Bạn đang xem bài viết 7 mẹo dân gian chữa bệnh hen suyễn tại nhà hiệu quả tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Các mẹo dân gian có thể chữa bệnh hen suyễn khá hữu hiệu, tuy vậy cũng nên tham khảo ý kiến các chuyên gia trước khi dùng các mẹo này, đặc biệt nếu có dấu hiệu bất thường phải đưa đến cơ sở y tế ngay để thăm khám. Cùng Wikihoc.com tìm hiệu 7 mẹo dân gian chữa hen suyễn ngay tại nhà mà bạn nên biết sớm hơn qua bài viết sau.

Mật ong

Mật ong chứa nhiều dưỡng chất tốt cho việc điều trị hen suyễnMật ong chứa nhiều dưỡng chất tốt cho việc điều trị hen suyễn

Từ xa xưa, người ta đã sử dụng mật ong như một vị thuốc chính để chữa trị các bệnh về đường hô hấp như ho hen, long đờm, tức ngực,…. Trong mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa cực mạnh, giúp khử khuẩn, chống viêm, nâng cao sức khỏe hữu hiệu, do đó nó được dùng để trị hen suyễn khá tốt.

Bạn có thể pha nước mật ong hay dùng mật ong với chanh, quế, hẹ, hành tây,…giúp điều trị và giảm cơn ho nhanh chóng.

Tham khảo: Mách bạn cách dùng mật ong điều trị bệnh hen suyễn hiệu quả

Tinh dầu

Các loại tinh dầu có chứa nhiều chất chống viêm, giúp sạch phổi, giảm khó thởCác loại tinh dầu có chứa nhiều chất chống viêm, giúp sạch phổi, giảm khó thở

Các loại tinh dầu như bạc hà, kinh giới, đinh hương, khuynh diệp, hương thảo, hoa oải hương ngoài tác dụng khử mùi, xông phòng ra thì nó còn có công dụng đặc biệt trong việc giảm chứng hen suyễn.

Trong các loại tinh dầu kể trên, mỗi loại đều chứa các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm, giúp thông mũi, mát họng, sạch phổi, giảm các triệu chứng như đau ngực, khó thở, giảm đau thắt cơ ngực hiệu quả. Bạn có thể xông tinh dầu kết hợp thoa lên ngực trong 15 – 20 phút, mỗi ngày 1 đến 2 lần sẽ thấy hiệu nghiệm.

Tham khảo: Đây là những loại tinh dầu có thể giúp giảm bớt tình trạng hen suyễn

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Tả ngôi nhà thân yêu của gia đình em (Sơ đồ tư duy) 2 Dàn ý & 36 bài văn tả ngôi nhà lớp 5

Lá xoài

Lá xoài chứa nhiều chất kháng khuẩn giúp trị hen suyễnLá xoài chứa nhiều chất kháng khuẩn giúp trị hen suyễn

Lá xoài nhiều người lầm tưởng không có tác dụng gì với con người nhưng nó lại là một vị thuốc trị các bệnh về hô hấp như cảm lạnh, viêm phế quản, hen suyễn, mất giọng. Trong lá xoài chứa nhiều vitamin, chất khoáng cũng như các hoạt chất oxy hóa cực mạnh giúp chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả như flavonoid, tanin và phenol nên nó được dùng để trị ho.

Dùng lá xoài non đã rửa sạch, cho vào nước và đun sôi, thêm ít mật ong rồi để hơi nguội uống sẽ thấy cơn suyễn bớt liền.

Tham khảo: Công dụng chữa bệnh ít người biết từ lá xoài non

Lá mít

Lá mít cũng chứa nhiều chất có lợi cho điều trị hen suyễnLá mít cũng chứa nhiều chất có lợi cho điều trị hen suyễn

Ngoài lá xoài, lá mít cũng có thể giúp chữa hen suyễn mà chắc hẳn nhiều người không nghĩ đến. Tất cả bộ phận trên cây mít đều có thể dùng làm thuốc cả, lá mít chứa nhiều chất kháng khuẩn đặc biệt, nên khi phối hợp cùng lá mía, than tre với liều lượng bằng nhau, sắc lấy nước uống mỗi ngày 3 lần sẽ thấy cơn ho giảm hẳn, bớt tức ngực.

Tham khảo: Bài thuốc chữa bệnh từ mít

Mù tạt

Mù tạt có tính cay hăng, vị ấm nồng, làm dịu cơn ho dai dẳng, hen suyễnMù tạt có tính cay hăng, vị ấm nồng, làm dịu cơn ho dai dẳng, hen suyễn

Mù tạt có tính cay hăng, vị ấm nồng, nên nó được đánh giá cao khả năng chống cảm lạnh, viêm xoang, nghẹt mũi,…đặc biệt làm dịu cơn ho dai dẳng, hen suyễn. Trong y học cổ truyền, người ta dùng dầu từ hạt mù tạt với muối massage vùng ngực để trị hen suyễn, tức ngực, thông khí quản rất hiệu quả.

Tham khảo: Tác dụng không ngờ của mù tạt đối với sức khỏe

Lá tía tô

Lá tía tô chứa các chất chống oxy hóa mạnh như quercetin, acid alpha-lineolic, luteolin và rosmarinic acid, perilla giúp ngăn chặn các tế bào tự do hình thành cơn hen suyễn.

Lá tía tô có thể suy giảm hen suyễnLá tía tô có thể suy giảm hen suyễn

Theo bệnh viện Đa Khoa Hồng Ngọc, nó còn chứa các hoạt chất như natri cromoglycate hay prednison giúp kháng histamin, một chất gây dị ứng, viêm làm khó thở khi bị lên cơn hen. Hơn nữa, hoạt chất luteolin trong lá này có thể ức chế các chất gây viêm mạnh TNF-a và axit ara codonic, hạn chế khả năng phù nề và sưng viên của cơn hen suyễn

Tham khảo thêm:   Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 - 2024 sở GD&ĐT Hải Dương Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2023

Bạn chỉ cần đun sôi nước, cho lá tía tô đã sơ chế sạch vào đun trong 5 phút, rồi tắt bếp để nguội, thêm vài lát chanh để uống nhiều lần trong ngày hoặc bạn có thể sấy lá tía tô, nghiền mịn, ngâm trong rượu trong 10 ngày, bỏ bã và lấy nước cốt, uống 3 lần/ngày/20ml sẽ thấy cơn hen giảm hẳn.

Tham khảo: Ra chợ mua 5000đ rau này nấu nước uống, lợi ích nhận lại đếm không xuể!

Đậu rồng

Đậu rồng chứa nhiều khoáng chất, vitamin, chất chống oxy mạnhĐậu rồng chứa nhiều khoáng chất, vitamin, chất chống oxy mạnh

Đậu rồng chứa nhiều khoáng chất, vitamin, chất chống oxy mạnh cũng như hàm lượng magie cao, đây là một chất hỗ trợ tốt cho người bị hen suyễn, giúp điều hòa hơi thở, thông thoáng khí quản, giảm cơn hen suyễn.

Bạn có thể ăn sống quả đậu rồng hay dùng nó làm các món như xào, hấp, luộc, đặc biệt chấm với các loại mắm, món kho đều ngon. Ngoài ra, củ của đậu rồng có thể hấp chín hoặc ăn tươi, hoa và lá của đậu rồng có thể dùng trộn salad, hạt đậu rồng có thể mang đi ủ thành tương.

Tham khảo: Những công dụng tuyệt vời của đậu rồng đối với sức khỏe

Người bị hen suyễn nên ăn gì và kiêng gì?

Người bị bệnh hen suyễn nên tránh hút thuốc lá, tiêu thụ nhiều thức ăn caloNgười bị bệnh hen suyễn nên tránh hút thuốc lá, tiêu thụ nhiều thức ăn calo

Ngoài những mẹo dân gian trên, người bị bệnh hen suyễn nên kiêng cữ một số thói quen sau đây để bệnh tình không chuyển biến xấu như không hút thuốc lá, tiêu thụ nhiều thức ăn giàu calo, thực phẩm có gas, đồ muối chua, thực phẩm chứa chất bảo quản, thực phẩm mặn, thức ăn dị ứng. Bởi những điều trên gây co giãn thanh quản, kích ứng khiến bệnh tình nghiêm trọng.

Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D,...để bệnh suy giảmNgười bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D,…để bệnh suy giảm

Tham khảo thêm:  

Ngược lại, người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D, các loại cá, mật ong, trái cây để tăng cường miễn dịch, giảm co thắt khí quản, giúp cơ thể phục hồi tốt và bệnh hen suyễn suy giảm.

Tham khảo: Người bị bệnh hen suyễn nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Bệnh hen suyễn hay hen phế quản là bệnh do đường thở thu hẹp, sưng lên, tiết ra chất nhầy làm người bệnh thấy khó thở.

Nguyên nhân gây bệnh có thể khói thuốc lá, bụi trong không khí, ô nhiễm không khí, nấm mốc, gián, lông thú nuôi, khói từ gỗ hay cỏ đốt cháy hoặc bị nhiễm trùng, viêm xoang, ăn nhiều đồ chua gây trào ngược dạ dày, dị ứng cũng dẫn đến bị bệnh hen suyễn.

Thông thường, bệnh hen suyễn xảy ra phổ biến ở trẻ em, thậm chí cả người lớn, nhất là những ai có tiền sử dị ứng với các bệnh viêm da dị ứng, chàm, viêm mũi dị ứng hay di truyền từ người thân.

Để phòng ngừa bệnh hen suyễn thì chúng ta nên tránh các nguyên nhân gây bệnh kể trên cũng như sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ, vì bệnh hen suyễn rất dễ dị ứng với một số loại thuốc.

Đồng thời, khi ra đường nên mang khẩu trang, kiêng ăn các thực phẩm gây kích ứng cũng như dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, tập thể dục thường xuyên và luôn giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh.

Tham khảo: Bệnh hen suyễn: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bên trên là những mẹo dân gian chữa bệnh hen suyễn tại nhà, mong qua bài viết các bạn biết thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích, cũng như nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện để tránh những tác dụng không mong muốn xảy ra.

Nguồn: Bệnh viện Đa Khoa Hồng Ngọc

Chọn mua rau, củ, trái cây bán tại Wikihoc.com:

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết 7 mẹo dân gian chữa bệnh hen suyễn tại nhà hiệu quả tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *