Bạn đang xem bài viết Bà bầu ăn vải được không? Cách ăn vải đúng khi đang mang thai tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ai cũng biết, trái cây là nguồn bổ sung nhiều vitamin và dưỡng chất, đặc biệt là cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên không phải ăn loại trái cây nào nhiều cũng tốt, trong đó có trái vải. Vậy, bà bầu ăn trái vải có được không và ăn như thế nào mới đúng? Cùng Wikihoc.com tìm hiểu ngay nhé!
Bà bầu ăn vải được không?
Theo dân gian, hoặc sau khi tìm hiểu trên mạng, các bà bầu thường được khuyên là không được ăn các loại trái cây mùa hè có tính nóng như vải vì có thể gây nóng trong người, mụn nhọt, rôm sảy,…không tốt cho mẹ và bé. Nên dù rất thèm, nhiều bà bầu cũng phải ráng nhịn
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng từ Canada, phụ nữ mang thai nên ăn đa dạng các loại trái cây khác nhau để không bị thiếu chất, trong đó có cả trái vải.
Trái vải chứa nhiều các loại khoáng chất và vitamin rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Cụ thể, trong 100g vải có chứa:
-
Năng lượng: 276 kJ (66 kcal)
-
Đường: 15,2g
-
Nước: 82%
-
Cacbohydrat: 16.5g
-
Chất xơ: 1.3g
-
Chất béo: 0.4g
-
Chất đạm: 0.8 g
-
Vitamin C: (87%) 72 mg
-
Vitamin B2: 0,08mg
-
Canxi: (1%) 5 mg
-
Magiê: (3%) 10 mg
-
Phốt pho: (4%) 31 mg
Vậy, bà bầu có ăn vải được không? Câu trả lời là CÓ nhé. Tuy nhiên không phải vì thế mà các mẹ có thể ăn bao nhiêu tùy ý.
Vì bản chất vải có tính nóng và chứa lượng đường cao, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, rối loạn đường huyết hoặc tăng cân quá nhanh nên tránh ăn vải.
Còn nếu mẹ bầu có thể trạng bình thường, có thể yên tâm ăn vải nhưng phải có chừng mực nhé!
Tham khảo: Mẹ bầu ăn nhãn được không? Mẹ bầu có nên ăn nhãn nhục?
Tác dụng của quả vải đối với bà bầu
Báo cáo của Viện Dinh dưỡng Hoa Kỳ năm 2015, đã chỉ ra trong vải có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai:
-
Tăng cường hệ miễn dịch: Trong trái vải chứa hàm lượng vitamin C cao, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tránh nhiễm trùng và một số bệnh thông thường trong thời gian mang thai.
-
Cân bằng điện giải: trái vải có thể giúp cân bằng điện giải, duy trì huyết áp bình thường, làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ, nhờ vào lượng kali dồi dào.
-
Hỗ trợ tiêu hóa: Vải rất giàu chất xơ, giúp cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
-
Tốt cho da: Vải rất giàu chất chống oxy hóa, do đó ăn nhiều vải sẽ giúp nuôi dưỡng làn da trắng và mịn màng.
-
Giàu polyphenol: Quả vải chứa một lượng lớn polyphenol (một chất chống oxy hóa mạnh), giúp cân bằng trọng lượng cơ thể và điều trị tổn thương gan.
Cách ăn vải đúng khi mang thai
Theo Bs.Ths Lê Thị Hải (nguyên giám đốc Viện Dinh dưỡng Quốc gia), mẹ bầu có sức khỏe bình thường có thể thưởng thức trái vải bên cạnh nhiều loại trái cây khác. Nhưng không có nghĩa là ăn bao nhiêu cũng được.
Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng Hoa Kỳ, một ngày, phụ nữ mang thai chỉ nên ăn khoảng 400 – 500g trái cây, bao gồm cả quả vải. Tương đương với 7-10 trái vải.
Vải có tính ngọt nên mẹ bầu không ăn khi đói. Vì có thể khiến cơ thể nạp nhiều đường một lúc dẫn đến chân tay bủn rủn, hoa mắt chóng mặt. Thời điểm tốt nhất là nên ăn vải sau bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng.
Bên cạnh đó, mẹ bầu nên ăn vải tươi để cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Hạn chế ăn vải sấy vì trong loại trái cây khô này có thể có chứa chất bảo quản, không tốt cho hệ tiêu hóa nhạy cảm cũng như sức khỏe của mẹ bầu.
Tuy vải có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai, nhưng để đảm bảo an toàn bạn có thể hấp thụ được dưỡng chất từ vải một cách tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng loại trái cây nhiệt đới này.
Nhất là khi mẹ bầu có vấn đề về rối loạn đường huyết, dễ tăng cân hoặc mắc đái tháo đường thai kỳ, cần hạn chế hoặc tránh ăn vải nhé!
Wikihoc.com hy vọng, bài viết trên đây đã trả lời được thắc mắc của các bà bầu về việc có nên ăn vải và ăn như thế nào cho đúng cách. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ vui tươi và khỏe mạnh!
Nguồn: Trang Healthline, trang thông tin sức khỏe của Mỹ
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bà bầu ăn vải được không? Cách ăn vải đúng khi đang mang thai tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.