Bạn đang xem bài viết ✅ Bài tuyên truyền đội mũ bảo hiểm cho trẻ em (7 mẫu) Mẫu tuyên tuyền đội mũ bảo hiểm cho trẻ em ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài tuyên truyền đội mũ bảo hiểm cho trẻ em năm 2021 gồm 7 mẫu, giúp các bạn tham khảo để viết bài tuyên truyền đội mũ bảo hiểm cho trẻ em. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông vô cùng quan trọng, giúp bảo vệ phần đầu của mình khi không may xảy ra tai nạn giao thông.

Bài tuyên truyền đội mũ bảo hiểm cho trẻ em

Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy nêu cao tinh thần và trách nhiệm, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Vậy mời các bạn cùng theo dõi 7 bài tuyên truyền đội mũ bảo hiểm cho trẻ em trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Bài tuyên truyền đội mũ bảo hiểm cho trẻ em – Mẫu 1

Hiện nay an toàn giao thông đang là vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Ở nước ta, mỗi năm tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, bình quân mỗi ngày trên cả nước xảy ra gần 40 vụ tai nạn giao thông làm chết khoảng 30 người, gây thiệt hại về vật chất hàng nghìn tỷ đồng, chưa kể đến các chi phí cho những người tàn tật và mất khả năng lao động. Hầu hết nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông là nam giới tuổi từ 15 đến 45, đây là lực lượng lao động chính của gia đình và xã hội.

Tai nạn giao thông đang diễn ta từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông. Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh, sinh viên.

Những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông chủ yếu do uống rượu, bia điều khiển phương tiện, chạy quá tốc độ quy định, lấn làn, lấn luồng, chuyển làn không báo hiệu. Một số đối tượng cố tình vi phạm trật tự an toàn giao thông như đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm; Các phương tiện vận tải đón trả khách không đúng nơi quy định, người dân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để họp chợ, kinh doanh buôn bán còn phổ biến.

Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trường Tiểu học ………… hãy nâng cao ý thức, trách nhiệm cộng đồng, nghiêm túc, gương mẫu chấp hành luật giao thông đường bộ.

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông không có cách nào khác là phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện trên tất cả các tuyến đường góp phần giảm hậu quả tai nạn giao thông cho chúng ta. Mỗi cá nhân chúng ta cần nhớ:

– Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

– Trẻ em phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.

– Đội mũ cho con, trọn tình cha mẹ.

– Nhớ lời thầy, cô dặn: Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện

Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng: mũ bảo hiểm chỉ có tác dụng bảo vệ, hạn chế chấn thương cho đầu khi gặp sự cố tai nạn. Khi tham gia giao thông an toàn, bên cạnh việc đội mũ bảo hiểm quan trọng nhất là chọn cỡ phù hợp với đầu, phải vừa vặn, khít với vòng đầu, người tham gia giao thông cần nghiêm túc thực hiện đúng và đầy đủ các quy tắc điều khiển phương tiện tham gia giao thông như đi đúng làn đường, không phóng nhanh vượt ẩu, không vượt đèn đỏ, không chở quá số người quy định…Như vậy, ý thức, thái độ của mọi người dân, của học sinh chúng ta phải dần tự giác nâng cao, nghiêm túc chấp hành và thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông. Đội mũ bảo hiểm và mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi tham gia giao thông khi đi trên mô tô, xe máy, xe đạp điện là bảo vệ chính mình, là gìn giữ nụ cười niềm vui, hạnh phúc của từng gia đình, là tương lai tươi sáng của mọi nhà và của đất nước.

Đối với học sinh, chúng ta hãy nêu cao tinh thần hành động của tuổi trẻ học đường, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Các em phải:

1. Tham gia học tập Luật giao thông đường bộ ở trường, ở lớp. Ngoài ra mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững các luật lệ và qui định đảm bảo an toàn giao thông.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh qui định về an toàn giao thông. Phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy; không dùng ô khi đi xe đạp, xe máy; không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đúng chỗ qui định, khi rẽ hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã 3, ngã tư.

3. Đi bộ sang đường đúng qui định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng qui định.

4. Tuyên truyền Luật an toàn giao thông: Tuyên truyền với người thân trong gia đình đảm bảo an toàn khi tham ra giao thông, nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông , không uống bia rượu khi tham ra giao thông,không phóng nhanh vượt ẩu…, tuyên truyền về an toàn giao thông đến tất cả mọi người trong khu vực mình sinh sống , tham gia các đội thanh niên tình nguyện về an toàn giao thông.

Hãy ghi nhớ, thực hiện và tuyên truyền đến tất cả những người xung quanh mình bạn nhé. Bạn làm điều này là đang góp phần chung tay xây dựng một xã hội giao thông an toàn, thân thiện. Chắc chắn nụ cười vẹn nguyên sẽ luôn nở trên môi chúng ta!

Bài tuyên truyền đội mũ bảo hiểm cho trẻ em – Mẫu 2

Liên quan đến tình hình tai nạn giao thông, đã có nhiều con số, nhiều hình ảnh, bài viết, phóng sự…làm chúng ta phải giật mình, đặc biệt là theo thống kê gần đây thì số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân liên quan tới xe gắn máy chiếm trên 70%. Mà trong các chấn thương liên quan đến xe máy thì chấn thương sọ não chiếm khoảng 2/3 gây nên tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề. Như vậy, có thể nói, chấn thương sọ não chiếm đến 46,67% các vụ tai nạn giao thông – một con số kinh khủng và rùng rợn.

Để khắc phục tình trạng này không có cách nào khác là phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng: mũ bảo hiểm chỉ có tác dụng bảo vệ, hạn chế chấn thương cho đầu khi gặp sự cố tai nạn. Khi tham gia giao thông an toàn, bên cạnh việc đội mũ bảo hiểm (quan trọng nhất là chọn size phải phù hợp với đầu, phải vừa vặn, khít với vòng đầu) người tham gia giao thông cần nghiêm túc thực hiện đúng và đầy đủ các quy tắc điều khiển phương tiện tham gia giao thông như đi đúng làn đường, không phóng nhanh vượt ẩu, không vượt đèn đỏ, không chở quá số người quy định…

Như vậy, ý thức, thái độ của mọi người dân phải dần tự giác nâng cao, nghiêm túc chấp hành và thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông là biện pháp quan trọng hàng đầu.”

Tham khảo thêm:   "Tứ đại quốc khuyển" của Việt Nam là những loại nào

1. Quy định về đội mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.

Theo khoản 2, điều 30; khoản 2, điều 31 Luật giao thông đường bộ và Điều 8 của Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT ngày 28/02/1013 của Bộ Khoa học và công nghệ – Bộ Công thương – Bộ Công an – Bộ Giao thông vận tải quy định người điều khiển, người ngồi trên các phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm “dành cho người đi mô tô, xe máy” có cài quai đúng quy cách.

2. Giải thích về “mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy” và “cài quai đúng quy cách”.

* Theo khoản 2, điều 8 Thông tư liên tịch số 06 quy định “cài quai đúng quy cách” như sau:

Mũ bảo hiểm có tác dụng bảo vệ, hạn chế tối đa phần chấn thương trên đầu, nhất là chấn thương sọ não, khi xảy ra tai nạn. do vậy, khi chọn mũ bảo hiểm, nên mua các loại mũ đã được kiểm tra, thử nghiệm, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng (thường có dán tem trên mũ). Chỉ có mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng mới có tác dụng bảo vệ cho người đi xe máy khi chẳng may gặp tai nạn rủi ro.

Đội mũ bảo hiểm đúng cách: Mũ bảo hiểm khác với các loại mũ nên không phải muốn đội thế nào cũng được. Nếu bạn đội mũ bảo hiểm không đúng cách: Không chịu cài khóa ở mũ, chỉ đội mũ hờ hay bên trong mũ bảo hiểm còn đội cả loại mũ khác, thì khi tai nạn xảy ra mũ bảo hiểm hầu như không còn tác dụng. Vì vậy đội mũ bảo hiểm đúng cách rất quan trọng.

Trước hết bạn phải kiểm tra xem mũ có vừa vặn với đầu mình không. Đội mũ quá to thì dễ bị rơi, mũ nhỏ sẽ có cảm giác khó chịu, lần sau bạn sẽ không muốn đội mũ bảo hiểm nữa.

Ba bước đội mũ bảo hiểm đúng cách:

Bước 1: Chọn loại mũ vừa kích cỡ đầu.

Bước 2: Hãy mở dây quai mũ sang hai bên cho thẳng và đội mũ lên đầu sao cho vành dưới mũ song song với chân mày.

Bước 3:chỉnh khóa bên của dây quay mũ sao cho dây quay mũ nằm sát phía dưới tai.

Bước 4: cài khóa nằm ở dưới phía cằm và chỉnh quay mũ sao cho có thể nhét hai ngón tay dưới cằm là được.

* Mũ bảo hiểm “dành cho người đi mô tô, xe máy”: căn cứ theo Thông tư liên tịch số 06 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN phải đảm bảo các tính năng:

– Mũ phải có cấu tạo đủ 03 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo.

– Được gắn dấu hợp quy CR (Đã được chứng nhận hợp quy)

– Trên mũ bảo hiểm có ghi nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật. Cụ thể: Nhãn mũ phải có đầy đủ các thông tin như: tên sản phẩm là “Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”; tên và địa chỉ cơ sở sản xuất (hoặc tên và địa chỉ cơ sở nhập khẩu, xuất xứ – trong trường hợp là mũ nhập khẩu); cỡ mũ; tháng, năm sản xuất.

3. Quy định về xử phạt.

Căn cứ theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với hành vi người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm “dành cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” mà không cài quai đúng quy cách. Ngoài ra, nếu người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy chở người ngồi trên các loại phương tiện trên mà không đội mũ bảo hiểm “ dành cho người đi mô tô, xe máy” thì cũng sẽ bị xử phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.

Với nhiều hình thức giáo dục, tuyên truyền về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm, tính đến thời gian vừa qua 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường không vi phạm pháp luật về Luật An toàn giao thông và nâng cao hơn hiểu biết của mình về pháp luật An toàn giao thông cũng như việc nghiêm chỉnh chấp hành đội mũ bảo hiểm đúng quy cách.

Bài tuyên truyền đội mũ bảo hiểm cho trẻ em – Mẫu 3

Đội mũ bảo hiểm cho trẻ em là một việc làm hết sức cần thiết, trong thời gian qua, bất chấp các quy định đã đưa ra về việc đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe gắn máy, xe mô tô, xe đạp điện, khi chở trẻ đến trường, tan học, nhiều bậc phụ huynh vẫn xem nhẹ và phớt lờ để con mình đầu trần, vô tư phóng xe trên đường.

Thậm chí, một số phụ huynh dù có mang mũ bảo hiểm theo nhưng chỉ treo trên xe chứ không đội cho con. Để biện hộ cho việc không tuân thủ quy định của pháp luật trong việc đội mũ cho trẻ, các vị phụ huynh thường đưa ra nhiều lý do khác nhau như: nhà gần, quên mũ bảo hiểm; mũ bảo hiểm không tốt cho con, trời nóng nực; không có nơi cất đặt, sợ mất…

Quan sát tại cổng trường mầm non Bảo Linh trong giờ đưa trẻ đi học hoặc tan học, nhiều phụ huynh chủ quan, không đội mũ bảo hiểm cho con khi đi xe mô tô, xe gắn máy. Nhiều học sinh đầu trần ngồi phía trước phương tiện, thậm chí có phụ huynh chở 2-3 cháu đều không đội mũ bảo hiểm, có phụ huynh chở quá số người quy định mà vẫn thờ ơ không đội mũ bảo hiểm. Điều này cho thấy, nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm nên thực hiện chưa nghiêm túc. Trong khi đó, tại nạn giao thông có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi.

Việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông là rất cần thiết, không chỉ đảm bảo an toàn cho trẻ mà còn tạo nề nếp, ý thức chấp hành luật lệ giao thông nói riêng, chấp hành pháp luật nói chung ở các em. Tuy nhiên, để làm được điều này, vấn đề quan trọng là các bậc phụ huynh phải luôn làm gương cho con trong việc tự giác chấp hành nghiêm pháp luật về an toàn giao thông.

Mặt khác, cần thường xuyên thực hiện các hình thức tuyên truyền về văn hóa giao thông, nhất là đối tượng học sinh trong nhà trường để các em nhận thức được sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và tự giác thực hiện.

Trong những năm gần đây, lưu lượng xe máy tham gia giao thông ngày càng phổ biến vì sự hữu dụng của nó đối với mọi địa hình, mọi hoàn cảnh của người dân. Song đó cũng là nguyên nhân tiềm ẩn xảy ra tai nạn giao thông (TNGT). Bởi lẽ, khi ngồi trên xe máy chỉ cần ngã đập đầu xuống đường thì cũng có nguy cơ tử vong cao.

Đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn không phải để đối phó với lực lượng cảnh sát giao thông mà quan trọng nhất là bảo vệ, hạn chế tối đa chấn thương đầu, nhất là chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn.

Tai nạn giao thông ở nhóm tuổi nhỏ hơn thì đa phần là do người lớn gây ra. Các em chưa ý thức được ích lợi của việc đội mũ bảo hiểm, cũng như không thể đòi hỏi cha mẹ cho đội mũ bảo hiểm cho mình. Khi tai nạn xảy ra, các em phải gánh chịu. Trẻ em là thế hệ tương lai của dân tộc, đất nước, là đối tượng luôn cần được ưu tiên chăm sóc và bảo vệ. An toàn của con cái chúng ta, hơn ai hết chính chúng ta phải vào cuộc quyết liệt, đừng để người khác nhắc nhở. Đã đến lúc người lớn phải biết ý thức, thay đổi suy nghĩ và hành động đúng đắn để ngăn chặn mối hiểm họa tai nạn giao thông đối với trẻ em cũng như bảo vệ sức khỏe, thân thể và mạng sống của trẻ em khi tham gia giao thông. Xin đừng để xảy ra hậu quả đau lòng rồi mới hối tiếc.

Tham khảo thêm:  

Hãy đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông!

Bài tuyên truyền đội mũ bảo hiểm cho trẻ em – Mẫu 4

Liên quan đến tình hình tai nạn giao thông, đã có nhiều con số, nhiều hình ảnh, bài viết, phóng sự…làm chúng ta phải giật mình, đặc biệt là theo thống kê gần đây thì số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân liên quan tới xe gắn máy chiếm trên 70%. Mà trong các chấn thương liên quan đến xe máy thì chấn thương sọ não chiếm khoảng 2/3 gây nên tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề. Như vậy, có thể nói, chấn thương sọ não chiếm đến 46,67% các vụ tai nạn giao thông – một con số kinh khủng và rùng rợn. Hai con gái tôi có mang mũ nhưng không đội. Tai nạn xảy ra, cả 2 cháu đi, tôi coi như đã mất hết. Chỉ xin được nói một điều với tất cả mọi người, dù mũ xấu, mũ đẹp thì cũng hãy cứ đội khi tham gia giao thông. Đừng ai để xảy ra như con tôi…” – Đó là lời nói đẫm nước mắt của chị Kim Lan (trú tại đường Phan Văn Trị, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh)

Để khắc phục tình trạng này không có cách nào khác là phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng: mũ bảo hiểm chỉ có tác dụng bảo vệ, hạn chế chấn thương cho đầu khi gặp sự cố tai nạn. Khi tham gia giao thông an toàn, bên cạnh việc đội mũ bảo hiểm (quan trọng nhất là chọn size phải phù hợp với đầu, phải vừa vặn, khít với vòng đầu) người tham gia giao thông cần nghiêm túc thực hiện đúng và đầy đủ các quy tắc điều khiển phương tiện tham gia giao thông như đi đúng làn đường, không phóng nhanh vượt ẩu, không vượt đèn đỏ, không chở quá số người quy định…

Như vậy, ý thức, thái độ của mọi người dân phải dần tự giác nâng cao, nghiêm túc chấp hành và thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông là biện pháp quan trọng hàng đầu.”

1. Quy định về đội mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.

Theo khoản 2, điều 30; khoản 2, điều 31 Luật giao thông đường bộ và Điều 8 của Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT ngày 28/02/1013 của Bộ Khoa học và công nghệ – Bộ Công thương – Bộ Công an – Bộ Giao thông vận tải quy định người điều khiển, người ngồi trên các phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm “dành cho người đi mô tô, xe máy” có cài quai đúng quy cách.

2. Giải thích về “mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy” và “cài quai đúng quy cách”.

* Theo khoản 2, điều 8 Thông tư liên tịch số 06 quy định “cài quai đúng quy cách” như sau:

+ Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khoá mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm.

+ Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.

* Mũ bảo hiểm “dành cho người đi mô tô, xe máy”: căn cứ theo Thông tư liên tịch số 06 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN phải đảm bảo các tính năng:

– Mũ phải có cấu tạo đủ 03 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo.

– Được gắn dấu hợp quy CR (Đã được chứng nhận hợp quy)

– Trên mũ bảo hiểm có ghi nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật. Cụ thể: Nhãn mũ phải có đầy đủ các thông tin như: tên sản phẩm là “Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”; tên và địa chỉ cơ sở sản xuất (hoặc tên và địa chỉ cơ sở nhập khẩu, xuất xứ – trong trường hợp là mũ nhập khẩu); cỡ mũ; tháng, năm sản xuất.

3. Quy định về xử phạt.

Căn cứ theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với hành vi người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm “dành cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” mà không cài quai đúng quy cách. Ngoài ra, nếu người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy chở người ngồi trên các loại phương tiện trên mà không đội mũ bảo hiểm “ dành cho người đi mô tô, xe máy” thì cũng sẽ bị xử phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.

ĐỐ VUI:

Câu 1: Hãy kể tên một số khẩu hiệu tuyên truyền về đội mũ bảo hiểm?

– TRẺ EM PHẢI ĐỘI MŨ BẢO HIỂM KHI ĐI XE MÁY.

– ĐỘI MŨ CHO CON, TRỌN TÌNH CHA MẸ

– NHỚ LỜI THẦY, CÔ DẶN: ĐỘI MŨ BẢO HIỂM KHI ĐI XE MÁY, XE ĐẠP ĐIỆN.

– ĐỘI MŨ BẢO HIỂM ĐÚNG QUY ĐỊNH KHI ĐI MÔ TÔ, XE GẮN MÁY, XE ĐẠP ĐIỆN.

– TRẺ EM TRÊN 6 TUỔI PHẢI ĐỘI MŨ BẢO HIỂM ĐÚNG QUY ĐỊNH KHI THAM GIA GIAO THÔNG BẰNG XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY, XE

“Đội mũ bảo hiểm đúng quy chuẩn là bảo vệ chính mình”.

Câu 2: Khi xảy ra tai nạn giao thông nếu không đội mũ bảo hiểm có thể bị làm sao?

Chết, chấn thương sọ não.

Câu 3: Đội mũ bảo hiểm như thế nào cho đúng cách?

+ Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khoá mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm.

+ Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.

Bài tuyên truyền đội mũ bảo hiểm cho trẻ em – Mẫu 5

Đội mũ bảo hiểm cho trẻ em là một việc làm hết sức cần thiết. Thực tế, thời gian qua,việc đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe gắn máy của cha mẹ, nhiều bậc phụ huynh vẫn xem nhẹ. Thậm chí, một số phụ huynh dù có mang mũ bảo hiểm theo nhưng chỉ treo trên xe chứ không đội cho con. Về việc không tuân thủ quy định của pháp luật trong việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ, các vị phụ huynh thường đưa ra nhiều lý do khác nhau như: nhà gần, quên mũ bảo hiểm; mũ bảo hiểm không tốt cho con, trời nóng nực; không có nơi cất đặt, sợ mất… Điều này cho thấy, nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm nên thực hiện chưa nghiêm túc. Trong khi đó, tại nạn giao thông có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi.

Việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông là rất cần thiết, không chỉ đảm bảo an toàn cho trẻ mà còn tạo nề nếp, ý thức chấp hành luật lệ giao thông nói riêng, chấp hành pháp luật nói chung ở các em. Tuy nhiên, để làm được điều này, vấn đề quan trọng là các bậc phụ huynh phải luôn làm gương cho con trong việc tự giác chấp hành nghiêm pháp luật về an toàn giao thông.

Tham khảo thêm:   Cách làm cá lóc chiên giòn thơm ngon, cực dễ làm

Mặt khác, cần thường xuyên thực hiện các hình thức tuyên truyền về văn hóa giao thông, nhất là đối tượng học sinh trong nhà trường để các em nhận thức được sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và tự giác thực hiện. Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn không phải để đối phó với lực lượng cảnh sát giao thông mà quan trọng nhất là bảo vệ, hạn chế tối đa chấn thương đầu, nhất là chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn.

Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, là đối tượng luôn cần được ưu tiên chăm sóc và bảo vệ. An toàn của con cái chúng ta, hơn ai hết chính chúng ta phải vào cuộc quyết liệt, đừng để người khác nhắc nhở. Đã đến lúc người lớn phải biết ý thức, thay đổi suy nghĩ và hành động đúng đắn để ngăn chặn mối hiểm họa TNGT đối với trẻ em cũng như bảo vệ sức khỏe, thân thể và mạng sống của trẻ em khi tham gia giao thông. Xin đừng để xảy ra hậu quả đau lòng rồi mới hối tiếc.

Chiếc mũ bảo hiểm đã thực sự trở thành vật dụng quen thuộc, không thể thiếu của mỗi người khi tham gia giao thông. Hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông!

Bài tuyên truyền đội mũ bảo hiểm cho trẻ em – Mẫu 6

Thực hiện Kế hoạch số …/KH-BATGT ngày …/…/20… của Ban An toàn Giao thông Thành phố ……….. về kế hoạch hành động thực hiện quy định của pháp luật về đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em năm 20… trên địa bàn thành phố; Kế hoạch số … /KH-UBND huyện …………, ngày … tháng … năm 20… về việc Tổ chức thực hiện quy định về đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em năm 20… trên địa bàn huyện ……….; Hưởng ứng Tuần lễ an toàn đường bộ Toàn cầu lần thứ … với chủ đề “Trẻ em và an toàn giao thông” do Liên Hợp Quốc phát động.

Căn cứ vào công văn số Số: …/KH-PGD&ĐT của Phòng Giáo dục và Đào tạo ………………

Hôm nay, ngày… /… / 20…, trường …………….. long trọng tổ chức tuyên truyền về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với HS trên địa bàn huyện ……………

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Mục đích:

Nhằm đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền sâu rộng quy định của Pháp luật về việc đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, xe đạp điện đối với trẻ em; tạo được sự quan tâm, đồng thuận của toàn xã hội trong việc chấp hành quy định của pháp luật về đội mũ bảo hiểm cho học sinh.

Đảm bảo tất cả học sinh đội mũ bảo hiểm khi đi trên mô tô, xe máy, xe đạp điện, góp phần giảm hậu quả tai nạn giao thông cho học sinh.

2. Yêu cầu:

Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến các tổ chức đoàn thể trong nhà trường; đến từng cá nhân các đồng chí là cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong toàn trường và phổ biến sâu rộng tới các phụ huynh học sinh quy định của pháp luật về đội mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy, xe đạp điện đối với học sinh và Kế hoạch số …/KH-BATGT ngày …/…/20… của Ban an toàn giao thông Thành phố về kế hoạch hành động thực hiện quy định của pháp luật về đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em năm 20… trên địa bàn Thành phố ………… Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm, ý thức tự giác chấp hành quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh.

Phát huy vai trò của các tổ chức trong nhà trường, đặc biệt là các tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đội Sao đỏ trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền các quy định về đội mũ bảo hiểm trong học sinh.

Tổ chức theo dõi, giám sát thường xuyên việc chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ em thông qua các trường học.

Gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động tuyên truyền, vận động, nhắc nhở với công tác kiểm tra đánh giá thi đua các nhà trường.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN.

1. Nội dung tuyên truyền, giáo dục:

Hình thức:

– Tuyên truyền cổ động trực quan và trực tiếp trong nhà trường bằng các hình thức:

+ Áp phích, băng rôn, khẩu hiệu;

+ Tuyên truyền trong buổi phát thanh măng non, các buổi sinh hoạt chi sao, chi đội, sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt Đội, Chi đoàn, các buổi họp Hội đồng sư phạm nhà trường, họp cha mẹ học sinh.

+ Trong các giờ giảng dạy trên lớp, các hoạt động ngoại khóa, các hội thi; đặc biệt chú trọng tuyên truyền đối tượng là phụ huynh học sinh;

+ Tài liệu giáo dục trong nhà trường: tham khảo tài liệu hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật về đội mũ bảo hiểm đối với học sinh khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện do các cơ quan quản lý nhà nước, Thành phố ban hành.

b. Các khẩu hiệu tuyên truyền:

– Trẻ em phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.

– Đội mũ cho con, trọn tình cha mẹ.

– Nhớ lời thầy, cô dặn: Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện.

2. Các mốc thời gian kiểm tra, tuần tra, kiểm soát, nhắc nhở và xử lý vi phạm quy định pháp luật về đội mũ bảo hiểm cho trẻ em:

a. Từ ngày 02 – 06/4/20…: Tổ chức tuyên truyền, treo Áp phích, băng rôn, khẩu hiệu tại các nhà trường;

Từ ngày 06 – 09/4/20…: Kiểm tra, nhắc nhở, đánh giá việc thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm cho học sinh tại các trường học; tổ chức phê bình đối với các giáo viên, cán bộ nhà trường và học sinh vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm.

Ngày 10/4/20…: Phối hợp các lực lượng liên quan tổ chức: “Ngày cao điểm” kiểm soát, xử lý vi phạm quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh, tập trung khu vực xung quanh trường học vào ngày 10/4/20… Sau đó duy trì theo kế hoạch ,kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Sơ kết đánh giá kết quả thực hiện trong tháng 5/20…, trong dịp hưởng ứng “Tuần lễ an toàn đường bộ toàn cầu lần thứ …”; kết quả được sử dụng trong công tác thi đua, khen thưởng về việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông với tổ chức cá nhân có liên quan vào cuối năm.

Bài tuyên truyền đội mũ bảo hiểm cho trẻ em – Mẫu 7

Thực hiện Kế hoạch …………..của Ủy ban ATGT Quốc gia về kế hoạch hành động thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em, Công văn…………………. của Ban ATGT tỉnh về việc tăng cường tuyên truyền đội mũ bảo hiểm cho trẻ em, Giám đốc Sở yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Tổ chức thực hiện nghiêm túc Kế hoạch…………………. về kế hoạch triển khai công tác đảm bảo trật tự ATGT năm 2021.

2. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh về quy định của pháp luật bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em và phòng tránh, giảm thiểu thương vong cho các em học sinh khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.

3. Lắp đặt các pa nô, áp phích, treo băng rôn khẩu hiệu tại các cơ sở giáo dục để tuyên truyền về việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em.

4. Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương trong việc quản lý, giáo dục học sinh; thường xuyên nhắc nhở các bậc phụ huynh đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.

5. Khẩu hiệu tuyên truyền: Đội mũ cho con, trọn tình cha mẹ!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tuyên truyền đội mũ bảo hiểm cho trẻ em (7 mẫu) Mẫu tuyên tuyền đội mũ bảo hiểm cho trẻ em của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *