Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng đã từng được nghe ít nhất một lần về ánh sáng trắng. Thế nhưng, để giải thích cho khái niệm này thì đa số mọi người lại hiểu sai về nó. Trong bài viết hôm nay, Wikihoc sẽ chia sẻ cho các bạn tất cả những kiến thức liên quan về ánh sáng trắng, khái niệm cũng như cách phân biệt ánh sáng trắng và ánh sáng màu.

Ánh sáng trắng và cách phân biệt ánh sáng trắng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ánh sáng trắng là gì? Các nguồn phát ánh sáng trắng là gì? 

Trong cuộc sống hiện nay, để đáp ứng cho nhu cầu đa dạng của con người nên các loại đèn nhiều màu sắc được sản xuất rất phổ biến. Vậy ánh sáng trắng là gì? Chúng có đặc điểm như thế nào để giúp chúng ta phân biệt được với các ánh sáng còn lại?

Ánh sáng trắng là hỗn hợp của tất cả các ánh sáng đơn sắc, bao gồm 7 màu là: màu đỏ, cam, vàng, chàm, lục, lam, tím và các màu có trong ánh sáng trắng đều là màu gốc của quang phổ và được chiếu với cường độ thích hợp.

Các nguồn ánh sáng trắng chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy như:

  • Ánh sáng mặt trời đến mắt ta vào lúc ban ngày (trừ lúc bình minh và hoàng hôn), mặt trời chính là nguồn phát ánh sáng trắng cực mạnh.

  • Các đèn có dây tóc nóng sáng như bóng đèn pha của xe ô tô, xe gắn máy, bóng đèn tròn,… chính là những nguồn ánh sáng trắng.

Mặt trời là nguồn phát ánh sáng trắng rất mạnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các loại ánh sáng trắng 

Hiện nay, ánh sáng được chia ra làm 3 loại gồm: ánh sáng trắng mát, ánh sáng vàng và ánh sáng trung tính.

Ánh sáng trắng mát 

Trong khoảng 4500K ~ 6500K sẽ tạo ra ánh sáng “trắng mát” rực rỡ, sống động. Loại ánh sáng này được đề nghị sử dụng tại các khu vực trưng bày, chiếu sáng an ninh hay nhà để xe.

Ánh sáng vàng (vàng ấm) 

Trong khoảng 2700K ~ 3500K được gọi là màu “trắng ấm” hoặc là “vàng ấm”. Ánh sáng vàng sẽ tạo ra ánh sáng dịu, thư giãn, rất hoàn hảo để sử dụng trong các phòng ngủ, phòng khách và các nhà hàng.

Ánh sáng trung tính 

Trong khoảng 3500K ~ 4500K sẽ tạo ra một ánh sáng “trung tính” mang lại cảm giác thân thiện và hấp dẫn. Ánh sáng này lý tưởng để sử dụng trong văn phòng, tầng hầm, nhà để xe và những môi trường làm việc.

Ứng dụng của ánh sáng trắng trong đời sống

Ánh sáng trắng được ứng dụng trong đời sống vô cùng rộng rãi, và đóng vai trò rất quan trọng cho sinh hoạt của con người.

  • Dùng trong học tập: ánh sáng trắng của đèn LED giúp tăng sự tập trung, rõ ràng để quan sát, vì thế rất phù hợp để sử dụng trong việc đọc sách, học tập.

  • Dùng trong văn phòng: giống như ứng dụng trong việc học, các văn phòng sử dụng đèn LED ánh sáng trắng sẽ giúp mang lại tinh thần làm việc cao độ, tránh buồn ngủ và mệt mỏi.

  • Dùng để chiếu sáng đường phố: đối với việc chiếu sáng đường phố có thể sử dụng cả đèn LED ánh sáng trắng hoặc vàng. Các đoạn đường chính có thể sử dụng ánh sáng vàng, còn tại các vị trí quan trọng như ngã tư thì nên dùng ánh sáng trắng sẽ giúp cho người tham gia giao thông tỉnh táo hơn khi lái xe.

  • Chiếu sáng ngoài công viên, vườn hoa: đối với việc sử dụng ánh sáng trắng cho mục đích thẩm mỹ thì nên chọn đèn LED dây màu vàng để giúp thư thái và dễ chịu hơn.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Không phải em đúng không

Có thể sử dụng đèn ánh sáng trắng hoặc ánh sáng vàng để làm đèn đường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sự phân tích ánh sáng trắng

Chúng ta có thể phân tích một chùm ánh sáng trắng thành ánh sáng màu bằng hai cách sau:

Phân tích chùm ánh sáng trắng bằng lăng kính

Khi ta chiếu một chùm sáng trắng hẹp đi qua một lăng kính (lăng kính là một khối trong suốt hình lăng trụ tam giác) thì ta sẽ thu được nhiều chùm sáng có màu khác nhau nằm cạnh nhau, tạo thành một dải màu như màu của cầu vồng. 

Màu sắc này biến thiên liên tục từ đỏ đến tím, gồm là: Đỏ – cam – vàng – lục – lam – chàm – tím ( theo định luật khúc xạ).

Lăng kính có tác dụng tách riêng các chùm sáng màu đã có sẵn trong chùm sáng trắng, cho mỗi chùm đi theo một phương khác nhau.

Phân tích chùm ánh sáng trắng bằng lăng kính. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phân tích chùm ánh sáng trắng bằng sự phản xạ trên đĩa CD

Ngoài cách trên, ta có thể phân tích chùm ánh sáng trắng thành những chùm ánh sáng màu bằng sự phản xạ trên đĩa CD.

Phân tích chùm ánh sáng trắng bằng phản xạ trên đĩa CD. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phân biệt ánh sáng trắng và ánh sáng màu 

Một loại ánh sáng khác mà bạn có thể dễ bị nhầm lẫn với ánh sáng trắng chính là ánh sáng màu.

Ánh sáng màu gì là? 

Thế nào được gọi là ánh sáng màu? (Ảnh: Canva)

Các nguồn sáng phát ra trực tiếp như đèn LED, đèn Laze, đèn ống quảng cáo chính là ánh sáng màu.

Ngoài ra, ánh sáng màu còn được phát ra từ các nguồn phát như bút laze, những đèn ống phát ra ánh sáng màu đỏ, vàng, tím,… dùng trong quảng cáo.

Cách tạo ánh sáng màu bằng tấm lọc màu 

Tấm lọc màu là những tấm trong suốt (rắn, lỏng hay màng mỏng) có màu. Tấm lọc màu có thể là tấm kính màu, tấm nhựa trong có màu, giấy bóng kính có màu hay một lớp nước màu.

Tấm lọc màu có công dụng là chọn màu ánh sáng truyền qua trùng với màu tấm lọc.

Tấm lọc màu nào thì sẽ cho màu đó đi qua và hấp thụ nhiều ánh sáng màu khác.

  • Chiếu ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu, ta sẽ thu được ánh sáng có màu của tấm lọc.

  • Chiếu ánh sáng màu qua một tấm lọc cùng màu, ta sẽ được ánh sáng vẫn có màu đó.

  • Chiếu ánh sáng màu qua một lọc khác màu, ta sẽ không thu được ánh sáng màu đó nữa.

Tạo ánh sáng màu bằng tấm lọc màu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sự trộn các ánh sáng màu

Thế nào là trộn các ánh sáng màu với nhau

Định nghĩa: Khi chiếu 2 hoặc nhiều màu vào cùng một chỗ trên màn trắng ta sẽ thu được màu tại vị trí đó trên màn trắng.

Có thể trộn hai hoặc nhiều ánh sáng màu khác nhau để được một màu khác hẳn.

Tham khảo thêm:   Cách sắp xếp ảnh trên iPhone dễ tìm nhất

Trộn 2 ánh sáng màu với nhau 

Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau ta sẽ thu được ánh sáng màu khác.

Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy tối, tức là thấy màu đen.

Cách trộn 3 ánh sáng màu để được ánh sáng trắng

  • Khi trộn các ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh lam với nhau một cách thích hợp sẽ tạo ra ánh sáng trắng.

  • Khi trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím lại với nhau ta cũng được ánh sáng trắng.

  • Tuy nhiên, các ánh sáng trên sẽ có sự khác biệt chút ít với ánh sáng trắng của ngọn đèn hay từ mặt trời phát ra.

  • Ba màu đỏ, lục và lam là ba màu cơ bản. Nếu trộn 3 chùm sáng màu cơ bản với độ mạnh yếu thích hợp, ta sẽ thu được đủ các màu trong tự nhiên.

 Ba màu cơ bản khi được trộn lẫn thích hợp sẽ tạo ánh sáng trắng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)


Xem thêm
: Chuyển động thẳng đều là gì? Viết phương trình chuyển động thẳng đều (Lý 10)

Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu

Màu sắc một số vật dưới ánh sáng trắng

Màu của vật dưới ánh sáng trắng, vật có màu nào thì sẽ có ánh sáng màu đó truyền vào mắt ta (trừ các vật màu đen). 

Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật

Các vật màu thông thường không tự phát ra ánh sáng, chúng chỉ có khả năng tán xạ (hắt lại theo mọi phương) khi ánh sáng chiếu đến chúng.

  • Vật có màu trắng sẽ có khả năng tán xạ tất cả các ánh sáng màu.

  • Vật có màu nào thì tán xạ ánh sáng màu đó mạnh, nhưng tán xạ kém ánh sáng các màu khác.

  • Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.

Thí nghiệm: Quan sát hình dưới

Thí nghiệm cho thấy khả năng tán xạ ánh sáng màu của vật. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ta thấy:

  • Khi chiếu ánh sáng trắng lên 3 vật màu xanh lục, màu trắng, màu đỏ trên nền trắng, 3 vật đó vẫn có màu xanh lục, màu trắng, màu đỏ.

  • Khi chiếu 3 vật màu xanh lục, màu trắng, màu đỏ bằng ánh sáng đỏ thì ta nhận thấy:

  • Vật có màu xanh lục gần như là vật có màu đen, cho thấy màu xanh lục tán xạ kém ánh sáng đỏ.

  • Vật có màu trắng như là vật có màu đỏ, cho thấy màu xanh lục tán xạ tốt ánh sáng đỏ.

  • Vật màu đỏ vẫn có màu đỏ, cho thấy màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ.

Giải đáp một số câu hỏi về ánh sáng trắng và ánh sáng màu 

Bài 1: Trong số 4 nguồn sáng sau đây, nguồn nào không phát ánh sáng trắng?

A. Bóng đèn pin đang sáng

B. Bóng đèn ống thông dụng

C. Một đèn led 

D. Một ngôi sao

Đáp án:

Chọn C. Một đèn LED. Vì đèn LED phát ra ánh sáng màu, có đèn phát ra ánh sáng màu đỏ, có đèn phát ra ánh sáng màu vàng nên không phải nguồn phát ra ánh sáng trắng.

Bài 2: Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với mỗi phần 1, 2, 3, 4 để được câu có nội dung đúng

a) bút laze khi hoạt động thì phát ra ánh sáng

b) chiếu ánh sáng trắng qua một tấm kính màu xanh thì ta được ánh sáng

c) Ánh sáng do đèn pha ô tô phát ra là ánh sáng

d) Có thể tạo ra ánh sáng vàng bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu

1. Trắng

2. Xanh

3. Đỏ

4. Vàng

Đáp án:

a- 3     b- 2      c- 1      d- 4

Tham khảo thêm:  

Bài 3: Tẩm một ít cồn 90 độ vào một miếng bông rồi để vào đĩa đốt, sau đó rắc vài hạt muối vào ngọn lửa, màu của ánh sáng phát ra là màu gì?

Đáp án:

Màu của ánh sáng phát ra là màu vàng do muối Na tạo nên.

Bài 4: Em có một tấm lọc A màu đỏ và một tấm lọc B màu lục

a) Nếu nhìn một tờ giấy trắng qua cả hai tấm lọc đó thì em sẽ thấy tờ giấy màu gì? Nêu dự đoán và làm thì nghiệm kiểm tra. Cho rằng tờ giấy trắng phản xạ ánh sáng trắng của đèn trong phòng.

b) đặt tấm lọc A trước tấm lọc B hoặc đặt tấm lọc B trước tấm lọc A thì màu của tờ giấy trong hai trường hợp có như nhau không? Nêu dự đoán và làm thì nghiệm kiểm tra

Đáp án:

a) Màu đen. Đó là vì ánh sáng trắng được hắt lên từ tờ giấy sau khi đi qua tấm lọc A màu đỏ thì thành ánh sáng đỏ. Ánh sáng đỏ không đi qua được tấm lọc B màu xanh, nên ta thấy tối đen.

b) Nếu cho ánh sáng đi qua tấm lọc B trước rồi mới đi qua tấm lọc A thì hiện tượng sẽ xảy ra như trên và ta sẽ vẫn thấy tờ giấy màu đen.

Bài 5: Hãy kể ra một số màu mà em thấy được khi nhìn vào một bong bóng xà phòng ở ngoài trời. Một số em hãy cùng quan sát độc lập với nhau rồi so sánh kết quả

Đáp án:

Nhìn vào một bong bóng xà phòng thì ta có thể thấy màu này hay màu khác rất sặc sỡ tùy thuộc vào hướng nhìn. Nhìn chung ta sẽ quan sát được màu sát được các màu từ đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

Bài 6: Ta biết rằng phải có ánh sáng màu đi vào mắt mới gây ra cảm giác màu. Những ánh sáng có màu khác nhau chút ít sẽ gây ra cảm giác màu khác nhau chút ít. Ví dụ: Về màu vàng, có thể có màu vàng chanh, màu vàng nhạt, màu vàng sẫm, màu vàng nghệ, hãy kể một số màu đỏ khác nhau, màu xanh khác nhau và màu tím khác nhau

Đáp án:

– Đỏ sẫm, đỏ nhạt, đỏ cánh sen, đỏ cờ, đỏ tía…

– Xanh biếc, xanh nước biển, xanh da trời, xanh lá cây, xanh lá mạ, xanh lơ, xanh thẫm, xanh nhạt…

– Tím sẫm, tím huế, tím hoa cà.

Bài 7: Nguồn sáng nào dưới đây phát ánh sáng trắng?

A. Đèn led vàng

B. Đèn neon trong bút thử điện

C. Đèn pin

D. con đom đóm

Đáp án:

Chọn C. Đèn pin. Các đèn có dây tóc nóng sáng như bóng đèn pha oto, xe máy hoặc bóng đèn pin đều là nguồn phát ánh sáng trắng.

Bài 8: Nguồn sáng nào dưới đây phát ánh sáng màu?

A. Đèn led

B. Đèn ống thường dùng

C. Đèn pin

D. Ngọn nến

Đáp án:

Chọn A. Đèn led. Vì các đèn LED phát ra ánh sáng màu, có đèn phát ra ánh sáng màu vàng, có đèn phát ra ánh sáng màu lục.

Bài 9: Chỉ ra câu sai

Có thể thu được ánh sáng đỏ nếu:

A. Thắp sáng một đèn led đỏ

B. Chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm lọc màu đỏ

C. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một tấm lọc màu đỏ

D. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một tấm lọc màu tím

Đáp án:

Chọn D. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một tấm lọc màu tím. Vì khi chiếu một chùm ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu tím ta sẽ thu được ánh sáng màu đen.

Bài 10: Nhúng 1 tấm kính màu lục vào một bình nước màu đỏ rồi nhìn tấm kính qua thành ngoài của bình, ta sẽ thấy nó có màu gì? 

A. Màu trắng

B. Màu đỏ

C. Màu lục

D. Màu đen

Đáp án:

Chọn D. Màu đen

Nhúng 1 tấm kính màu lục vào một bình nước màu đỏ rồi nhìn tấm kính qua thành ngoài của bình, ta sẽ thấy nó có màu đen.

Trên đây là tổng hợp những kiến thức về ánh sáng trắng mà Wikihoc muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, cách phân biệt ánh sáng trắng và có thể áp dụng được chúng trong cuộc sống. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *