Bạn đang xem bài viết Ăn bánh quy bấy lâu, bạn đã biết cách phân biệt biscuit và cookie? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Bạn rất mê bánh quy biscuit và cookie, nhưng lâu nay vẫn không thể phân biệt sự khác nhau giữa chúng thì ngay bây giờ hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa biscuit và cookie nhé.

Bánh biscuit là gì?

Bánh biscuit là loại bánh được nướng hoặc làm chín, đa phần có hình dáng phẳng, khá cứng và hương vị ngọt, đặc biệt nhiều đường và bơ.

Thành phần chính của một chiếc bánh biscuit cơ bản là ​​bột mì, đường và một số loại dầu hoặc chất béo (bơ, trứng). Ngoài ra có thêm các thành phần để tăng hương vị như nho khô, yến mạch, socola chip, các loại hạt, trái cây sấy khác,…

Bánh biscuitBánh biscuit

Tại các nước nói tiếng Anh trừ Mỹ và Canada, bánh quy giòn hay gọi là biscuits. Ở Việt Nam biscuits hay được gọi là bánh bích quy.

Tham khảo: 3 cách làm bánh gừng Giáng sinh đẹp đơn giản mùa Noel

Bánh cookie là gì?

Trong tiếng Việt bánh cookie cũng được gọi là bánh quy, là loại bánh được nướng ở nhiệt độ lý tưởng để bánh giòn cứng, có hình dạng tròn, dày hơn bánh biscuit và có hương vị thơm béo.

Bánh cookie cũng có các thành phần chính là bột mì, đường cũng các nguyên liệu khác đi kèm như: Nho khô, yến mạch, chocolate và các loại hạt,…

Bánh cookieBánh cookie

Bánh biscuit và bánh cookie khác nhau như thế nào?

Về nguồn gốc

Bánh biscuit lần đầu được ra đời vào thế kỷ thứ VII trước Công nguyên ở Ba Tư (Iran ngày nay). Nhưng trải qua quá trình dài khi cuộc chiến tranh xâm lược Ma – Rốc của Tây Ban Nha xảy ra thì loại bánh này mới được phổ biến tại châu u.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 năm 2022 - 2023 108 Đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 7 (10 Môn)

Nhưng đó không phải loại bánh biscuit chúng ta ăn ngày nay. Bánh biscuit giòn hiện tại lại bắt nguồn từ Pháp. Vào thế kỷ XIV bánh được bán trên khắp các đường phố ở Paris, từ đó những chiếc bánh biscuits được biến tấu với các công thức khác nhau được ra đời và trở nên phổ biến trên khắp thế giới.

Nguồn gốc của biscuit và cookieNguồn gốc của biscuit và cookie

Trong khi đó, những chiếc cookie lại có xuất xứ từ Hà Lan với tên gọi là “Koekje” mô tả cho hình dạng nhỏ, tròn của bánh. Cái tên ấy cũng có ý nghĩa là những chiếc bánh tròn được nướng cẩn thận trong lò. Tuy nhiên, đến khi Ruth Graves Wakefield, chủ cửa hàng Toll House ở Mỹ sáng tạo ra chiếc bánh này và bán chúng thì loại bánh này mới thật sự trở nên nổi tiếng.

Khác với cookie tại Hà Lan, cookie được “quảng bá” ở Mỹ có thêm socola chip để tăng thêm hương vị. Đây cũng là loại bánh cookie được ưa chuộng hơn hẳn so với các loại bánh cookie hay bánh quy khác.

Về kết cấu và kỹ thuật làm bánh

Khi phân tích tên gọi của cả 2 loại bánh này, chúng ta sẽ thấy được khá nhiều khác biệt trong hình dáng và cách làm ra chúng.

Bánh biscuit bắt nguồn từ tiếng Latin “bis” (2 lần) và “coquere” (nấu chín), có nghĩa là bánh được nướng 2 lần. Về kết cấu, bánh biscuit giòn, cứng hơn, mỏng hơn và có bề mặt dẹt, phẳng hơn so với bánh cookie. Bánh này được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản như bơ, bột và đường, nhưng bột cần pha đặc hơn bánh cookie để kết cấu chuẩn xác hơn.

Khác về kết cấu và kỹ thuật làm bánhKhác về kết cấu và kỹ thuật làm bánh

Còn về bánh cookie, từ “cookie” bắt nguồn từ “koekje” trong tiếng Hà Lan, nghĩa là “bánh nhỏ”, hay “bánh được nướng kỹ trong lò nướng”. Loại bánh này mềm, dày và có bề ngoài sần sùi hơn so với biscuit.

Tham khảo thêm:  

Về nguyên liệu sử dụng

So với bánh cookie, bánh biscuit có thành phần đơn giản hơn nhiều chỉ với 3 nguyên liệu chính là bột mì, bơ, đường.

Tại nhiều nơi, người ta đã làm chiếc bánh thêm thú vị như nhúng trong các loại socola khác nhau hay rưới bằng socola, caramel. Ngoài ra, bánh còn được phủ bởi lớp kem hoặc 2 chiếc bánh biscuit có nhân mứt ở giữa.

Nguyên liệu của biscuit và cookieNguyên liệu của biscuit và cookie

Còn điểm đặc biệt của bánh cookie là ở phần nguyên liệu phụ được thêm vào như socola chip, các loại hạt, nho khô, bánh vụn, caramel,…Những nguyên liệu này sẽ trộn trực tiếp vào bột trước khi đem nướng, chứ không phải để trang trí.

Một số loại bánh quy phổ biến

Bánh Brownie

Bánh Brownie là loại bánh ngọt có từ nước Anh, với màu nâu của socola (hoặc cacao) đặc trưng nên bánh mới có tên gọi “Brown” (nâu).

Bánh có kết cấu mềm xốp, hương vị béo ngậy, ngọt ngào, hơi đắng từ socola (hoặc cacao). Khi ăn, bạn có thể ăn kèm chút kem lạnh để thêm phần thú vị, đồng thời không quá ngấy bởi vị socola dày nhé.

Bánh BrownieBánh Brownie

Bánh quy socola chip

Bánh quy socola chip là loại bánh được đánh giá khá giống bánh cookie, với nguyên liệu thêm vào là socola chip, vị bơ thơm béo, hình dáng tròn và nhỏ xinh, thích hợp trong các bữa tiệc trà “đàm đạo”.

Bánh quy socola chipBánh quy socola chip

Để làm bánh này ngon, bạn cần tuân thủ theo đúng tỷ lệ, công thức để kết cấu bánh được chuẩn nhé. Sau khi nướng, bạn nhớ để bánh nguội hẳn rồi cho vào hũ thuỷ tinh để dùng dần.Bảo quản bánh ở nhiệt độ phòng khoảng 1 tuần hoặc trong tủ lạnh sẽ giữ được đến 1 tháng.

Bánh quy phô mai hạnh nhân

Có kết cấu khá mềm chứ không giòn như các loại bánh khác, bánh quy phô mai hạnh nhân sẽ cho bạn cảm giác tan ngay trong miệng.

Tham khảo thêm:   5 cách giảm dung lượng video trên iPhone

Bánh quy phô mai hạnh nhânBánh quy phô mai hạnh nhân

Vị bánh béo thơm từ lớp phô mai bên trên, ngọt bùi vị hạnh nhân kết hợp với mùi hương thơm lừng đặc trưng của bánh quy nữa. Bạn có thể thưởng thức bánh này cùng trà hoặc sữa trong các bữa tiệc trà hoặc dã ngoại đều hợp nhé.

Bánh quy cuộn đường quế

Đây là loại bánh được dùng nhiều trong dịp Giáng sinh, với hương vị ngọt ngào cùng mùi thơm bơ, đường, quế đặc trưng không loại bánh nào sánh bằng.

Bánh quy cuộn đường quếBánh quy cuộn đường quế

Loại bánh này cũng như nhiều bánh quy khác, chúng có kết cấu khá giòn, không quá cứng hay quá mềm, có vị ngọt của lớp đường cuộn quế ở giữa, nên rất hoàn hảo để dùng kèm với 1 tách trà hay cà phê nóng.

Bánh quy socola không cần bột mì

Bạn hoàn toàn có thể tưởng tượng ra được nguyên liệu của loại bánh này rồi đúng không? Khác với các loại bánh quy khác, loại bánh này không dùng nguyên liệu chính là bột mì, thay vào đó là đường bột, bột bắp, cacao, hạt óc chó,…

Những chiếc bánh quy có màu nâu bắt mắt từ socola, vị béo ngậy của bơ, độ giòn vừa phải, đủ để tan ngay trong miệng hoà cùng các nguyên liệu bổ dưỡng khiến bạn ăn mãi không thôi.

Bánh quy socola không cần bột mìBánh quy socola không cần bột mì

Hy vọng những thông tin về 2 loại bánh biscuit và cookie trên đã giúp bạn hiểu hơn về 2 loại bánh này. Ngoài hương vị thơm ngon, chúng có cách chế biến cũng không quá phức tạp và cũng có rất nhiều phiên bản “xịn sò” bạn có thể học làm nữa.

Mua ngay các loại bánh quy tại Wikihoc.com để sử dụng ngay nhé

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ăn bánh quy bấy lâu, bạn đã biết cách phân biệt biscuit và cookie? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *