Bạn đang xem bài viết ✅ Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca In trong tập Khối vuông ru-bích (1985) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo được in trong tập Khối vuông ru-bích (thơ – 1985). Nội dung của bài thơ viết về cái chết của Lor-ca, nhà thơ, họa sĩ, nhà viết kịch, nhà hoạt động sân khấu thiên tài người Tây Ba Nha.

Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca
Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu giới thiệu về Thanh Thảo, nội dung bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca. Hãy cùng theo dõi để có thêm những kiến thức hữu ích về tác giả, tác phẩm.

Đàn ghi ta của Lor-ca

Những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn

Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du

tiếng ghi-ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi-ta ròng ròng
máu chảy

không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng

đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca bơi sang ngang
trên chiếc ghi-ta màu bạc

chàng ném lá bùa cô gái di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li-la li-la li-la…

I. Đôi nét về Thanh Thảo

– Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1946.

– Quê hương: huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

– Ông tốt nghiệp khoa Ngữ Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

– Sau đó, Thanh Thảo tham gia kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở chiến trường miền Nam.

Tham khảo thêm:   Trà táo đỏ có công dụng gì? Cách pha trà táo đỏ ngon và bổ dưỡng

– Từ sau 1975, ông chuyển sang hoạt động văn nghệ.

– Năm 2001, Thanh Thảo được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học – nghệ thuật.

– Một số tác phẩm chính: Những người đi tới biển (trường ca – 1977), Dấu chân qua trảng cỏ (thơ – 1978), Những ngọn sóng mặt trời (trường ca – 1981), Khối vuông ru-bích (thơ – 1985)…

II. Giới thiệu về Đàn ghi ta của Lor-ca

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca được in trong tập Khối vuông ru-bích (thơ – 1985).

2. Thể thơ

Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca được viết theo thể tự do.

3. Bố cục

Gồm 4 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “trên yên ngựa mỏi mòn”: hình ảnh Lor-ca, con người tự do, nghệ sĩ cách tân.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “máu chảy”: Lor-ca bị hạ sát và nỗi xót xa về sự cách tân nghệ thuật còn dang dở.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “long lanh trong đáy giếng”: niềm xót thương cho Lor-ca và những cách tân nghệ thuật còn dang dở của ông.
  • Phần 4. Còn lại: suy tư cuộc giải thoát, cách giã từ của Lor-ca.

4. Hình tượng tiếng đàn

– Tiếng đàn là biểu tượng cho đất nước Tây Ban Nha cùng với hình ảnh áo choàng đỏ. Tiếng đàn ghi-ta góp phần khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp nổi bật của con người và đất nước Tây Ban Nha

– Tiếng đàn gắn liền với hình ảnh Lorca, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và cuộc đời người nghệ sĩ

– Tiếng đàn tượng trưng cho sự bất tử của người nghệ sĩ chân chính, của nghệ thuật chân chính (tiếng đàn như cỏ mọc hoang).

=>Tiếng ghi ta là ẩn dụ hay nói đúng hơn là bài ca về cuộc đời, số phận và cái chết của Lor-ca. Cuộc đời của con người ấy như tiếng đàn ghi ta với thanh âm trong trẻo làm lay động lòng người.

5. Nội dung

Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” viết về cái chết của Lor-ca, nhà thơ, họa sĩ, nhà viết kịch, nhà hoạt động sân khấu thiên tài người Tây Ba Nha. Qua bài thơ Thanh Thảo muốn bộc lộ sự thương xót, tiếc nuối với cái chết của Lor-ca và những cách tân nghệ thuật của ông.

Tham khảo thêm:  

6. Nghệ thuật

Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình, giữa nhạc và thơ, giữa màu sắc thơ viếng phương Đông và chất bi tráng trong nhạc giao hưởng ở phương Tây…

7. Mở bài và kết bài

– Mở bài:

Thanh Thảo là nhà văn thuộc giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông đậm chất triết luận, với nhiều bài thơ tiêu biểu. Trong đó, Đàn ghi ta của Lor-ca là một thi phẩm được xem là thành công nhiều mặt của nhà thơ.

– Kết bài:

“Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo viết về cái chết của Lor-ca, nhà thơ, họa sĩ, nhà viết kịch, nhà hoạt động sân khấu thiên tài người Tây Ba Nha. Qua bài thơ, nhà thơ muốn bộc lộ sự thương xót, tiếc nuối với cái chết của Lor-ca và những cách tân nghệ thuật của ông.

III. Dàn ý phân tích Đàn ghi ta của Lor-ca

(1) Mở bài

Giới thiệu về tác giả Thanh Thảo, bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca.

(2) Thân bài

a. Lor-ca, người nghệ sĩ tự do, cô đơn với khát vọng cách tân nghệ thuật

– “những tiếng đàn bọt nước”: hình ảnh tượng trưng, sử dụng biện pháp tu từ chuyển đổi cảm giác âm thanh được cảm nhận bằng thị giác. Qua đó, gợi sự sáng tạo mong manh, ngắn ngủi, tan vỡ đột ngột nhưng sinh sôi bất tận.

– “Áo choàng đỏ gắt”: hình ảnh thực, tượng trưng thể hiện đấu trường quyết liệt, nơi người nghệ sĩ đang đương đầu với những thế lực tàn bạo, hà khắc

– Trên con đường đấu tranh cho tự do và cái mới, người nghệ sĩ luôn phải hành trình cô đơn, đơn độc: lang thang, miền đơn độc, yên ngựa mỏi mòn, vầng trăng chếnh choáng…

– “li la li la li la”: nghệ thuật láy ấm, gợi hợp âm của tiếng đàn

=> Vẻ đẹp của Lor-ca, một người nghệ sĩ luôn khao khát cách tân nghệ thuật.

b. Cái chết đầy oan khuất của Lor-ca

– Hình ảnh đối lập: “hát nghêu ngao – áo choàng bê bết đỏ”, tượng trưng cho sự đối lập giữa khát vọng tự do của người nghệ sĩ với những thế lực phát xít tàn bạo.

– Nghệ thuật hoán dụ:

  • Tiếng đàn ghi ta nâu: màu của đất, có thể là màu của cây đàn ghi ta; nhưng cũng có thể là màu mắt của cô gái di-gan sống trên thảo nguyên.
  • tiếng ghi ta lá xanh biết mấy: gợi sức sống bền bỉ, mãnh liệt
  • tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan: sự mong manh, dễ vỡ
  • áo choàng bê bết đỏ: gợi về cái chết của Lor-ca
  • “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”: tiếng đàn giống như một sinh thể có hồn, bị hủy hoại để rồi vỡ tan tành, chảy thành từng dòng máu.
Tham khảo thêm:  

=> Hệ thống hình ảnh vừa mang tính tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, ẩn dụ, qua đó, tác giả thể hiện cái chết đầy bi thảm của Lor-ca

c. Niềm thương xót Lor-ca và suy tư về cuộc giải thoát, giã từ của Lor-ca

* Niềm thương xót Lor-ca

– “tiếng đàn”: ẩn dụ cho nghệ thuật của Lor-ca, tình yêu con người, tình yêu tự do mà ông suốt đời theo đuổi

– “không ai chôn chất tiếng đàn”: xót thương cho cái chết của một thiên tài, cho con đường cách tân nghệ thuật còn giang dở không có ai tiếp nối.

– So sánh “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”: sức sống mãnh liệt, cái đẹp không thể bị hủy diệt.

– Hình ảnh so sánh, tượng trưng:

  • Giọt nước mắt: cảm thông, uất hận trước cái chết của người nghệ sĩ thiên tài.
  • Vầng trăng: tượng trưng cho cái đẹp, cho nghệ thuật của Lor-ca.

=> Cấu trúc gián đoạn, bày tỏ sự xót thương, trân trọng, niềm tin của tác giả vào sự bất tử của Lor-ca.

* Suy tư về cuộc đời và sự giải thoát của Lor-ca

– Nghệ thuật đối lập chỉ sự ngắn ngủi, số phận bé nhỏ của con người trước cuộc sống vô tận: đường chỉ tay đã đứt – dòng sông rộng vô cùng

– Hành động:

  • Ném lá bùa vào vào xoáy nước
  • Ném trái tim vào cõi lặng im

=> Đó là sự giã từ và giải thoát, cũng là một sự lựa chọn.

– Giai điệu “Li-la li-la li-la”: tiếng ghi ta bất tử dùng người nghệ sĩ đã chết, có thể là vòng hoa tử đinh hương viếng linh hồn Lor-ca.

(3). Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca In trong tập Khối vuông ru-bích (1985) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *