỉm cười. Không có tôi cá thế giới này sẽ không có niềm vui.

Màu cam không chịu thua cũng lên tiếng:

– Tôi là gam màu của sự mạnh khỏe và sức mạnh. Mặc dù lượng màu của tôi không nhiều bằng các bạn, nhưng tôi mới đáng giá nhất tôi là nhu cầu của sự sống. Tôi mang đến hầu hết các vitamin tôi quan trọng như cà rốt, cam, xoài, bí ngô, đu đủ… Tôi không ở bên ngoài nhiều nhưng khi bình minh hay hoàng hôn xuất hiện là màu sắc của tôi. Ở đây có bạn nào sánh kịp được với vẻ đẹp ấy không?

Màu đỏ không thể nhịn được cũng nhảy vào cuộc:

– Tôi là máu, cuộc sống này là máu. Tôi là màu sắc của sự đe dọa nhưng cũng là biểu tượng của lòng dũng cảm. Tôi mang lửa đến cho con người. Tôi sẵn sàng chiến đấu vì mục đích cao cả. Không có tôi, trái đất này sẽ trống rỗng như mặt trăng. Tôi là sắc màu của tình yêu và đam mê, của hoa hồng đỏ, của hoa anh túc.

Màu tím bắt đầu vươn lên góp tiền:

– Tôi tượng trưng cho quyền lực và lòng trung thành. Vua chúa thường chọn tôi vì tôi là dấu hiệu của quyền năng và sự xuất chúng. Không ai dám chất vấn tôi. Họ chỉ nghe lệnh và thi hành.

Cuối cùng, màu chàm lên tiếng, không ồn ào nhưng đầy quyết đoán:

– Hãy nghĩ đến tôi. Tôi là sắc màu im lặng và hầu như không ai chú ý đến tôi. Nhưng nếu không có tôi thì các bạn cũng chi là vẻ đẹp bên ngoài. Tôi tượng trưng cho suy nghĩ và sự tương phản, bình minh và đáy sâu của biển cả. Các bạn phải cần đến tôi để cân bằng cho bề ngoài của các bạn. Tôi chính là vẻ đẹp bên trong”.

Cứ thế các sắc màu cứ tiếp tục tranh luận, thuyết phục màu khác vẽ sự trội hơn của mình. Bỗng một ánh chớp sáng lóe trên nền trời, âm thanh dữ dội của sấm sét và mưa bắt đầu nặng hạt. Các sắc màu sợ hãi đứng nép sát vào nhau để tìm sự ấm áp. Mưa nghiêm nghị nói:

– Các bạn thật là ngớ ngẩn khi chi cố gắng vật lộn với chính các bạn. Các bạn không biết các bạn được tạo ra từ một mục đích thật đặc biệt, đồng nhất nhưng cũng khác nhau? Các bạn là những màu sắc thật tuyệt vời. Thế giới này sẽ trở nên nhàm chán nếu thiếu một trong các bạn. Nào, bây giờ hãy nắm lấy tay nhau và bước nhanh đến tôi.

Các màu sắc cùng nắm lấy tay nhau và tạo thành những màu sắc đa dạng. Mưa tiếp tục:

– Và từ bây giờ, mồi khi trời mưa tất cả các bạn sẽ vươn ra bầu trời bằng chính màu sắc của mình và phải hợp lại thành vòng đế nhắc nhở rằng các bạn phải luôn sống trong hòa thuận, và ta gọi đó lá cầu vồng. Cầu vồng tượng trưng cho niềm hy vọng của ngày mai.

Cứ như thế mỗi khi trời mưa, để gột rửa thế giới này, trên nền trời sẽ ánh lên những sắc cầu vồng làm đẹp thêm cho cuộc sống, để nhắc nhở chúng ta phải luôn luôn tôn trọng lẫn nhau.

Bài viết số 3 lớp 10 đề 4 – Mẫu 2

Một ngày mới lại bắt đầu, nghĩ đến năm tiết dạy buổi sáng ở trường dạy nghề là tôi lại cảm thấy mệt mỏi. Không hiểu nguyên nhân gì mà mấy ngày gần đây tôi không còn hứng thú với công việc giảng dạy của mình nữa. Dường như thời gian đã làm giảm lòng nhiệt tình của một thầy giáo vốn được coi là yêu nghề như tôi.

Mở máy di động của mình ra, có một tin nhắn rất lạ: “Chào thầy giáo, tôi có một việc muốn gặp thầy, nếu có thời gian rỗi xin thầy nhắn lại cho tôi theo số điện thoại này. Cảm ơn thầy! Mary”. Cố lục trong trí nhớ người có tên Mary nhưng không ra. “Có thể là một khách hàng muốn sửa xe” – Tôi thầm nghĩ. Vì ngoài thời gian giảng dạy, tôi còn nhận sửa xe cho khách hàng.

Trong khoảng thời gian rỗi ngồi ở văn phòng nhà trường trước khi vào lớp, tôi gọi điện lại cho người có tên Mary:

– Xin lỗi, đây có phải số máy của chị Mary không?

– Vâng, chính tôi đây.

– Chào chị, tôi là Mark, giáo viên ở trường dạy nghề sửa chữa ô tô, tôi nhận được tin nhắn của chị. Chắc chiếc xe của chị có vấn đề và cần tôi sửa?

– Ồ, xin chào thầy giáo, rất vui là thầy đã gọi điện lại cho tôi. Thầy có thể dành cho tôi vài phút được không? Khi nghe câu chuyện tôi kể, chắc chắn thầy sẽ rất vui. -Người phụ nữ đầu dây bên kia hào hứng.

– Có gì quan trọng thì chị cứ nói, nhưng tôi còn rất ít thời gian vì sắp phải vào lớp. – Tôi miễn cưỡng đáp khi nhìn đồng hồ thì chỉ còn vài phút nữa là phải vào lớp.

– Vâng, tôi sẽ nói ngắn gọn thôi. Tôi là Mary, y tá của một bệnh viện trong thành phố. Tối qua, trên đường về nhà, xe của tôi tự dưng bị hỏng giữa đường. Lúc đó đêm đã khuya, chỉ có một mình nên tôi rất lo lắng và không biết nên làm thế nào.

– Vậy tôi có thể giúp gì được?

– Dạ, thầy có thể nghe hết lời tôi nói không? Chỉ một chút thôi…

– Vâng, chị cứ tiếp tục đi. – Tôi lại nhìn đồng hồ và khó chịu.

– Đúng lúc tôi đang bối rối thì đằng sau tự dưng có hai thanh niên lái xe tới. Họ xuống xe và hỏi tôi chiếc xe bị làm sao, lúc đó tôi vô cùng sợ hãi. Thầy biết không, hai chàng trai trẻ đó đã lụi hụi sửa xe cho tôi và thật không ngờ, chiếc xe lại chạy được.

– Vậy, bây giờ chiếc xe của chị ra sao? Có cần phải sửa chữa gì không? Chị nên đi kiểm tra một lần nữa xem sao.

– Không, nó vẫn chạy tốt. Chả là, khi hai thanh niên đó sửa xe cho tôi xong, tôi gửi tiền công nhưng họ không lấy. Tôi hỏi tên, họ cũng không trả lời, họ chỉ nói với tôi họ là học trò cũ của thầy. Do đó tôi muốn cảm ơn thầy!

– Gì cơ? Học sinh cũ của tôi à? Chị không biết họ tên của họ à?

– Thật đáng tiếc, họ không nói. Họ chỉ đưa cho tôi tên và số điện thoại của thầy. Tôi chỉ muốn nói với thầy một câu: Cảm ơn thầy đã dạy dỗ được những học sinh tốt như vậy!

Trong mấy chục năm đứng trên bục giảng, không nhớ có bao nhiêu khoá học sinh tôi đã trực tiếp giảng dạy. Không chỉ dạy học sinh những kiến thức cơ bản về sửa chữa ô tô, tôi còn kể cho họ nghe những câu chuyện hay về đạo làm người. Nhưng không ngờ những học sinh đó vẫn còn nhớ những câu chuyện của tôi.

– Thầy giáo Mark, thầy còn nghe tôi nói không? Tôi chỉ muốn gặp thầy để nói lời cảm ơn.

– Không, chị Mary. Người nói lời cảm ơn phải là tôi.

Trên quãng đường lên lớp để tiếp tục công việc của mình, tôi dường như cảm thấy mình đã trở thành một con người hoàn toàn khác. Lần đầu tiên trong suốt mấy chục năm làm giáo viên tôi mới ý thức được rằng công việc của mình thật cao quý và ý nghĩa. Và đối với một giáo viên như tôi, phần thưởng này tuy đến muộn nhưng lại là phần thưởng lớn nhất trong cuộc đời.

Bài viết số 3 lớp 10 đề 4 – Mẫu 3

“Khao khát là khởi đầu của mọi thành công. Ước mơ là khởi đầu hành trình vượt ra khỏi những khuôn khổ”. (Napoleon Hill)

Trong khu vườn nọ, có một bông hoa Violet xinh xắn, luôn tỏa ngát hương thơm. Nàng sống hạnh phúc cùng với những người bạn láng giềng.

Một ngày nọ, ngắm nhìn chị Hoa Hồng kiêu sa với sắc đẹp rực rỡ làm sáng cả khu vườn, nàng Violet chợt thấy mình thật nhỏ bé. Nàng than thở:

– So với chị Hoa Hồng may mắn kia, mình chẳng là gì cả. Giá như mình được làm Hoa Hồng một lần trong đời nhỉ, một lần thôi để không phải nằm sát mặt đất thế này, mình cũng mãn nguyện lắm rồi.

Có một bà tiên tình cờ biết được sự tình bèn hỏi bông hoa bé nhỏ:

– Chuyện gì xảy ra với con vật ?

Nàng Violet cất giọng tha thiết:

– Con biết bà luôn nhân từ và đầy lòng yêu thương. Con cầu xin bà hãy biến con thành Hoa Hồng!

Bà tiên chăm chú nhìn bông hoa:

– Con có biết mình đang đòi hỏi điều gì không? Một ngày nào đó con sẽ hối hận đấy.

Nhưng Violet vẫn một mực nài nỉ. Động lòng trước khát khao của nàng, cuối cùng bà tiên đồng ý. Bà chạm ngón tay thần kỳ của mình vào thân Violet, và ngay lập tức Violet biến thành một cây hoa hồng xinh tươi, kiêu hãnh vươn cao với những bông hoa đỏ rực trên cành.

Một hôm, Giông Bão đi qua khu vườn, giật gãy các nhánh cây, làm bật gốc cả những cây cao to. Cả khu vườn bị vùi dập tơi tả trong gió bão, trừ những loài hoa nhỏ bé nằm sát mặt đất như Violet.

Bão tan. Bầu trời lại trong xanh. Các nàng Violet vẫy cành hoa tím, vui đùa bên nhau. Một nàng nhìn Hoa Hồng – là Violet ngày nào – thương xót:

– Các bạn nhìn kìa, cô ấy đang phải trả giá cho mong muốn nhất thời của mình đấy!

Nàng Hoa Hồng nằm quật dưới đất, thân hình gãy nát, hoa lá tả tơi, cố gắng dùng chút hơi thở cuối cùng thều thào:

– Tôi chưa bao giờ biết sợ Giông Bão. Khi còn là một cành Violet bé nhỏ, đã có những lúc tôi cảm thấy thoải mái và hài lòng với mình. Nhưng khi cứ mãi như vậy tôi chợt thấy mình nhỏ bé, nhàm chán và nhạt nhẽo. Tôi không muốn sống một cuộc đời mà quanh năm chỉ biết bám mình vào đất với vẻ sợ sệt, yếu đuối, và khi mùa đông đến sẽ vùi lấp dưới lớp tuyết trắng xóa. Hôm nay, tuy sắp phải từ giã các bạn nhưng tôi rất vui sướng và mãn nguyện vì đã biết thế nào là thế giới muôn màu trên cao. Tôi đã sống như một Hoa Hồng đích thực, đài ngẩng cao nhìn ánh Mặt Trời, nghe được lời thì thầm của chị gió và vui đùa với các chị Sương Mai. Tôi có thể chạm vào nếp áo của Thần Ánh Sáng bằng cánh hồng thơm ngát. Tôi sẽ chết nhưng tôi đã được đi đến tận cùng của khát vọng sống. Tôi đã thực hiện được ước mơ của mình. Đó là điều ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi.

Nói xong, nàng từ từ khép những cánh hồng héo úa lại và trút hơi thở cuối cùng với nụ cười mãn nguyện trên môi.

Bài viết số 3 lớp 10 đề 4 – Mẫu 4

Con người luôn mắc phải những sai lầm trong cuộc đời. Nhưng nếu chúng ta biết nhận ra sai lầm, chịu sửa chữa sai lầm thì đó sẽ là một bài học vô cùng quý giá trong cuộc sống. Qua sai lầm, con người sẽ ngày càng trưởng thành hơn.

Tôi là một cậu bé khá nghịch ngợm, không chịu học hành lại rất ham mê trò chơi điện tử. Do nhà không có máy tính nên thỉnh thoảng vào cuối tuần, tôi thường cùng với các bạn rủ nhau ra quán chơi. Bọn con trai chúng tôi một khi đã ngồi trước màn hình máy tính là dường như quên hết mọi chuyện.

Tôi vẫn còn nhớ như in kỷ niệm. Tối hôm đó là thứ hai đầu tuần. Trong khi ngồi học bài mà đầu tôi cứ nghĩ đến trận đấu ngày hôm qua với Long – cậu bạn thân cùng lớp. Long cũng là một cậu bạn ham mê chơi điện tử giống như tôi. Buổi chiều hôm qua, sau khi tan học về, chúng tôi đã cùng nhau quyết chiến. Nhưng trận chiến lại bất phân thắng bại. Càng nghĩ tôi cảm thấy không phục vì bản thân chơi giỏi hơn bạn ấy. “Không! Phải tập dượt cho thành thạo để chiến thắng, để “dằn mặt” cho Long bớt đi cái tính“đỡ kiêu ngạo” của mình” – Tôi thầm nghĩ.

Bông tôi nảy ra một ý tưởng rất hay. Tôi xuống dưới nhà, nói với mẹ:

– Mẹ ơi ! Bài Toán này khó quá ! Mẹ cho con sang nhà Long để hỏi, mẹ nhé!

Mẹ đang rửa bát trong bếp, thấy tôi thường ngày lười biếng, nay lại chủ động muốn sang nhà bạn hỏi bạn thì vui vẻ đồng ý và còn dặn tôi về sớm. Tôi chào mẹ rồi liền chạy vụt đi. Nhà Long ở cuối con phố, cách nhà tôi chỉ vài trăm mét. Tôi chạy sang nhà Long, không có ai ở nhà. Bố mẹ Long đi công tác đến ngày mai mới về. Chúng tôi nhanh nhảu đi ra quán điện tử. Chúng tôi chọn một chỗ thật đẹp rồi bắt đầu bước vào trận quyết chiến. Tôi cảm thấy phấn chấn lạ lùng, không giống như khi ngồi trước sách vở. Cả hai mải chơi đến quên cả thời gian. Chợt một bàn tay vỗ nhẹ vào vai khiến tôi giật mình:

– Nghỉ thôi cháu! Muộn quá rồi!

Bác chủ nhà nhắc nhở rồi chỉ tay lên đồng hồ. Mười một rưỡi. Đã muộn như vậy rồi ư? Tôi quay sang thì không thấy Long đâu cả. Chợt nhớ ra, sau khi thua trận, Long đã chán nản bỏ về từ lâu. Còn tôi thì vẫn say mê chơi tiếp. Bỗng nghĩ đến bố mẹ, lòng tôi đầy lo lắng và sợ hãi, nhanh chóng đứng dậy trả tiền rồi ra về.

Đường phố ban đêm yên lặng đến đáng sợ. Tôi vừa đi vừa tìm cách đối phó nhưng nghĩ mãi không ra. Bất chợt, có tiếng xe máy dừng ngay bên cạnh và giọng nói nghiêm túc của bố tôi cất lên:

– Hoàng, mau lên xe!

Hai đầu gối bủn rủn, tôi đứng như trời trồng, miệng lắp bắp:

– Bố… bố… đi tìm con ạ?

– Đúng vậy! Mẹ nói là con đến nhà Long nhờ bạn giảng bài, nhưng muộn quá không thấy con về nên nhờ bố đi đón con.

Giọng bố rất bình thản nhưng tôi biết là bố đang kìm nén cơn giận dữ. Một nỗi sợ hãi ghê gớm khiến em choáng váng. Như một cái máy, tôi leo lên xe để bố chở về nhà. Khi về đến nhà, tôi thấy mẹ vẫn chưa đi ngủ mà đang ngồi đợi mình. Chắc chắn mẹ đã rất lo lắng cho tôi. Tôi liền cảm thấy thật có lỗi. Bước vào nhà, tôi liền xin lỗi bố mẹ, rồi thành thật kể lại mọi chuyện. Bố liền nói với tôi:

– Tuổi trẻ thường hiếu thắng, thích hơn thua với bạn bè. Đó không phải là điều gì sai trái. Nhưng việc con nói dối mẹ để đi chơi là điều không đúng. Việc chơi game, bố mẹ không phản đối nhưng nếu con chơi quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, hay việc học tập. Bố hy vọng con sẽ ý thức được điều đó!

Khi nghe những lời bố nói, tôi đã cảm thấy vô cùng hối hận. Nếu trước đó tôi chỉ cảm thấy sợ hãi vì nghĩ rằng sẽ phải chịu trận đòn roi từ bố như mọi lần. Thì lúc này, bố hoàn toàn không đánh tôi nữa. Lời tâm sự của bố khiến tôi nhận ra một bài học thật ý nghĩa. Đối với bố mẹ, tôi đã không còn là đứa trẻ ngày nào, không thể dạy dỗ bằng những trận đòn roi. Lời khuyên nhẹ nhàng mà sâu sắc của bố mẹ đã giúp tôi sống có ích thức hơn.

………….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài văn mẫu Lớp 10: Bài viết số 3 (Đề 1 đến Đề 4) Tuyển tập 31 bài văn mẫu lớp 10 hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *