Bạn đang xem bài viết ✅ Bài tập chuyên đề Axit Nitric Ôn tập Hóa học lớp 11 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài tập chuyên đề Axit Nitric là tài liệu ôn tập không thể thiếu dành cho các học sinh chuẩn bị thi giữa kì 1 hoặc cuối học kì 1 môn Hóa 11. Tài liệu thể hiện chi tiết lý thuyết và các dạng bài tập trọng tâm giúp học sinh có phương hướng ôn thi chính xác nhất.

Các dạng bài tập về Axit Nitric được biên soạn khoa học, phù hợp với mọi đối tượng học sinh có học lực từ trung bình, khá đến giỏi. Qua đó giúp học sinh củng cố, nắm vững chắc kiến thức nền tảng, vận dụng với các bài tập cơ bản; học sinh có học lực khá, giỏi nâng cao tư duy và kỹ năng giải đề với các bài tập vận dụng nâng cao. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm bài tập Axit Cacboxylic, bài tập phương pháp tính pH.

A. Tóm tắt lý thuyết về Axit Nitric

I. Một số lưu ý

1. Tính oxi hóa của HNO3

HNO3 thể hiện tính oxi hóa mạnh khi tác dụng với các chất có tính khử như: Kim loại, phi kim, các hợp chất Fe(II), hợp chất S2-, I, . . . Thông thường:

+ Nếu axit đặc, nóng tạo ra sản phẩm NO2

+ Nếu axit loãng, thường cho ra NO. Nếu chất khử có tính khử mạnh, nồng độ axit và nhiệt độ thích hợp có thể cho ra N2O, N2, NH4NO3.

* Chú ý:

1. Một số kim loại (Fe, Al, Cr, . . .) không tan trong axit HNO3 đặc, nguội do bị thụ động hóa.

2. Trong một số bài toán ta phải chú ý biện luận trường hợp tạo ra các sản phẩm khác: NH4NO3 dựa theo phương pháp bảo toàn e (nếu ne cho > ne nhận để tạo khí) hoặc dựa theo dữ kiện đề bài (chẳng hạn cho dung dịch NaOH vào dung dịch sau phản ứng thấy có khí thoát ra) hoặc các hợp chất khí của Nitơ dựa vào tỉ khối hơi của hỗn hợp đã cho.

3. Khi axit HNO3 tác bazơ, oxit bazơ không có tính khửchỉ xảy ra phản ứng trung hòa.

4. Với kim loại có nhiều hóa trị (như Fe, Cr), nếu dùng dư axit sẽ tạo muối hóa trị 3của kim loại (Fe3+, Cr3+); nếu axit dùng thiếu, dư kim loại sẽ tạo muối hóa trị 2 (Fe2+, Cr2+), hoặc có thể tạo đồng thời 2 loại muối.

5. Các chất khử phản ứng vớimuối NO3 trong môi trường axittương tự phản ứng với HNO3. Ta cần quan tâm bản chất phản ứng là phương trình ion.

II. Nguyên tắc giải bài tập:

Dùng định luật bảo toàn e.

* Đặc biệt

+ Nếu phản ứng tạo ra nhiều sản phẩm khử của N thì ne nhường = Sne nhận

+ Nếu có nhiều chất khử tham gia phản ứng Sne nhường = ne nhận

– Trong một số trường hợp cần kết hợp với định luật bảo toàn điện tích(tổng điện tích dương = tổng điện tích âm)định luật bảo toàn nguyên tố

– Có thể sử dụng phương trình ion – electron hoặc các bán phản ứng để biểu diễn các quá trình.

M → Mn+ + ne

4H+ + NO3 + 3e → NO + 2H2O

+ Đặc biệt trong trường hợp kim loại tác dụng với axit HNO3 ta có:

nHNO3 (pư) = 2nNO2 = 4nNO = 10nN2O = 12nN2 = 10nNH4NO3

nNO3– (trong muối) = nNO2 = 3nNO = 8nN2O = 10nN2 = 8nNH4NO3

Nếu hỗn hợp gồm cả kim loại và oxit kim loại phản ứng với HNO3 (và giả sử tạo ra khí NO) thì:

nHNO3 (pư) = 4nNO + 2nO (trong oxit KL)

II. Ví dụ minh họa Axit Nitric

VD1. Hoà tan hoàn toàn m g bột Cu trong 800 g dung dịch HNO3 được dung dịch Y và 2,24 lit khí NO (đktc). Y tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 2 M được kết tủa R. Sau khi nung R đến khối lượng không đổi thu được 20 g chất rắn.

a, Tính khối lượng Cu ban đầu.

b. Tính khối lượng các chất trong Y và nồng độ % của dung dịch HNO3đã dùng

Giải:

nNO = 2,24/22,4 = 0,1 mol; nNaOH = 0,3.0,2 = 0,06 mol

Khi cho Y tác dụng với dung dịch NaOH thu được kết tủa R chỉ chứa Cu(OH)2.Chất rắn thu được khi nung là CuO Þ nCuO = 20/80 = 0,25 mol Þ = nCuO = 0,25 mol.

Theo định luật bảo toàn nguyên tố:

nCu (ban đầu) = nCu (trong CuO) = 0,25 mol Þ mCu = 0,25.64 = 16 g

Trong X, n= = 0,25 mol m= 188.0,25 = 47 g

Cu  → Cu2+ + 2e

0,25 mol         0,5 mol

{N}^{+5}+3 mathrm{e} rightarrow stackrel{+2}{N}

0,3 mol              0,1 mol

Vậy chứng tỏ phản ứng của Cu và HNO3 phải tạo ra NH4NO3.

Tham khảo thêm:  

ne (Cu nhường) = Sne nhận = 0,5 mol  ne nhận= 0,5 – 0,3 = 0,2 mol

…………….

III. Một số dạng bài tập về Axit Nitric

Dạng 1: Kim loại tác dụng với HNO3

Axit phản ứng với Kim loại.

Bài 1. Hoà tan hoàn toàn 1,2 gam kim loại X vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí nitơ duy nhất (đktc). Xác định kim loại X?

Bài 2. Hòa tan 16,2 gam kim loại hoá trị III vào 5 lít dung dịch HNO3 0,5 M (D = 1,25 g/ml). Sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,8 lit hỗn hợp khí X gồm NO, N2 (0oC, 2 atm). Trộn hỗn hợp khí X với lượng oxi vừa đủ sau phản ứng thấy thể tích khí chỉ bằng 5/6 tổng thể tích X và oxi mới cho vào.

a. Tìm kim loại đã dùng.

b. Tính nồng độ % dung dịch HNO3sau phản ứng.

Bài 3. Hoà tan hoàn toàn 17,28 gam Mg vào dung dịch HNO3 0,1M thu được dung dịch A và 1,344 lít hỗn hợp khí X gồm N2 và N2O (ở 00C, 2 atm). Thêm một lượng dư KOH vào dung dịch A, đun nóng thì có một khí thoát ra. Khí này tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch H2SO4 0,1 M. Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X?

Bài 4. Cho x mol Fe tác dụng với dung dịch chứa y mol HNO3 thu được khí NO duy nhất và dung dịch B. Dung dịch B có thể tồn tại những ion nào? Biện luận quan hệ giữa x và y để trong dung dịch B tồn tại các ion đó.

Axit phản ứng với hỗn hợp Kim loại.

Bài 5. Xác định thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)?

Bài 6. Hoà tan hoàn toàn 0,368 gam hỗn hợp Al và Zn cần vừa đủ 25 lít dung dịch HNO3 có pH = 3. Sau phản ứng thu được dung dịch A chứa 3 muối (không có khí thoát ra).

a. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.

b. Thêm vào dung dịch A một lượng dư dung dịch NH3. Tính khối lượng kết tủa thu được.

Bài 7. Hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn có khối lượng 8,6 gam được chia làm 2 phần bằng nhau.

– Phần 1: Đem đốt cháy hoàn toàn trong O2 dư thu được 7,5 gam hỗn hợp oxit.

– Phần 2: Hoà tan trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư được V lít (đktc) khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất).

Xác định V?

Bài 8. Lấy m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe (tỉ lệ khối lượng là 7 : 3) phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 44,1 gam HNO3; sau phản ứng còn lại 0,75m gam chất rắn và 5,6 lít khí Y gồm NO và NO2 (đktc). Tìm m?

Dạng 2. Kim loại phản ứng với hỗn hợp HNO3 và H2SO4

Bài 1: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8 M và H2SO4 0,2 M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất đktc). Tìm giá trị của V?

Bài 2: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X (Cu, Ag) trong dung dịch chứa HNO3 và H2SO4 thu được dung dịch Y chứa 7,06 gam muối và hỗn hợp khí Z chứa 0,05 mol NO2 và 0,01 mol SO2. Giá trị của m là?

Bài 3: Cho 12,9 gam hỗn hợp Al và Mg phản ứng với 100 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 và H2SO4 thu được 0,1 mol mối khí SO2, NO, N2O. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng được bao nhiêu gam muối khan?

Dạng 3: Chứng minh tính oxi hoá của NO3 – Kim loại phản ứng với muối nitrat trong môi trường axit

Bài 1. Cho một lượng Cu2S tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đun nóng. Phản ứng tạo thành dung dịch A1 và làm giải phóng ra khí A2 không màu, bị hoá nâu trong không khí. Chia A1 thành hai phần. Thêm dung dịch BaCl2 vào phần 1, thấy tạo thành kết tủa trắng A3 không tan trong axit dư. Thêm lượng dư dung dịch NH3 vào phần hai đồng thời khuấy đều hỗn hợp, thu được dung dịch A4 có màu xanh đậm.

a. Hãy xác định A1, A2, A3, A4là gì?

b. Viết phương trình phản ứng mô tả các quá trình hoá học vừa nêu trên.

Bài 2. Cho 19,2 g Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 1M, sau đó thêm 500 ml dung dịch HCl 2M được dung dịch A

a. Cu có tan hết không? Tính thể tích NO bay ra ở đktc.

b. Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch A thu được sau phản ứng.

c. Phải thêm bao nhiêu lítdung dịch NaOH 0,2 M để kết tủa hết Cu2+chứa trong dung dịch A.

Bài 3. Hoà tan 26,88 gam bột kim loại đồng trong dung dịch HNO3 loãng. Sau khi kết thúc phản ứng, có 4,48 lít khí NO (đktc) thoát ra và còn lại m gam chất không tan. Thêm tiếp từ từ V ml dung dịch HCl 3,2 M vào để hoà tan vừa hết m gam chất không tan, có khí NO thoát ra (duy nhất). Xác định trị số của V?

Tham khảo thêm:   Kế hoạch giáo dục môn Ngữ văn 8 sách Chân trời sáng tạo KHGD môn Ngữ văn lớp 8 (Phụ lục I, II, III Công văn 5512)

Bài 4. Khuấy kĩ dung dịch chứa 13,6 gam AgNO3 với m gam bột Cu rồi thêm tiếp vào đó 100 ml dung dịch H2SO4 (loãng) và đun nóng cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 9,28 gam bột kim loại, dung dịch A và khí NO. Lượng NaOH cần thiết để tác dụng hết với các chất trong dung dịch A là 0,325 mol.

a. Tính m và thể tích khí NO thu được ở đktc.

b. Tính khối lượng các chất trong dung dịch A.

c. Tính nồng độ mol/l của dung dịch H2SO4dùng.

Bài 5. Cho 5,8 gam FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 được hỗn hợp hai khí không màu hoá nâu ngoài không khí và dung dịch X. Thêm dung dịch H2SO4 loãng dư vào X thì dung dịch thu được hoà tan tối đa m gam Cu biết rằng phản ứng tạo sản phẩm khử duy nhất là NO. Giá trị của m là?

Dạng 4. Bài toán tổng hợp axit nitric tác dụng với kim loại

Bài 1. So sánh thể tích khí NO (duy nhất) thoát ra trong 2 thí nghiệm sau (các khí đo trong cùng điều kiện):

TN1: Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1,0 mol/lít.

TN2: Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1,0 mol/lít và H2SO4 0,5 mol/lít.

Bài 2. Nung x mol Fe trong không khí một thời gian thu được 16,08 gam hỗn hợp H gồm 4 chất rắn gồm Fe và 3 oxit của nó. Hòa tan hết lượng hỗn hợp H trên bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 672 ml khí NO duy nhất (đktc). Xác định trị số của x?

Bài 3. Cho 13,6 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn X thu được bao nhiêu gam muối khan?

Bài 4. Hỗn hợp A gồm ba oxit sắt (FeO, Fe3O4, Fe2O3) có số mol bằng nhau. Hòa tan hết m gam hỗn hợp A này bằng dung dịch HNO3 thì thu được hỗn hợp K gồm hai khí NO2 và NO có thể tích 1,12 lit (đktc) và tỉ khối hỗn hợp K so với hiđro bằng 19,8. Trị số của m là ?

Bài 5. Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,986 lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Xác định khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X?

IV. Bài tập tự giải về Axit Nitric

Bài 1. Hoà tan hoàn toàn 11,7 gam bột Zn trong dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch A và hỗn hợp khí N2, N2O có thể tích 0,672 lít (đkc). Thêm NaOH dư vào dung dịch A và đun nóng có khí bay ra, khí này tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 0,1 M.

a. Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion.

b. Tính % thể tích hỗn hợp khí N2, N2O.

Bài 2. Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 dư thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, NO2 có khối lượng 12,2 gam. Xác định khối lượng muối nitrat sinh ra?

Bài 3. Cho 220 ml dung dịch HNO3 tác dụng với 5 gam hỗn hợp Zn và Al. Phản ứng giải phóng ra 0,896 lít (đktc) khí gồm NO và N2O. Hỗn hợp khí đó có tỉ khối hơi so với H2 là 16,75. Sau khi kết thúc phản ứng đem lọc thu được 2,013 gam kim loại.

a. Cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan?

b. Tính nồng độ HNO3 trong dung dịch ban đầu?

Bài 4. Hòa tan hết hỗn hợp A gồm x mol Fe và y mol Ag bằng dung dịch hỗn hợp HNO3 và H2SO4 có 0,062 mol khí NO và 0,047 mol SO2 thoát ra. Đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 22,164 gam hỗn hợp các muối khan. Trị số của x và y là bao nhiêu?

Bài 5. Cho hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 1,12 lit H2 (00C, 2 atm) được dung dịch A và chất rắn không tan B. Để oxi hoá hoàn toàn chất rắn không tan trong B cần 10,1 gam KNO3 tạo ra chất khí không màu hoá nâu ngoài không khí và dung dịch C. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

Bài 6. Cho 1,92 gam bột Cu vào 100 ml dung dịch hỗn hợp X gồm KNO3 0,16 M và H2SO4 0,5 M thu được dung dịch A và khí NO duy nhất. Để kết tủa toàn bộ Cu2+ trong A cần tối thiểu V lít dung dịch NaOH 0,5 M. Giá trị của V là?

V. Bài tập trắc nghiệm về Axit Nitric

Câu 1. HNO3 tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây:

A. NaHCO3, CO2, FeS, Fe2O3

B. K2SO3, K2O, Cu, Fe(NO3)2

C. FeO, Fe2(SO4)3, FeCO3, Na2O

D. CuSO4, CuO, Mg3(PO4)2.

Câu 2. Axit nitric đặc nguội có thể phản ứng được với các chất nào sau đây?

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 23 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 23 sách Chân trời sáng tạo tập 2

A. Al, CuO, Na2CO3

B.CuO, Ag, Al(OH)3

C. P, Fe, FeO

D. C, Ag, BaCl2

Câu 3. Hoà tan hoàn toàn 0,9 g kim loại X vào dung dịch HNO3 thu được 0,28 lít khí N2O (đktc). Vậy X có thể là:

A. Cu

B. Fe

C. Zn

D.Al

Câu 4. Cho các chất FeO, Fe2O3, Fe(NO3)2, CuO, FeS. Số chất tác dụng được với HNO3 giải phóng khí NO là:

A. A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 5. Dung dịch nào sau đây không hòa tan được Cu kim loại:

A. Dung dịch HNO3

B. Dung dịch hỗn hợp NaNO3+ HCl

C. Dung dịch FeCl3

D. Dung dịch FeCl2

Câu 6. Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm, hóa chất nào sau đây được chọn làm nguyên liệu chính:

A. NaNO3, H2SO4 đặc

B. N2 và H2

C. NaNO3, N2, H2 và HCl

D. AgNO3 và HCl

Câu 7. Cho Fe(III) oxit tác dụng với axit nitric thì sản phẩm thu được là:

A. Fe(NO3)2, NO và H2O

B. Fe(NO3)2, NO2và H2O

C. Fe(NO3)2, N2

D. Fe(NO3)3 và H2O

Câu 8. Hoà tan m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,448 lit khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là:

A. 1,12 gam.

B. 11,2 gam.

C. 0,56 gam.

D. 5,6 gam.

Câu 9. Cho HNO3 đậm đặc vào than nung đỏ có khí bay ra là:

A.CO2

B. NO2

C. Hỗn hợp CO2 và NO2

D. Không có khí bay ra

Câu 10. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là:

A.8.

B. 5.

C. 7.

D. 6.

Câu 11. Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3đặc, nóng là:

A. 10.

B 11.

C. 8.

D. 9.

Câu 12. Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 97,98.

B.106,38.

C. 38,34.

D. 34,08.

Câu 13. Hợp chất nào của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại

A. NO.

B. NH4NO3.

C. NO2.

D.N2O5

Câu 14. Phản ứng giữa HNO3 với FeO tạo NO. Tổng số các hệ số đơn giản nhất của các chất trong phương trình phản ứng oxi hoá – khử này sau khi cân bằng là:

A. 22.

B. 20.

C. 16.

D. 12.

Câu 15. Axit nitric đặc, nóng phản ứng với nhóm nào trong các nhóm chất sau

A. A. Ca(OH)2,, Ag, C, S, Fe2O3, FeCO3, Fe.

B. Ca(OH)2,, Ag, Au, S, FeSO4, FeCO3, CO2.

C. Ca(OH)2,, Fe, Cu, S, Pt, FeCO3, Fe3O4.

D. Mg(OH)2, Cu, Al, H2SO4, C, S, CaCO3

Câu 16. Có 3 ống nghiệm không dán nhãn đựng ba dung dịch axit đặc riêng biệt là HNO3, H2SO4 và HCl. Nếu chỉ một hoá chất để nhận ra các dung dịch trên thì dùng chất nào sau đây:

A. Mg.

B. Fe.

C.Cu.

D. Ca.

Câu 17. Hoà tan 9,94 gam X gồm Al, Fe và Cu trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra 3,584 lít NO ở đktc. Tổng khối lượng muối khan tạo thành là:

A. 39,7 gam

B. 29,7 gam

C. 39,3 gam

D. Kết quả khác.

Câu 18. Cho hỗn hợp FeO, CuO và Fe3O4 có số mol bằng nhau tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,09 mol NO2 và 0,05 mol NO. Tổng số mol của hỗn hợp là:

A. 0,12 mol

B. 0,24 mol

C. 0,21 mol

D. 0,36 mol

Câu 19. Hoà tan hoàn toàn 0,1 mol Fe và 0,2 mol Al vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí A gồm NO và NO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1. Thể tích của hỗn hợp khí A (ở đktc) là:

A. 86,4 lít

B.8,64 lít

C. 19,28 lít

D. 192,8 lít

Câu 20. Hoà tan hoàn toàn a gam Al trong dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra 44,8 lít hỗn hợp 3 khí NO, N2O và N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2:2. Giá trị của a là:

A.140,4 gam

B. 70,2 gam

C. 35,1 gam

D. Kết quả khác

Câu 21. Hoà tan hoàn toàn 12,8 gam Cu trong dung dịch HNO3 thấy thoát ra V lít hỗn hợp khí A gồm NO, NO2 (đktc). Biết tỉ khối hơi của A so với H2 là 19. Giá trị của V là:

A. 4,48 lít

B. 2,24 lít

C. 0,448 lít

D. Kết quả khác

Câu 22. Cho m gam Al phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 8,96 lít hỗn hợp NO và N2O (đktc) có tỉ khối hơi so với H2 bằng 16,75. Tính m?

A. 17,5 gam

B. 13,5 gam

C. 15,3 gam

D. 15,7 gam

…………….

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập chuyên đề Axit Nitric Ôn tập Hóa học lớp 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *