Bạn đang xem bài viết Bà bầu ăn lá lốt có tốt không? Những lưu ý khi sử dụng lá lốt tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Lá lốt là một trong các loại rau mùi phổ biến nhất nước ta, tác dụng chữa bệnh của lá lốt có rất nhiều lại còn dễ ăn nhưng lá lốt có tốt cho bà bầu không vẫn là một vấn đề được nhiều người quan tâm đến, sau đây hãy cùng Wikihoc.com tìm hiểu nhé.
Lợi ích của lá lốt?
Trong lá lốt chứa rất nhiều hoạt chất tốt để chữa các bệnh về xương khớp. Lá và thân cây lá lốt chứa các alcaloid và tinh dầu. Hoạt chất được nhận dạng chứa tỉ lệ cao nhất trong tinh dầu là beta-caryophylen.
Lá lốt có thể điều trị các bệnh liên quan đến thận, đau nhức xương khớp, đau đầu, đau răng, rối loạn tiêu hóa,…đặc biệt có thể chữa được cả bệnh phong thấp một loại bệnh mãn tính, khó chữa, tiến triển dai dẳng.
Mẹ bầu có ăn lá lốt được hay không?
Trong giai đoạn mang thai: Theo Đông Y, được biết bà bầu có thể ăn được lá lốt vì nó có thể làm giảm các triệu chứng ốm nghén, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp cho bà bầu có thể ăn ngon miệng hơn.
Sau khi sinh: Theo các chuyên gia, được biết các bà bầu sau sinh tốt nhất là không nên ăn lá lốt. Vì nó sẽ ngăn cản việc hình thành sữa mẹ, gây tắc tuyến sữa, điều này ảnh hưởng đến quá trình cho con bú của các bà mẹ bỉm sữa.
Lợi ích sức khỏe khi các bà bầu ăn lá lốt?
Theo các y học cổ truyền, lá lốt đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe các mẹ bầu:
Bà bầu ăn lá lốt giúp giảm táo bón: Vì trong giai đoạn mang thai hầu hết các bà bầu đều có nguy cơ mắc phải tình trạng táo bón. Để cải thiện tình trạng này hiệu quả, các mẹ bầu nên ăn lá lốt nhưng với một lượng vừa đủ, sẽ giúp giảm táo bón đáng kể đấy
Bà bầu ăn lá lốt tốt cho hệ tiêu hóa: Khi bà bầu bị đầy hơi, khó tiêu thì lá lốt có thể làm giảm thiểu tình trạng này vì trong lá lốt có tính ấm, hơi nồng nhưng lại hiệu quả trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Lá lốt có thể chống chảy máu chân răng và chữa được ho cho bà bầu: Vì trong lá lốt có chất chống oxy hóa, có công dụng điều trị và giảm ho cho bà bầu.
Lá lốt còn làm giảm đau đầu, đau lưng, nhức mỏi tay chân vô cùng hiệu quả: Với các đặc tính có trong lá lốt thì việc giúp các bà bầu giảm các cơn đau nhức là điều tất yếu.
Bên cạnh những lợi ích tốt cho sức khỏe bà bầu khi ăn lá lốt, thì ta cũng có những mặt hạn chế và cần lưu ý khi như sau:
– Các bà bầu không nên ăn quá nhiều lá lốt vì đó sẽ gây nóng trong người mà chỉ nên ăn với một lượng vừa phải
– Với các bà bầu có tiền sử sảy thai thì trước khi ăn lá lốt phải hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai nhi
Trong giai đoạn mang thai các mẹ bầu cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng trong các bữa ăn, dưới đây là một số món đảm bảo các chất dinh dưỡng:
Canh thịt bò lá lốt: Với mùi vị thơm ngon chắc chắn sẽ kích thích vị giác của các mẹ bầu ăn được nhiều hơn.
Chả thịt heo lá lốt: Đây là một món ăn không còn quá xa lạ với người Việt ta, với hương vị quen thuộc lại còn dễ ăn có thể giúp các mẹ bầu thay đổi khẩu vị hàng tuần.
Những lưu ý giúp mẹ bầu ăn uống lành mạnh khi mang thai
Dưới đây là một số lưu ý mà Wikihoc.com cung cấp thêm cho bạn để giúp cho mẹ bầu ăn uống lành mạnh khi mang thai:
-
Phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn của bà bầu.
-
Không nên uống các đồ uống chứa cồn
-
Các loại cá thu vua, marlin, cam thô, cá mập, cá kiếm, hoặc cá ngói vì nó chứa hàm lượng thủy ngân cao khuyến cáo các mẹ bầu không nên ăn
-
Các thực phẩm như phô mai, sữa tươi, thịt, trứng và hải sản nấu chưa chín…cũng không nên ăn vì nó có thể gây bệnh từ virus, ký sinh trùng hoặc các vi khuẩn có hại làm ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ.
Hy vọng những thông tin trên của Wikihoc.com sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về việc bà bầu ăn lá lốt có tốt không và những lưu ý khi sử dụng lá lốt.
Chọn mua thực phẩm tại Wikihoc.com:
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bà bầu ăn lá lốt có tốt không? Những lưu ý khi sử dụng lá lốt tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.