Bạn đang xem bài viết Bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Uống nước mía đúng cách tốt cho toàn thai kỳ

Nhiều người vẫn cho rằng nước mía không được sử dụng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Thế nhưng nếu sử dụng đúng cách chúng sẽ tốt cho toàn thai kỳ.

3 tháng đầu:  Mẹ nên dùng 150ml nước mía pha thêm 5ml nước cốt gừng, sử dụng 2 – 3 ngày/ lần sẽ giúp chữa ốm nghén rất tốt. Ngoài ra mẹ cũng có thể uống 150ml nước mía mỗi ngày.

3 tháng giữa: Mẹ chỉ nên uống 2 – 3 lần/ 1 tuần, tránh uống quá nhiều nước mía bởi chúng cũng chứa hàm lượng đường cao dễ làm tăng đường đột ngột không tốt cho sức khỏe.

3 tháng cuối: Đây là thời gian thai nhi tăng tốc phát triển để cán đích, do vậy để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao của trẻ cũng như đảm bảo sức khỏe, mẹ nên uống 200ml nước mía/ngày, sử dụng 2 ngày/lần.

Tùy thời điểm của thai kỳ mà mẹ có cách uống nước mía thích hợp

Công dụng của nước mía trong suốt thai kỳ

Trong 3 tháng đầu, nước mía giúp mẹ tăng cường năng lượng, giảm tình trạng ốm nghén vốn làm các mẹ mệt mỏi, giúp tinh thần thoải mái, cơ thể khỏe mạnh.

Tham khảo thêm:   Giải thích câu tục ngữ Giận cá chém thớt (3 mẫu) Những bài văn hay lớp 7

Ở giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ nỗi lo táo bón, hệ miễn dịch suy giảm sẽ được cải thiện nhờ nước mía. Kali trong nước mía hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, ngăn ngừa bệnh về dạ dày, là phương thuốc đặc trị táo bón rất tốt. Ngoài ra nước mía còn giúp tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh.

3 tháng cuối, nước mía là một trong những nguồn dinh dưỡng bổ sung năng lượng tốt, cho mẹ giúp mẹ đỡ mệt mỏi.

Công dụng của nước mía trong suốt thai kỳ

Lưu ý khi sử dụng nước mía trong thời gian mang thai

Không nên uống nhiều nước mía trong 1 lần, tránh uống nước mía vào buổi sáng và buổi tối bởi chúng dễ làm mẹ bầu lạnh bụng.

Không sử dụng nước mía thay nước lọc, như vậy dễ dẫn đến mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ, ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé.

Không dùng thuốc hay các loại thực phẩm chức năng chung với nước mía.

Không bảo quản nước mía trong tủ lạnh, mẹ chỉ nên mua hoặc ép một lượng nước mía vừa đủ dùng cho 1 lần.

Lưu ý khi sử dụng nước mía trong thời gian mang thai

Một số cách pha nước mía ngon, thay đổi vị cho mẹ bầu

– Nếu không muốn sử dụng nước mía chỉ với một hương vị, mẹ có thể pha chúng với tắc, cam, cà rốt để thay đổi vị.

– Nước mía tắc: thêm 1 trái tắc vào ly nước mía, vị của chúng sẽ thơm ngon, ngọt dịu se chút vị chua dễ chịu.

Tham khảo thêm:   Quan sát và miêu tả các hoạt động thường xuyên của con mèo (hoặc chó) Luyện tập quan sát con vật

– Nước mía cam: Cam chứa lượng lớn Vitamin C cùng vị thơm mát sẽ là lựa chọn thích hợp cho những mẹ thích vị của cam.

– Nước mía cà rốt: Nghe có vẻ lạ, nhưng nước mía kết hợp cà rốt sẽ cho ra hương vị độc đáo, thơm ngon bất ngờ.

Nước mía sau khi ép xong nếu không được bảo quản cẩn thận rất dễ bị đen và chua. Học ngay mẹo giữ nước mía xanh, nước không bị đen và chua nhé!

Có thể pha nước mía chung với cam, tắc,cà rốt để thay đổi hương vị

Bạn sẽ quan tâm:

  • Phụ nữ trước và sau sinh có nên uống nước mía?
  • Mãng cầu xiêm với bà bầu thực sự có lợi hay hại?
  • Bà bầu ăn rau dền được không và những lưu ý bà bầu cần ghi nhớ khi ăn rau dền

Nước mía rất tốt cho thai kỳ nếu sử dụng ở mức độ vừa đủ, tuy nhiên nó chỉ đúng với mẹ có sức khỏe thai kỳ bình thường. Với những mẹ có tiền sử bệnh tiểu đường hoặc bệnh nan y khác nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *