Bạn đang xem bài viết Ăn chay, ăn chay trường và ăn thuần chay khác nhau như thế nào tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Từ lâu việc ăn chay được xem như một hành động nhân đạo và tốt cho sức khỏe. Việc ăn chay có nhiều cách ăn và chế độ ăn khác nhau tùy vào nhu cầu, hoàn cảnh, lý do,… mà bạn lựa chọn chế độ ăn phù hợp với bản thân.

Mặc dù việc ăn chay khá phổ biến nhưng sự khác nhau giữa ăn chay, ăn chay trường và ăn thuần chay vẫn khiến nhiều bạn băn khoăn. Vậy hãy cùng tìm hiểu sự khác nhau này với Wikihoc.com nhé.

Ăn chay là gì?

Chế độ ăn chay (Vegetarian)Chế độ ăn chay (Vegetarian)

Ăn chay (hay còn gọi là Vegetarian) là một thuật ngữ chung cho một chế độ ăn kiêng tiêu thụ thịt và các sản phẩm liên quan đến hoạt động giết mổ động vật.

Việc ăn chay bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau: tín ngưỡng, tôn giáo, giá trị đạo đức, sức khỏe… và ăn chay được chia thành nhiều chế độ ăn và hình thức ăn khác nhau.

Theo nhiều tài liệu, việc ăn chay bắt đầu từ thế kỷ thứ 7 TCN bởi các tín đồ của Kỳ Na giáo nhằm khắc sâu lòng khoan dung với chúng sinh. Sau đó, hình thức này cũng nhanh chóng lan rộng ra nhiều quốc gia và được nhiều nhà tu hành Phật giáo áp dụng

Hiện nay, ăn chay trở thành một hoạt động phổ biến trên toàn thế giới vì nhiều ý nghĩa nhân văn. Năm 1847, một Hiệp hội ăn chay đầu tiên đã ra đời tại vương quốc Anh. Đến năm 1908, một Liên minh ăn chay quốc tế đã được thành lập.

Ăn chay (Vegetarian) được chia ra nhiều chế độ ăn khác nhau như:

  • Ăn chay theo Phật giáo đại thừa: không ăn các sản phẩm từ động vật và một số loại rau có mùi thơm của hành và tỏi.
  • Ăn chay có trứng (tiếng Latinh gọi là ovo): có thể ăn trứng nhưng không ăn các sản phẩm từ sữa.
  • Ăn chay có sữa (tiếng Latinh gọi là lacto): có thể ăn các sản phẩm từ sữa nhưng không được ăn trứng.

Chế độ ăn chay ovo-lactoChế độ ăn chay ovo-lacto

  • Ăn chay có cả trứng và sữa (tiếng Latinh gọi là ovo-lacto): có thể ăn một số sản phẩm từ động vật hoặc từ sữa như trứng, sữa và mật ong.
  • Ăn chay hoàn toàn (ăn thuần chay): không dùng tất cả các loại thịt động vật và sản phẩm từ động vật, bao gồm cả sữa, mật ong, trứng, và loại trừ bất kỳ sản phẩm nào được thử nghiệm trên động vật, hoặc sử dụng các trang phục có nguồn gốc từ động vật (như giày da, áo da, áo lông thú, lông vũ).
  • Ăn chay sống hay là ăn chay tươi: chỉ ăn các loại trái cây tươi và chưa nấu chín, các loại hạt và rau củ. Rau củ có thể chỉ được nấu chín lên đến một nhiệt độ nhất định.
  • Ăn chay theo Kỳ Na giáo: có bao gồm sữa, nhưng không ăn trứng, mật ong, và các loại củ hay rễ cây.
  • Ăn chay theo chế độ thực dưỡng: chủ yếu ăn các loại ngũ cốc nguyên cám và đậu hoặc theo phương pháp dưỡng sinh của Ohsawa.

Các hình thức của việc ăn chay:

  • Ăn chay trường: là việc lặp lại một chế độ ăn chay mỗi ngày và duy trì trong một khoảng thời gian dài hoặc suốt đời.
  • Ăn chay kỳ: là việc ăn chay vào một hoặc một số ngày cố định trong tháng hoặc trong năm.

Ăn chay trường là gì?

Ăn chay trường là một hình thức của việc ăn chay. Khi ăn chay trường, bạn sẽ lựa chọn bất kỳ một chế độ ăn chay nào phù hợp và duy trì trong thời gian liên tục, không xen vào bất kỳ bữa ăn mặn nào.

Tham khảo thêm:   Lịch nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương 2024: Nghỉ 01 ngày duy nhất

Ăn chay trường đảm bảo thời gian kéo dài liên tụcĂn chay trường đảm bảo thời gian kéo dài liên tục

Chế độ ăn chay trường thường bao gồm nhiều loại đậu, hạt và ngũ cốc. Hiện nay, ăn chay trường đang được áp dụng vô cùng phổ biến.

Thông thường, để cơ thể dần quen với lượng dinh dưỡng, mọi người sẽ bắt đầu với việc ăn chay kỳ (ăn chay theo một số ngày cố định trong tháng) và dần chuyển qua ăn chay trường khi cơ thể đã thích ứng được.

Ăn chay thuần là gì?

Ăn chay thuần (còn gọi là Vegan) là chế độ nghiêm khắc nhất của việc ăn chay. Ăn chay thuần không dùng tất cả các loại thịt động vật và sản phẩm từ động vật, bao gồm cả sữa, mật ong, trứng.

Ngoài ra, người theo chế độ ăn chay thuần (Vegan) cũng không sử dụng bất kỳ sản phẩm nào được thử nghiệm trên động vật, hoặc sử dụng các trang phục có nguồn gốc từ động vật (như giày da, áo da, áo lông thú, lông vũ).

Ăn thuần chay (Vegan) loại bỏ hoàn toàn mọi sản phẩm từ động vậtĂn thuần chay (Vegan) loại bỏ hoàn toàn mọi sản phẩm từ động vật

Sự khác nhau giữa ăn chay, ăn chay trường và ăn thuần chay

Ăn chay, ăn chay trường và ăn thuần chay đều liên quan đến việc kiêng tiêu thụ các sản phẩm từ động vật và tăng cường các sản phẩm từ thực vật.

Sự khác nhau của ăn chay, ăn chay trường và ăn thuần chaySự khác nhau của ăn chay, ăn chay trường và ăn thuần chay

Tham khảo thêm:   Bài thu hoạch cảm tình Đảng năm 2023 8 bài thu hoạch lớp cảm tình Đảng năm 2023

Tuy nhiên, ăn chay, ăn chay trường và ăn thuần chay vẫn có các điểm khác nhau, cụ thể:

Ăn chay (Vegetarian)

Bao gồm nhiều hình thức và nhiều chế độ ăn chay khác nhau. Là khái niệm bao quát nhất nói đến việc kiêng tiêu thụ các sản phẩm liên quan đến hoạt động giết mổ động vật.

Tùy vào chế độ ăn chay bạn lựa chọn, có thể áp dụng liên tục trong một khoảng thời gian hoặc đến suốt đời. Có thể ăn vào một số ngày cố định trong tháng, năm

Ăn chay thuần (Vegan)

Là một chế độ nghiêm ngặt nhất khi ăn chay. Là chế độ ăn loại bỏ tất cả các sản phẩm từ động vật bao gồm cả trứng, sữa, mật ong, các sản phẩm thử nghiệm trên động vật và các phục trang có chi tiết từ động vật.

Chỉ ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như: rau, củ, quả, hạt, ngũ cốc,… Có thể áp dụng liên tục trong một khoảng thời gian hoặc đến suốt đời. Có thể ăn vào một số ngày cố định trong tháng, năm

Ăn chay trường

Là một hình thức của việc ăn chay. Là việc áp dụng bất kỳ chế độ ăn chay nào đó mỗi ngày và tiếp tục trong một khoảng thời gian hoặc suốt đời.

Tùy vào chế độ ăn chay bạn lựa chọn, áp dụng liên tục trong một khoảng thời gian dài hoặc đến suốt đời

Lợi ích của việc ăn chay, ăn chay trường và ăn chay thuần

Ngoài việc mang các ý nghĩa nhân đạo hoặc dưới ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo. Việc ăn chay, ăn chay trường hay ăn thuần chay mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:

Giảm nguy cơ thừa cân hoặc mắc bệnh béo phì

Ăn chay giúp giảm tình trạng bị thừa cânĂn chay giúp giảm tình trạng bị thừa cân

Theo nghiên cứu từ tạp chí Heathline, các loại thực phẩm chay thường dễ tiêu hóa nên sẽ giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất. Ngoài ra, tỷ lệ trao đổi chất ở những người có chế độ ăn chay là khá cao nên sẽ càng giúp bạn đốt cháy nhiều chất béo để giảm tình trạng thừa cân hoặc béo phì.

Giúp điều hòa huyết áp

Ăn chay cũng giúp điều hòa huyết áp ổn địnhĂn chay cũng giúp điều hòa huyết áp ổn định

Chế độ ăn chay bổ sung nhiều thực phẩm từ thực vật, trái cây có chứa ít chất béo, cholesterol xấu, natri và chứa hàm lượng kali tốt. Từ đó sẽ góp phần duy trì huyết áp ổn định cho cơ thể.

Phòng chống và giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư

Chế độ ăn chay giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thưChế độ ăn chay giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư

Theo nhiều nghiên cứu từ tạp chí Healthline, việc bổ sung rau xanh, trái cây, các loại củ quả và hạn chế tiêu thụ thịt sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Nếu em được lựa chọn

Giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch

Ăn chay giảm nguy cơ mắc bệnh về timĂn chay giảm nguy cơ mắc bệnh về tim

Theo nghiên cứu, chế độ ăn chay bổ sung thực phẩm từ thực vật có lượng chất xơ hòa tan cao và giúp giữ lượng đường trong máu ổn định. Từ đó, bạn sẽ làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ bị đau tim.

Các nhóm thực phẩm cần phải có trong chế độ ăn chay

Để đảm bảo cơ thể vẫn được cung cấp đủ chất để hoạt động và khỏe mạnh, bạn cần bổ sung 5 nhóm thực phẩm sau đây trong mọi chế độ ăn chay.

Nhóm thực phẩm bổ sung protein

Thực phẩm bổ sung proteinThực phẩm bổ sung protein

Protein là chất cực kỳ cần thiết để cung cấp năng lượng và duy trì các hoạt động của cơ thể. Nếu bạn đang trong chế độ ăn chay, bạn có thể bổ sung protein từ các loại đậu, hạt khô.

Nhóm thực phẩm bổ sung canxi

Bông cải xanh là nguồn cung cấp Canxi tuyệt vờiBông cải xanh là nguồn cung cấp Canxi tuyệt vời

Canxi giúp xương khớp chắc khỏe, do đó, dù là người đang ăn chay cũng không được thiếu canxi trong mỗi bữa ăn. Bạn có thể bổ sung canxi bằng sữa đậu nành, nước cam hoặc các loại rau có màu xanh đậm.

Nhóm thực phẩm bổ sung sắt

Các loại thực phẩm chứa nhiều sắt cho người ăn chayCác loại thực phẩm chứa nhiều sắt

Sắt là một chất cần thiết để huyết tố cầu thực hiện việc trao đổi chất. Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng đau đầu, mệt mỏi,… Do đó, người ăn chay có thể bổ sung sắt từ các loại hạt đậu, ngũ cốc,…

Nhóm thực phẩm bổ sung kẽm

Kẽm rất cần cho cơ thể, đặc biệt là cho người ăn chayKẽm rất cần cho cơ thể

Kẽm rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất và tạo hệ miễn dịch cho cơ thể. Nếu thiếu kẽm, cơ thể sẽ thường bị bệnh, ốm đau,… Bạn có thể bổ sung kẽm từ các loại đậu và hạt khô để cơ thể tạo được hệ miễn dịch tốt hơn.

Nhóm thực phẩm bổ sung i-ốt

Ăn thuần chay (Vegan) loại bỏ hoàn toàn mọi sản phẩm từ động vậtĂn thuần chay (Vegan) loại bỏ hoàn toàn mọi sản phẩm từ động vật

I-ốt là chất dinh dưỡng không thể thiếu của hormone tuyến giáp, việc thiếu i-ốt có thể gây nên các bệnh bướu cổ. Người ăn chay cần bổ sung ít nhất 150mcg i-ốt, tương đương ¼ thìa cà phê muối mỗi ngày để cơ thể không bị thiếu chất.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung i-ốt từ các thực phẩm như tảo biển, nấm mỡ, rau bina,… Hoặc bổ sung thêm nhóm thực phẩm chế độ ăn chay.

Ăn chay, ăn chay trường và ăn thuần chay đều là những chế độ và hình thức ăn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để duy trì chế độ ăn lâu dài và đảm bảo sức khỏe, bạn nên bổ sung đầy đủ chất cho cơ thể vào mỗi bữa ăn nhé. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Nguồn: Heathline

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ăn chay, ăn chay trường và ăn thuần chay khác nhau như thế nào tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *