Bạn đang xem bài viết 8 mẹo chữa rát lưỡi tại nhà đơn giản mà hiệu quả tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Bỏng lưỡi xảy ra do nhiều nguyên nhân thường gặp như nhiệt miệng, vô tình uống phải một ngụm nước nóng hay canh nóng, nếm đồ ăn,… Vậy khi bị bỏng nên xử lý như thế nào để hạn chế cơn đau kịp thời? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Nguyên nhân gây rát miệng

Nguyên nhân gây rát miệng

Va chạm, cắn trúng lưỡi hoặc chấn thương gây ra đau rát lưỡi

Trong quá trình ăn nhai và cử động cười nói, va chạm đến khoang miệng hoặc gặp các sự cố vấp ngã, tai nạn,…gây tổn thương cho lưỡi gây ra các cơn đau rát các vùng niêm mạc, tình trạng này thường sẽ hết trong khoảng 1 tuần.

Bị nấm miệng

Khi hệ miễn dịch bị suy giảm, nấm Candida – một loại vi khuẩn sống cư trú ở miệng, cổ họng, và hệ thống tiêu hóa sẽ xâm lấn và phát triển gây ra các bệnh nhiễm nấm miệng, viêm miệng, thường xảy ra ở trẻ nhỏ khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Đi kèm các dấu hiệu xuất hiện trong khoang miệng của những mảng đốm màu trắng hay vàng, người bệnh kèm theo cảm giác rất đau rát lưỡi hoặc các vùng khác bên trong miệng.

Tham khảo thêm:  

Miệng lở loét khiến lưỡi bị đau rát

Miệng lở loét gây cảm giác khó chịu, xót và đau thường xảy ra ở các vị trí môi, má, bên trong niêm mạc miệng, trên và dưới lưỡi.

U lưỡi gây ra đau rát lưỡi

Lưỡi xuất hiện khối u gây tình trạng đau rát, tê cứng vùng lưỡi, đau khi nuốt hoặc ăn nhai, có thể bị chảy máu lưỡi bất thường, nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chưa trị kịp thời.

8 mẹo chữa rát lưỡi đơn giản hiệu quả

Ngậm đá viên

Trị bỏng lưỡi bằng đá lạnh

Dùng 1-2 viên đá lạnh hoặc nước để ngăn lạnh, ngậm trực tiếp lên lưỡi để làm tê liệt, giảm các cơn đau và chống viêm do bỏng lưỡi, bạn có thể ngậm nhiều lần trong ngày nếu còn cảm giác đau.

Ăn một thìa mật ong

Trị bỏng lưỡi bằng mật ong

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu tự nhiên các cơn đau. Khi bỏng lưỡi, ngậm 1 thìa mật ong ngay vị trí bỏng khoảng 10-15 phút, cơn đau sẽ được giảm xuống.

Lưu ý:Không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì trong mật ong có chứa bào tử vi khuẩn mà trẻ sơ sinh có sức đề kháng và khả năng tự đào thải độc tố yếu nên dễ gây ra tình trạng ngộ độc cho trẻ.

Dùng nha đam

Trị bỏng lưỡi bằng nha đam

Gel của cây lô hội có tác dụng làm mát và giảm các cơn đau. Vì vậy, khi bị bỏng lưỡi, chỉ cần thoa hoặc ngậm gel lô hội (lấy trực tiếp từ cây, không phải kem hoặc gel mua ngoài cửa hàng) lên khu vực bị bỏng trong vòng 20 phút, sau đó súc miệng lại bằng nước mát sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Tham khảo thêm:   Bắp cải tím: Lợi ích sức khỏe, món ngon dễ làm, cách chọn mua

Hoặc có thể đông lạnh gel và thoa lên vùng bị bỏng. Lặp lại quy trình này nhiều lần trong ngày sẽ giảm ngay tình trạng bỏng lưỡi.

Ăn sữa chua

Trị bỏng lưỡi bằng sữa chua

Ăn một hũ sữa chua ngay sau khi bị bỏng. Sữa chua có tính chống viêm, kháng khuẩn, xoa dịu cơn đau tức thời. Nên ăn nhiều lần trong ngày để tăng hiệu quả. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng sữa lạnh để thay thế.

Dùng tỏi

Tỏi được biết đến với tác dụng giảm đau, kháng viêm và chống khuẩn hiệu quả. Khi bỏng lưỡi, hãy dùng 2-3 tép tỏi nhai liên tục trong miệng hoặc có thể dùng nước ép tỏi thoa lên vùng da bị bỏng. Biện pháp này dùng để đối phó với các chứng phồng rộp lưỡi khi bị bỏng.

Dùng baking soda

Dùng baking soda trị bỏng miệng

Trong baking soda có tính kiềm giúp cân bằng độ pH trong miệng, kháng viêm, giảm đau cực kì hiệu quả. Hòa baking soda vào cốc nước và súc miệng hằng ngày khi bị bỏng lưỡi hoặc có thể hòa vào một ít nước tạo dung dịch đặc sau đó thoa lên lưỡi cũng giúp giảm cơn đau do bỏng lưỡi gây ra.

Dùng rau húng quế

Dùng húng quế trị bỏng lưỡi

Nhai trực tiếp 3-4 lá rau húng quế trong miệng, làm mỗi ngày 3 lần sẽ giúp giảm cảm giác đau. Do trong rau húng quế có tính chống viêm, kháng khuẩn và sát trùng nên khi sử dụng trực tiếp sẽ cho hiệu quả bất ngờ.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Tóm tắt truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy (11 Mẫu) Tóm tắt truyện An Dương Vương

Dùng tinh dầu đinh hương hoặc tinh dầu trà

Dùng tinh dầu trà trị bỏng lưỡi

Dùng 3 – 4 giọt tinh dầu hòa với nước ấm để súc miệng khoảng 3-4 lần mỗi ngày, tốt nhất nên dùng sau bữa ăn. Trong tinh dầu đinh hương hay tinh dầu trà có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, chống lại các bệnh nấm miệng, giúp điều trị các vết loét do bỏng lưỡi gây ra, giúp nhanh lành các vết bỏng.

Lưu ý: Khi bị bỏng lưỡi nên tránh ăn các thức ăn quá nóng,  quá lạnh, quá cay, các thực phẩm có tính axit cao, giữ miệng sạch sẽ, điều trị bằng thuốc nếu cần thiết giúp lưỡi lành nhanh hơn.

Với các nguyên liệu có sẵn ngay tại nhà là đã có thể trị bỏng miệng vô cùng hiệu quả. Không may bạn bị bỏng miệng, hãy áp dụng ngay các cách trên mà mình chia sẽ nhé.

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết 8 mẹo chữa rát lưỡi tại nhà đơn giản mà hiệu quả tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *