Bạn đang xem bài viết Bà bầu ăn cóc được không? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cóc được biết là một loại trái cây quen thuộc với mỗi gia đình và sẽ có vị chua chua và ngọt thanh, đây cũng là món ăn vặt được yêu thích bởi nhiều người. Không những thế, cóc còn là một loại trái cây rất giàu chất xơ và một số chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể kể cả phụ nữ mang thai.

Bà bầu có ăn được trái cóc không?

Bà bầu hoàn toàn có thể ăn được trái cócBà bầu hoàn toàn có thể ăn được trái cóc

Theo Đông y, quả cóc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và giải khát. Thành phần trong quả cóc bao gồm nhiều loại vitamin như vitamin A, C và các khoáng chất như canxi, sắt và dồi dào chất xơ. Đặc biệt là trong 100g quả cóc có tới 42g acid ascorbic có tác dụng tăng sức đề kháng cho bà bầu, hạn chế mắc các bệnh cảm cúm khi mang thai. Chính vì những lợi ích trên đây thì có thể kết luận rằng bà bầu hoàn toàn có thể ăn được cóc.

Một số lợi ích của cóc dành cho bà bầu

Tốt cho đường ruột: Cóc có chứa nhiều chất xơ – đây là chất cần thiết và rất tốt cho hệ tiêu hoá, giúp các bà bầu phòng ngừa được tình trạng táo bón và rối loạn tiêu hoá khi có mang thai và đồng thời cũng sẽ giúp mẹ bầu có thể ổn định được cân nặng của mình trong suốt quá trình mang thai.

Tham khảo thêm:  

Cóc giúp Tăng sức đề kháng

Tăng sức đề kháng: Cóc chứa nhiều vitamin C, bổ sung vitamin C sẽ giúp mẹ bầu hấp thụ chất sắt tốt hơn, tăng cường sức đề kháng và đồng thời còn giúp da được khỏe mạnh hơn tránh được tình trạng sạm nám da khi mang thai.

Cóc giúp ngăn ngừa thiếu máu

Ngừa thiếu máu: Trong 100g cóc sẽ mang lại khoảng 3,2mg sắt, hàm lượng này chiếm 18% lượng sắt cần thiết cho cơ thể hàng ngày. Chất sắt có tác dụng giúp bà bầu tái tạo các tế bào máu cho cơ thể, bổ sung chất sắt ngừa các bệnh liên quan tới thiếu máu.

Cóc tốt cho mắt

Tốt cho mắt và tránh bị nhiễm trùng: Cóc chứa nhiều vitamin A và sắt điều này sẽ giúp cho các mô trong cơ thể được khỏe mạnh có tác dụng chữa lành các vết thương ngoài da hoặc hạn chế viêm và nhiễm trùng. Ngoài vitamin A thì trong cóc còn có chất Retinol có tác dụng điều phối các đồ vật trong võng mạc nhằm thu lại hình ảnh và truyền tải đến não giúp cho mắt của bà bầu được sáng và trong hơn.

Tăng cường canxi: Ăn 100g cóc sẽ đem lại 32mg canxi tương ứng với 3% canxi cần cung cấp cho cơ thể hằng ngày. Bổ sung canxi sẽ giúp mẹ bầu tránh được các bệnh về xương khớp, phòng ngừa được loãng xương sau khi sinh và cũng sẽ giúp cho hệ xương của bé được phát triển tốt hơn.

Một số lưu ý cho bà bầu khi ăn cóc

Một số lưu ý cho bà bầu khi ăn cóc

Do cóc chứa nhiều chất xơ và có vị chua nên có hàm lượng axit khá lớn nếu mẹ bầu ăn quá nhiều cóc sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa chất xơ và axit làm ảnh hưởng đến dạ dày, gây đầy bụng làm cho bà bầu không thể ăn được các loại thực phẩm khác.

Tham khảo thêm:   Tìm hiểu giống chó Samoyed: Nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi, bảng giá

Các bà bầu có thể ăn khoảng 100g có/ngày là tốt nhất cho sức khỏe, khi ăn nên chọn những loại quả cóc tươi tránh những quả cóc bị héo sẽ không ngon, nên gọt sạch vỏ trước khi ăn và hạn chế ăn những quả cóc quá chua có thể gây tổn thương đến dạ dày của bà bầu.

Trên đây là một vài thông tin Wikihoc.com gửi đến bạn về thắc mắc là bà bầu có ăn được cóc không? Qua bài viết này hy vọng các bạn sẽ có thêm được kiến thức dinh dưỡng hữu ích khi mang thai nhé.

Xem thêm:

>> Cóc rẻ như cho, mua về làm ngay món nước ép cóc giảm cân đẹp da ai uống cũng thích

>> Bà bầu có nên ăn mận?

>> Bà bầu có nên ăn mía không? Những lưu ý để ăn mía không ảnh hưởng đến mẹ và bé?

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bà bầu ăn cóc được không? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *