Bạn đang xem bài viết ✅ Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương Sáng tác năm 1905, Phan Bội Châu ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Lưu biệt khi xuất dương đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ và táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. Tác phẩm được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn lớp 11.

Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu giới thiệu về tác giả Phan Bội Châu và bài thơ Lưu biệt khi xuất dương. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Lưu biệt khi xuất dương

Phiên âm:

Sinh vi nam tử yếu hy kỳ,
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.
Ư bách niên trung tu hữu ngã,
Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy.
Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si.
Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.

Dịch nghĩa:

Đã sinh làm kẻ nam nhi thì cũng phải mong có điều lạ,
Há lại để trời đất tự chuyển vần lấy sao!
Giữa khoảng trăm năm này, phải có ta chứ,
Chẳng nhẽ ngàn năm sau lại không có ai (để lại tên tuổi) ư?
Non sông đã chết, sống chỉ nhục,
Thánh hiền đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi!
Mong đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông,
Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên.

Dịch thơ:

Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời.
Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở, há không ai?
Non sông đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài
Muốn vượt bể Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

I. Đôi nét về tác giả Phan Bội Châu

– Phan Bội Châu (1867- 1940), tên thuở nhỏ là Phan Văn San, tên hiệu là Sào Nam.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 6: Kể lại một truyền thuyết (12 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 6

– Quê quán: Làng Đan Nhiễm (nay là xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).

– Phan Bội Châu là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng 20 năm đầu thế kỉ XX.

– Những tác phẩm tiêu biểu: Sào Nam thi tập, Văn tế Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu niên biểu…

II. Giới thiệu về bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được viết năm 1905, trước khi Phan Bội Châu chia tay các đồng chí để sang Nhật tìm đường cứu nước.

2. Thể thơ

  • Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú.
  • Hình ảnh mang tính biểu tượng cao.

3. Bố cục

Kết câu gồm 4 phần theo: Đề – Thực – Luận – Kết

  • Phần 1. Hai câu đề: Quan niệm của nhà thơ về chí làm trai và tầm vóc của đấng nam nhi trong vũ trụ.
  • Phần 2. Hai câu thực: Ý thức trách nhiệm của nhà thơ trước cuộc đời.
  • Phần 3. Hai câu luận: Thái độ trước tình cảnh của đất nước.
  • Phần 4. Hai câu kết: Tư thế cũng như khát vọng của nhà thơ trước khi lên đường.

4. Nội dung

Lưu biệt khi xuất dương đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ và táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.

Tham khảo thêm:   28 bài đọc và cách đánh vần cho học sinh chuẩn bị vào lớp 1 Tài liệu tập đọc cho trẻ 5 - 6 tuổi

5. Nghệ thuật

Giọng thơ tâm huyết, hình ảnh giàu sức gợi…

III. Dàn ý phân tích Lưu biệt khi xuất dương

(1) Mở bài

Giới thiệu về tác giả Phan Bội Châu, bài thơ Lưu biệt khi xuất dương.

(2) Thân bài

a. Quan niệm của nhà thơ về chí làm trai và tầm vóc của đấng nam nhi trong vũ trụ

– Câu thơ đầu nói về chí nam nhi: nam nhi thì phải nên sự nghiệp lớn, xứng danh với thiên hạ.

– Quan điểm của Phan Bội Châu: Nếu thời xưa người ta thường phó mặc cho số phận, do mệnh trời, thì theo tác giả số phận của mình phải do chính mình xoay chuyển.

b. Ý thức trách nhiệm của nhà thơ trước cuộc đời

– Khẳng định tinh thần trách nhiệm của công dân là gánh vác giang sơn, đồng thời mang tính khích lệ những bậc nam nhi.

– Khẳng định rằng một người sống vì dân vì nước thì tên tuổi sẽ lưu danh muôn đời.

=> Hai câu thơ đã cụ thể hóa lẽ sống của đáng nam nhi: phải tự giác, chủ động và lưu danh thiên cổ.

c. Thái độ trước tình cảnh của đất nước

– Nỗi đau xót trước hoàn cảnh mất nước, nỗi nhục của thân phận nô lệ cùng sự phản kháng ngầm không cam chịu.

– Đất nước lúc này không còn đấng minh quân, sách vở thánh hiền cũng không cứu được đất nước. Câu thơ giống như một lời thức tỉnh yêu nước là phải có hành động thiết thực để cứu nước.

Tham khảo thêm:   Cách pha nước sốt sườn xào chua ngọt

– Phan Bội Châu phản bác nền học vấn cũ, thức tỉnh những chí sĩ yêu nước.

d. Tư thế cũng như khát vọng của nhà thơ trước khi lên đường

– Hình ảnh kì vĩ, lớn lao: biển Đông, cánh gió, sóng bạc với hành động cao cả của nhân vật trữ tình.

– Khát vọng lên đường cứu nước, từ đó khơi gợi nhiệt huyết của một thế hệ.

(3) Kết bài

Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Lưu biệt khi xuất dương.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương Sáng tác năm 1905, Phan Bội Châu của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *