Bạn đang xem bài viết ✅ Bài tập tính số Mol Cách tính số mol ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Công thức tính số mol là gì? Bài tập tính số Mol như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Trong bài học hôm nay Wikihoc.com giới thiệu đến các bạn toàn bộ kiến thức về khái niệm, công thức tính, ví dụ minh họa kèm theo các dạng bài tập có đáp án và tự luyện. Bài tập tính số mol được trình bày khoa học, ngắn gọn mà xúc tích. Đây là cầu nối giúp các em ôn luyện đề tốt hơn để học tốt môn Hóa học 11. Lưu ý tài liệu này được dùng cho cả 3 sách Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo theo chương trình mới. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm một số dạng bài tập về lượng chất dư, bài tập viết công thức hóa học lớp 8.

1. Số mol là gì?

Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu Mol là gì? Đây là tên gọi của một đơn vị đo lường trong hóa học. Các em sẽ được làm quen hóa học lớp 8 với khối lượng mol, số mol, nồng độ mol, … Khi làm bài tập hóa học, tính số mol mà các em có thể tính được nhiều đại lượng quan trọng của chất như: khối lượng chất, khối lượng mol chất, thể tích, áp suất, …

2. Công thức tính số mol

Công thức

Kí hiệu

Chú thích

Đơn vị

n = m/M

M, m, n

n : số mol chất
m: khối lượng chất
M: Khối lượng mol chất

Là khối lượng mol của chất đó tính ra gam của N phân tử hoặc nguyên tử chất đó. Khối lượng mol có giá trị bằng phân tử khối hoặc phân tử khối của chất đó như khối lượng mol nguyên tử cacbon – C là 12 g/mol, khối lượng mol của phân tử amoniac – NH3 là 17 g/mol.

Mol
Gam
Gam

n = V/22,4

V, n

n: số mol chất khí ở dktc
V: thể tích khí

Mol
Lít

n = C.V

V, C, n

n: số mol chất
C: nồng độ mol
V: thể tích

Mol
Mol/ lít
Lít

n= A/N

N, A, n

A: số nguyên tử hoặc phân tử
N: số Avogadro
n: số mol

Nguyên tử hoặc phân tử
6.10^-23
Mol

n= (P.V)/(R.T)

V, R, T, P, n

n: số mol khí
P: Áp suất
V: thể tích khí
R: hằng số
T: nhiệt độ

Mol
Atm
Lít
0.082
273 + t

3. Cách tính số mol dư

Tính số mol dư thường gặp ở dạng khi đề yêu cầu xác định chất nào còn dư trong phản ứng.

Công thức: Số mol chất dư = Tổng số mol bài cho – tổng số mol đã phản ứng

* Lưu ý:

Tổng số mol đã phản ứng chỉ lấy ở những chất đã phản ứng hết. Để nhận biết chất nào phản ứng hết thì thông thường các bạn lấy số mol chất nào nhỏ nhất nhé. Tuy nhiên không phải lúc nào cách chọn như vậy cũng đúng.

Ngoài ra trong quá trình tính số mol, các bạn cũng cần phải chú ý đến việc cân bằng các phương trình, cần bằng hóa trị.

4. Bài tập trắc nghiệm tính số mol

Câu 1. Tính số mol phân tử có trong 9,4 lít khí H2S (đktc)?

A. 0,3 mol
B. 0,5 mol
C. 1,2 mol
D. 1,5 mol

Câu 2. Tính khối lượng của Ba(OH)2 có trong 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 11 Đề kiểm tra giữa kì 1 Công nghệ 7 (Có ma trận, đáp án)

A. 17,36 gam
B. 17,1 gam
C. 20,5 gam
D. 9,74 gam

Câu 3. Tính số mol NaOH có trong 100 gam dung dịch NaOH 15%

A. 0,375 mol.
B. 0,315 mol.
C. 0,3 mol.
D. 0,45 mol.

Câu 4. Số mol phân tử N2 có trong 140 gam khí nitơ là:

A. 9 mol
B. 5 mol
C. 6 mol
D. 12 mol

Câu 5. Tính số mol nguyên tử có trong 9.1023 nguyên tử oxi?

A. 1 mol
B. 5 mol
C. 1,2 mol
D. 1,5 mol

Câu 6. Tính thể tích của 0,5 mol khí CO2 đo ở điều kiện tiêu chuẩn?

A. 22,4 lít
B. 11,2 lít
C. 44,8 lít
D. 24 lít.

Câu 7. Tính số mol phân tử có trong 6,72 lít khí H2 (đktc)?

A. 0,3 mol
B. 0,5 mol
C. 1,2 mol
D. 1,5 mol

Câu 8. 1,5 mol phân tử H2S chiếm thể tích bao nhiêu lít (đo ở đktc)?

A. 22,4 lít
B. 24 lít
C. 11,2 lít
D. 16,8 lít

Câu 9. Phải lấy bao nhiêu lít khí CO2 ở đktc để có 6,1023 phân tử CO2?

A. 11,2 lít
B. 33,6 lít
C. 16,8 lít
D. 22,4 lít

5. Bài tập tự luận tính số mol

Bài 1: Tính số mol nguyên tử hoặc số mol phân tử trong các lượng chất sau:

a) 1,44.1023 phân tử H2O

b) 24.1023 nguyên tử K

Gợi ý trả lời

a) Số mol phân tử H2O bằng:

{n_{{H_2}O}} = frac{{1,44.1{0^{23}}}}{{{N_A}}} = frac{{1,44.1{0^{23}}}}{{6,02.1{0^{23}}}} = 0,24 (mol) phân tử H2O

c) Số mol nguyên tử K bằng:

{n_K} = frac{{24.1{0^{23}}}}{{{N_A}}} = frac{{24.1{0^{23}}}}{{6,02.1{0^{23}}}} = 4 (mol)nguyên tử K

Bài 2. Tính số mol của những lượng chất sau:

a) 3,9 gam K; 5,6 gam KOH; 24,5 gam H3PO4

b) 3,36 lít SO2, 6,72 lít khí CO2. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn

Gợi ý trả lời

a) Áp dụng công thức: n = frac{m}{M}(mol)

Số mol của 2,3 gam Na bằng:

{n_K} = frac{{{m_K}}}{{{n_K}}} = frac{{3,9}}{{39}} = 0,1 (mol)

Số mol của 5,6 gam KOH bằng:

{n_K}_{OH} = frac{{{m_{KOH}}}}{{{n_{KOH}}}} = frac{{5,6}}{{56}} = 0,1 (mol)

Số mol của 24,5 gam H3PO4 bằng:

{n_{{H_3}P{O_4}}} = frac{{{m_{{H_3}P{O_4}}}}}{{{n_{{H_3}P{O_4}}}}} = frac{{24,5}}{{98}} = 0,25 (mol)

b) Áp dụng công thức: n = frac{V}{{22,4}}(mol)

Số mol của 3,36 lít SO2 bằng:

{n_{S{O_2}}} = frac{{{V_{S{O_2}}}}}{{22,4}} = frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15 (mol)

Số mol của 6,72 lít khí CO2 bằng:

{n_{C{O_2}}} = frac{{{V_{C{O_2}}}}}{{22,4}} = frac{{6,72}}{{22,4}} = 0,3 (mol)

Bài 3. Hãy tính số mol các chất tan có trong các dung dịch sau:

a) 1 lít dung dịch HNO3 0,2 M

b) 80 gam dug dịch KCl 20%

c) 500 ml dung dịch NaOH 1,2M

Gợi ý trả lời

a) Số mol của 1 lít dung dịch HNO3 0,2 M bằng:

{n_{HN{O_3}}} = V.{C_M} = 1.0,2 = 0,2 (mol)

b) Số mol của 80 gam dug dịch KCl 20% bằng:

{n_{KCl}} = frac{{frac{{C% .mdd}}{{100% }}}}{{{M_{KCl}}}} = frac{{frac{{20.80}}{{100}}}}{{74,5}} = 0,21 (mol)

c) Đổi 500 ml = 0,5 lít

Số mol của 0.5 l dung dịch NaOH 1,2M bằng:

{n_{NaOH}} = V.{C_M} = 0,5.1,2 = 0,6 (mol)

6. Bài tập tự luyện tính số mol

Câu 1. Tính số mol nguyên tử hoặc số mol phân tử trong các lượng chất sau:

a) 1,44.1023 phân tử H2O

b) 24.1023 nguyên tử K

Câu 2. Tính khối lượng của những chất sau:

a) 0,03 mol nguyên tử N; 0,03 mol phân tử N2

b) 1,5 mol phân tử H2SO4, 0,25 mol phân tử Fe

c) 0,5 mol mỗi chất sau: KMnO4, KClO3, NaHCO3

Câu 3. Tính thể tích của các chất khí sau (Đo ở điều kiện tiêu chuẩn)

a) 0,03 mol SO2, 0,15 mol HCl

b) 0,125 mol CO2, 1,2 mol H2SO4

Câu 4. Tính số mol của những lượng chất sau

a) 2,3 gam Na, 5,6 gam KOH, 11,76 gam H3PO4; 32,5 gam FeCl3

b) 3,36 lít CH4, 6,72 lít khí CO2, 13,44 lít khí H2, các thể tích được đo ở điều kiện tiêu chuẩn

Câu 5. Tính số mol của:

a) 75,24 gam Al2(SO4)3

b) 15,68 lít O2 (đkc)

c) 13,2.1023 phân tử H2SO4

d) hỗn hợp X ( 11,2 gam Fe và 3,24 gam Al)

e) Hỗn hợp Y ( 8,94 lít O2 và 2,24 lít H2)

Câu 6. Tính khối lượng của các chất sau đây:

a) 0,25 mol FeSO4

b) 13,2.1023 phân tử FeSO4

c) 8,96 lít khí NO2 (đkc)

d) hỗn hợp (hh) A gồm (0,22 mol Al và 0,25 mol Cu)

e) hỗn hợp B gồm (11,2 lít O2 và 13,44 lít N2)

Tham khảo thêm:   Nội dung định luật bảo toàn động lượng và bài tập thực hành có đáp án (Vật Lý 10)

g) hỗn hợp C (0,25 mol Cu, 15.1023 ng.tử Fe)

h) hỗn hợp D (0,25 mol O2, 11,2 lít CO2 và 2,7.1023 phân tử N2 )

Câu 7. Xác định tên mỗi nguyên tố trong các trường hợp sau:

a). 4,8 gam kim loại A có số mol là 0,2 mol. Vậy A là

b). 11,2 gam kloại Fe và 3,24 gam kloại B có tổng số mol là 0,32 mol.Vậy B là

Câu 8. Khi cho miếng nhôm tan hết vào dung dịch HCl có chứa 0,2 mol thì sinh ra 1,12 lít khí hidro (đktc).

a. Tính khối lượng miếng nhôm đã phản ứng

b. Axit clohidric còn dư hay không? Nếu còn dư thì khối lượng dư là bao nhiêu?

Câu 9. Cho sắt tác dụng với dd axit H2SO4 theo sơ đồ sau:

Fe + H2SO4 → FeSO4+ H2

Có 22,4 g sắt tác dụng với 24,5 g H2SO4. Tính:

a) Thể tích khí H2 thu được ở đktc.

b) Khối lượng các chất còn lại sau phản ứng.

Câu 10. Cho 22,4 gam sắt tác dụng với dung dịch chứa 24,5 gam H2SO4. Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc biết sắt tác dụng với dung dịch axit H2SO4 theo phương trình hóa học sau:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2.

Câu 11. Biết 24 gam muối hỗn hợp 2 muối CaCO3 và CaSO4 tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl thu được 0,672 lít khí (ở đktc). Thành phần % theo khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là bao nhiêu

Câu 12. Cho a gam hỗn hợp Al, Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,16 lít khí (đktc). Mặt khác, cũng a gam hỗn hợp trên cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít khí (đktc). Tính giá trị của m?

Câu 13. Hãy cho biết số phân tử, nguyên tử có mặt trong:

a) 0,6 mol nguyên tử S

b) 2 mol phân tử FeO

c) 1,1 mol phân tử Cl2

Câu 14. Hãy cho biết khối lượng của các chất sau:

a) 1 mol nguyên tử Na

b) 0,5 phân tử NaCl

c) 0,05 mol phân tử đường glucozơ C6H12O6

Câu 15. Hãy cho biết thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn của các hỗn hợp chất sau:

a) 0,15 mol CO và 0,5 mol H2O

b) 0,3 mol SO2 và 0,2 mol N2

c) 0,01 mol NO và 1,2 mol N2O5

Câu 16. Hãy cho biết khối lượng của N phân tử những chất sau:

H2O, HCl, NaCl, KOH

Câu 17 Tính số mol nguyên tử hoặc phân tử trong các lượng chất sau:

a) 1,44.1023 phân tử HCl

b) 24.1023 nguyên tử Na

Câu 18. Tính khối lượng của những lượng chất sau:

a) 0,3 mol nguyên tử Na; 0,3 mol phân tử O2

b) 1,2 mol phân tử HNO3; 0,5 mol phân tử Cu

c) 0,125 mol của mỗi chất sau: KNO3, KMnO4, KClO3

Câu 19. Tính số mol của những lượng chất sau:

a) 4,6 gam Na; 8,4 gam KOH; 11,76 gam H3PO4; 16 gam Fe2O3

b) 2,24 lít khí C2H4; 3,36 lít khí CO2, 10,08 lít khí N2. Các thể tích đo ở đktc.

Câu 20 Tính khối lượng (gam) của các lượng chất sau:

a) 6,72 lít khí SO2; 1,344 lít khí Cl2. Các thể tích khí được đo ở đktc.

b) 0,32 mol Na2O; 1,44 mol CaCO3

Câu 21

a) Phải lấy bao nhiêu gam KOH để có được số phân tử bằng số nguyên tử có trong 4,8 gam Magie?

b) Phải lấy bao nhiêu gam NaCl để có số phân tử bằng số phân tử có trong 3,36 lít khí CO2 (đktc)?

Câu 22. Hỗn hợp X gồm 0,15 mol SO2 và 0,2 mol CO2

a) Tính khối lượng mol trung bình của hỗn hợp X.

b) Tính tỉ khối của hỗn hợp X so với khí NO2

Câu 23. Cho những chất khí sau: CO2, H2, NO2, CH4. Hãy cho biết

a) Những khí nào nặng hay nhẹ hơn không khí và nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?

Tham khảo thêm:   16 ý tưởng trang trí Tết cổ truyền mới lạ và độc đáo 2024

b) Khí CO2 nặng hay nhẹ hơn khí hidro bao nhiêu lần.

Câu 24. Cho hỗn hợp khí X gồm 22 gam khí CO2, 12,8 gam khí SO2 và 15,4 gam khí N2O. Hãy xác định tỉ khối của hỗn hợp X so với khí N2

Câu 25. Xác định tên gọi của chất A, biết ở điều kiện thường A tồn tại ở trạng thái khí có công thức là A2. Tỉ khối của A2 so với khí oxi là 5.

Câu 26. Dẫn khí vào ống nghiệm úp ngược là phương pháp thường dùng để thu một số khí trong phòng thí nghiệm.

Câu 27. Tính số mol nguyên tử hoặc phân tử trong các lượng chất sau:

a) 1,44.1023 phân tử HCl

b) 24.1023 nguyên tử Na

Câu 28. Tính số mol của những lượng chất sau:

a) 4,6 gam Na; 8,4 gam KOH; 11,76 gam H3PO4; 16 gam Fe2O3

b) 2,24 lít khí C2H4; 3,36 lít khí CO2, 10,08 lít khí N2. Các thể tích đo ở đktc.

Câu 29. Hỗn hợp X gồm 0,15 mol SO2 và 0,2 mol CO2

a) Tính khối lượng mol trung bình của hỗn hợp X.

b) Tính tỉ khối của hỗn hợp X so với khí NO2

Câu 30. Phân đạm urê, có công thức hoá học là (NH2)2CO. Phân đạm có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng và thực vật nói chung, đặc biệt là cây lấy lá như rau.

a) Khối lượng mol phân tử ure

b) Hãy xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố.

Câu 31. Một hợp chất có thành phần các nguyên tố theo khối lượng là: 40% Cu; 20% S và 40%O. Xác định công thức hóa học của chất đó. Biết hợp chất có khối lượng mol là 160g/ mol.

Câu 32. Đốt cháy 5,6 bột sắt trong bình chứa oxi thu được sắt (III) oxit.

a) Viết phương trình hóa học xảy ra.

b) Tính khối lượng sắt (III) oxit sinh ra.

Câu 33. Cho 6,5 gam kẽm tác dụng với 36,5 g dung dịch HCl. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.

Câu 34. Khi cho miếng nhôm tan hết vào dung dịch HCl có chứa 0,2 mol thì sinh ra 1,12 lít khí hidro (đktc).

a. Tính khối lượng miếng nhôm đã phản ứng

b. Axit clohidric còn dư hay không? Nếu còn dư thì khối lượng dư là bao nhiêu?

Câu 35. Cho 6,3 gam hỗn hợp A gồm hai kim loại nhôm và magie tác dụng hết với dung dịch axit clohidric, sau phản ứng thu được 2 muối là nhôm clorua, magie clorua và 6,72 lít khí Hidro (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.

Câu 36. Để điều chế các kim loại Cu, Fe người ta tiến hành khử các oxit kim loại ở nhiệt độ cao. Khi khử 20 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 thì cần dùng 7,84 lít khí hidro (đktc).

a. Viết các phương trình hóa học xảy ra

b. Tính thành phần % khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp.

Câu 37. Cho lá kẽm có khối lượng 25 gam vào dung dịch đồng sunfat. Xảy ra phản ứng hoá học sau: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Sau khi phản ứng kết thúc, đem lá kim loại ra rửa nhẹ, làm khô cân được 24,96 gam.

a. Tính khối lượng kẽm đã phản ứng.

b. Tính khối lượng đồng sunfat có trong dung dịch.

Câu 38. Cho lá sắt có khối lượng 5,6 gam vào dung dịch đồng sunfat.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Sau một thời gian, nhấc lá sắt ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thấy khối lượng lá sắt là 6,4 gam.

a. Tính khối lượng sắt đã phản ứng.

b. Tính khối lượng muối sắt tạo thành sau phản ứng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập tính số Mol Cách tính số mol của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *