Bạn đang xem bài viết ✅ Bài thơ Lầu Hoàng Hạc Hoàng Hạc Lâu, Thôi Hiệu ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thơ “Lầu Hoàng Hạc” của Thôi Hiệu sẽ được giới thiệu đến học sinh trong chương trình Ngữ Văn lớp 10. 

Dưới đây là tài liệu chi tiết về tác giả Thôi Hiệu và nội dung của bài thơ “Lầu Hoàng Hạc”. Mời quý thầy cô và bạn đọc tham khảo!

I. Nội dung bài thơ Lầu Hoàng Hạc

Phiên âm

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

Dịch nghĩa

Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,
Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc.
Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại,
Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không.
Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một,
Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi.
Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?
Trên sông khói toả, sóng gợn, khiến người sinh buồn!

Dịch thơ

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xưa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn.
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?

(Tản Đà dịch)

Tham khảo thêm:  

Ai cưỡi hạc vàng đi mất hút,
Trơ lầu Hoàng Hạc chốn này thôi!
Hạc vàng một đi đã đi biệt,
Mây trắng ngàn năm bay chơi vơi.
Sông tạnh Hán Dương cây sáng ửng,
Cỏ thơm Anh Vũ bãi xanh ngời.
Hoàng hôn về đó, quê đâu tá?
Khói sóng trên sông não dạ người.

(Khương Hữu Dụng dịch)

II. Đôi nét về tác giả Thôi Hiệu

– Thôi Hiệu (704 – 754) quê ở Biện Châu (nay là Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc).

– Ông đỗ tiến sĩ năm Khai Nguyên thứ 11 (723) làm quan đến chức Tư Huân viên ngoại lang.

– Các tác phẩm của ông chỉ còn khoảng hơn 40 bài.

– Một số bài thơ như: Cổ ý, Mạnh Môn Hành, Nhạn Môn Hồ nhân ca…

III. Giới thiệu về bài thơ Lầu Hoàng Hạc

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Tác giả đến thăm tỉnh Hồ Bắc và ghé vào lầu Hoàng Hạc. Cảnh vật xung quanh lầu khiến cho nhà thơ đã gợi cảm hứng cho nhà thơ sáng tác bài thơ này.

– “Lầu Hoàng Hạc” được coi là một trong những bài thơ hay nhất của Thôi Hiệu.

– Tương truyền rằng, nhà thơ Lý Bạch khi đến Hoàng Hạc lâu đã thấy thơ Thôi Hiệu đề trên vách, đọc xong, vứt bút không làm thơ nữa.

2. Thể thơ

Thất ngôn bát cú Đường luật.

3. Bố cục

Gồm 2 phần:

– Phần 1. Bốn câu thơ đầu: Sự hoài vọng quá khứ của nhà thơ.

Tham khảo thêm:   12 tiệm hair salon nhuộm tóc đẹp nhất ở TP.HCM mà bạn nên ghé

– Phần 2. Bốn câu thơ sau: Nuối tiếc trong hiện tại và nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài thơ Lầu Hoàng Hạc Hoàng Hạc Lâu, Thôi Hiệu của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *