Bạn đang xem bài viết Ăn khoai lang đúng cách: Cần tránh những sai lầm sau khi ăn khoai lang tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như cam thử, phiên chử. Củ khoai tính bình, ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt. Khoai lang có thể chữa được bệnh vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, hành kinh không đều, di tinh, kiết lỵ. Ngoài ra, ăn khoai lang còn có thể phòng cảm cúm, giảm cân, phòng tránh oxy hóa, chống viêm và phòng nhiều bệnh tật khác cho cơ thể. Dù có rất nhiều tác dụng như vậy nhưng với một số người, ăn khoai lang lại có thể gây hại cho sức khỏe cơ thể.

Ăn khoai lang khi đói

Ăn khoai lang khi đói khiến bạn có cảm giác đầy bụng

Khoai lang dễ khiến bạn có cảm giác đầy bụng, nhưng bạn có biết, khi khoai lang được tiêu thụ nó sẽ tăng tiết dịch vị trong hệ tiêu hóa. Chính vì lẽ này mà khi đói ăn khoai sẽ bị nóng ruột, ợ chua, trướng bụng, gây cảm giác khó chịu và dù ăn nhiều bạn vẫn có cảm giác đói.

Tham khảo thêm:   Lịch sử 8 Bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác Soạn Sử 8 sách Cánh diều trang 42, 43, 44, 45, 46, 47

Ăn khoai lang quá nhiều

Ăn khoai lang quá nhiều dẫn đến tình trạng thiếu hụt Protein

Khoai lang giàu chất xơ khá tốt cho hệ tiêu hóa, lại giàu các chất dinh dưỡng như Beta-carotene, Vitamin A, C, D,… và là thực phẩm rất tốt cho người ăn kiêng.

Tuy nhiên, nếu ăn khoai lang quá thường xuyên, ăn thay cơm sẽ dẫn tới tình trạng thiếu hụt Protein vì khoai lang có quá nhiều chất xơ. Lượng chất xơ tiêu thụ quá nhiều trong ngày sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu vi khoáng khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng.

Ăn cả vỏ khoai lang

Ăn vỏ khoai lang có thể gây ngộ độc

Nhiều người tin rằng chất dinh dưỡng trong khoai lang là dồi dào, bao gồm cả ở phần vỏ khoai, vì thế mà không ngần ngại ăn luôn phần vỏ này.

Thực tế, vỏ khoai lang không thực sự tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt nếu là những củ khoai lang vỏ sần, có đốm đen hay có nốt ong châm,… nếu bạn ăn cả vỏ này sẽ có thể bị ngộ độc.

Để an toàn, bạn nên gọt hoặc lột bỏ phần vỏ khi ăn khoai lang.

Ăn khoai lang vào buổi tối

Ăn khoai lang vào buổi tối có thể gây đầy bụng, ợ hơi

Khoai lang làm tăng tiết dịch vị tiêu hóa, khiến bạn đầy bụng, ợ hơi. Vì vậy ăn khoai lang vào buổi tối ắt hẳn sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu.

Nhất là vào buổi tối, quá trình trao đổi chất của cơ thể giảm đi, lượng tinh bột và chất kiềm trong khoai lang sẽ không thể tiêu hóa hết trong thời gian này. Nếu có, muộn nhất cũng chỉ nên ăn khoai lang trước 8h tối nhé.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo Dàn ý + 12 bài phân tích Thị Nở

Không ăn củ khoai lang có đốm đen

Không ăn củ khoai lang có đốm đen

Khoai lang bảo quản không tốt sẽ rất dễ bị hà, xuất hiện những đốm đen, nhiều người không vứt bỏ mà cắt bỏ phần hà, đốm đen đi để luộc lên rồi ăn tiếp. Tuy nhiên việc xuất hiện những vết này thì có nghĩa khoai đã bị nhiễm khuẩn vằn đen ô nhiễm gây độc cho gan. Loại độc tố này sẽ không hề bị tiêu diệt dù bạn có luộc khoai trong nước sôi sùng sục hay là nướng khoai với than hồng rực. Vì vậy, khi có những biểu hiện này, bạn hãy vứt bỏ đi, đừng tiếc mà gọt vỏ rồi ăn tiếp nhé!

Không nên ăn khoai lang sống

Không nên ăn khoai lang sống

Bởi vì nếu không bị nhiệt phá hủy thì màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa trong cơ thể. Đồng thời khi luộc khoai các enzyme trong khoai sẽ bị phân hủy, vì vậy, sau khi ăn sẽ không xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn…

Tham khảo: Ăn khoai lang có tác dụng gì? Khoai lang làm món gì ngon?

Khoai lang rất ngon và là món ăn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được, do đó, bạn nên lưu ý những ý trên nhé!

Đến các cửa hàng Wikihoc.com gần nhất để lựa chọn khoai lang ngon nhé cả nhà

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ăn khoai lang đúng cách: Cần tránh những sai lầm sau khi ăn khoai lang tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 8 Unit 4: Communication Soạn Anh 8 Kết nối tri thức trang 44

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *