Bạn đang xem bài viết ✅ 600 câu trắc nghiệm lý thuyết Vật lý 12 (Có đáp án) Ôn thi THPT Quốc gia 2023 môn Vật lí ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

600 câu trắc nghiệm lý thuyết Vật lý 12, có đáp án kèm theo, giúp các em luyện trả lời câu hỏi trắc nghiệm thật thành thạo, rồi so sánh với kết quả của mình vô cùng thuận tiện, để ôn thi THPT Quốc gia 2023 hiệu quả.

Với rất nhiều chủ đề như: Dao động điều hòa, dao động cơ, dao động tự do, dao động cưỡng bức, sóng cơ học, giao thoa sóng, dòng điện xoay chiều, động cơ không đồng bộ 3 pha…, các em sẽ nắm chắc các dạng câu hỏi, để tự tin hơn khi bước vào kỳ thi quan trọng sắp tới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Sinh học, Hóa học, Địa lý… Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

600 câu trắc nghiệm lý thuyết Vật lí 12 có đáp án

DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA (118 câu)

Câu 1: Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ (TS ĐH – 2007)

A. tăng 4 lần
B. giảm 2 lần
C. tăng 2 lần
D. giảm 4 lần

Câu 2: Biểu thức li độ của vật dao động điều hòa có dạng x = Asin(ωt +φ), vận tốc của vật có giá trị cực đại là(TNPT -2007)

A. vmax= A2w
B. vmax= 2Aω
C. vmax = Aω2
D. vmax = Aω

Câu 3: Một con lắc lò xo gồm lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k và một hòn bi khối lượng m gắn vào đầu lò xo, đầu kia của lò xo được treo vào một điểm cố định. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kỳ dao động của con lắc là(TNPT- 2007)

A. T=2 pi sqrt{frac{m}{k}}
B. T=2 pi sqrt{frac{k}{m}}
C. T=frac{1}{2 pi} sqrt{frac{m}{k}}
D. T=frac{1}{2 pi} sqrt{frac{k}{k}}

Câu 4: Chọn phát biểu sai:

A. Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái chuyển động được lập đi lập lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.
B. Dao động là sự chuyển động có giới hạn trong không gian, lập đi lập lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng.
C. Pha ban đầu φ là đại lượng xác định vị trí của vật ở thời điểm t = 0.
D. Dao động điều hòa được coi như hình chiếu của chuyển động tròn đều xuống một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo.

Câu 5: Một vật dao động điều hòa có phương trình x = Acos(wt + j). Gọi v và a lần lượt là vận tốc và gia tốc của vật. Hệ thức đúng là : (TSĐH 2009)

A. frac{v^{2}}{omega^{4}}+frac{a^{2}}{omega^{2}}=A^{2}
B. frac{v^{2}}{omega^{2}}+frac{a^{2}}{omega^{2}}=A^{2}
C. frac{v^{2}}{omega^{4}}+frac{a^{2}}{omega^{4}}=A^{2}
D. frac{omega^{2}}{v^{2}}+frac{a^{2}}{omega^{4}}=A^{2}

Câu 6: Pha ban đầu của dao động điều hoà:

A. phụ thuộc cách chọn gốc toạ độ và gốc thời gian .
B. phụ thuộc cách kích thích vật dao động .
C. phụ thuộc năng lượng truyền cho vật để vật dao động .
D. Cả 3 câu trên đều đúng .

Câu 7: Pha ban đầu cho phép xác định

A. trạng thái của dao động ở thời điểm ban đầu.
B. vận tốc của dao động ở thời điểm t bất kỳ.
C. ly độ của dao động ở thời điểm t bất kỳ
D. gia tốc của dao động ở thời điểm t bất kỳ.

Câu 8: Khi một chất điểm dao động điều hoà thì đại lượng nào sau đây không đổi theo thời gian?

A. Vận tốc.
B. gia tốc.
C. Biên độ.
D. Ly độ.

Câu 9: Dao động tự do là dao động mà chu kỳ

A. không phụ thuộc vào các đặc tính của hệ.
B. chỉ phụ thuộc vào các đặc tính của hệ không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
C. chỉ phụ thuộc vào các đặc tính của hệ.
D. không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.

Câu 10: Dao động là chuyển động có:

A. Giới hạn trong không gian lập đi lập lại nhiều lần quanh một VTCB
B. Qua lại hai bên VTCB và không giới hạn không gian
C. Trạng thái chuyển động được lập lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau
D. Lập đi lập lại nhiều lần có giới hạn trong không gian

Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dao động điều hòa của một chất điểm?

A. Khi qua vtcb,vật có vận tốc cực đại, gia tốc cực đại
B. Khi qua vtcb, vật có vận tốc cực đại, gia tốc cực tiểu.
C. Khi qua biên, vật có vận tốc cực tiểu, gia tốc cực đại.
D. Cả B và C đúng.

Câu 12: Chọn câu trả lời đúng : Khi một vật dddh thì :

A. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc luôn hướng cùng chiều chuyển động.
B. Vectơ vận tốc luôn hướng cùng chiều chuyển động, vectơ gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng.
C. Vectơ vận tốc và gia tốc luôn đổi chiều khi qua VTCB
D. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc luôn là vectơ hằng số.

Câu 13: Hãy chỉ ra thông tin không đúng về chuyển động điều hoà của chất điểm ;

A. Biên độ dao động không đổi
B. Động năng là đại lượng biến đổi
C. Giá trị vận tốc tỉ lệ thuận với li độ
D. Giá trị lực tỉ lệ thuận với li độ

Câu 14: Chọn câu trả lời đúng : Chu kỳ dao động là:

A. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại trạng thái đầu
B. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại vị trí đầu
C. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ biên này đến biên kia của quỹ đạo chuyển động
D. Số dao dộng toàn phần vật thực hiện trong 1 giây

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán lớp 5 năm 2023 - 2024 5 Đề kiểm tra chất lượng đầu năm lớp 5 (Có đáp án)

Câu 15: Khi nói về một vật dao động điều hòa có biên độ A và chu kì T, với mốc thời gian (t = 0) là lúc vật ở vị trí biên, phát biểu nào sau đây là sai? (TSCĐ 2009)

A. Sau thời gian T/8, vật đi được quãng đường bằng 0,5 A.
B. Sau thời gian T/2, vật đi được quãng đường bằng 2 A.
C. Sau thời gian T/4, vật đi được quãng đường bằng A.
D. Sau thời gian T, vật đi được quãng đường bằng 4A.

Câu 16: Dao động điều hoà có thể được coi như hình chiếu của một chuyển động tròn đều xuống một

A. đường thẳng bất kỳ
B. đường thẳng vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo.
C. đường thẳng xiên góc với mặt phẳng quỹ đạo.
D. đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo.

Câu 17: Một vật dao động điều hoà khi qua vị trí cân bằng:

A. Vận tốc có độ lớn cực đại, gia tốc có độ lớn bằng không
B. Vận tốc và gia tốc có độ lớn cực đại
C. Vận tốc có độ lớn bằng không, gia tốc có độ lớn cực đại.
D. Vận tốc và gia tốc có độ lớn bằng Không

Câu 18: Tìm phát biểu đúng cho dao động điều hòa:

A. Khi vật qua VTCB vật vận tốc cực đại và gia tốc cực đại.
B. Khi vật qua VTCB vật vận tốc cực đại và gia tốc cực tiểu.
C. Khi vật ở vị trí biên vật vận tốc cực tiểu và gia tốc cực tiểu.
D. Khi vật ở vị trí biên vật vận tốc bằng gia tốc.

Câu 19: Vận tốc của chất điểm dddh có độ lớn cực đại khi:

A. Li độ có độ lớn cực đại.
B. Gia tốc có độ lớn cực đại.
C. Li độ bằng không.
D. Pha cực đại.

Câu 20: Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ. Con lắc này đang dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên viên bi luôn hướng (TNPT 2008)

A. theo chiều chuyển động của viên bi.
B. theo chiều âm quy ước.
C. về vị trí cân bằng của viên bi.
D. theo chiều dương quy ước

Câu 21: Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ khối lượng m. Con lắc này đang dao động điều hòa có cơ năng

A. tỉ lệ nghịch với khối lượng m của viên bi.
B. tỉ lệ với bình phương chu kì dao động.
C. tỉ lệ với bình phương biên độ dao động.
D. tỉ lệ nghịch với độ cứng k của lò xo.

Câu 22: Chọn kết luận đúng khi nói về dao động điều hòa:

A. Vận tốc tỉ lệ thuận với thời gian.
B. Gia tốc tỉ lệ thuận với thời gian.
C. Quỹ đạo là một đường thẳng.
D. Quỹ đạo là một hình sin.

Câu 23: Chọn phát biểu sai khi nói về dao động điều hòa:

A. Vận tốc của một có giá trị cực đại khi đi qua vị trí cân bằng.
B. Khi đi qua vị trí cân bằng, lưc phục hồi có giá trị cực đại.
C. Lưc phục hồi tác dụng lên vật luôn hướng về VTCB.
D. Lưc phục hồi tác dụng lên vật biến thiên cùng tần số với hệ.

Câu 24: Chọn phát biểu sai khi nói về vật dao động điều hòa:

A. Tần số góc ω tùy thuộc vào đặc điểm của hệ.
B. Pha ban đầu φ chỉ tùy thuộc vào gốc thời gian.
C. Biên độ A tùy thược cách kích thích.
D. Biên độ A không phụ thuộc vào gốc thời gian.

Câu 25: Kết luận nào sai khi nói về vận tốc v = ư ωAsinωt trong dđđh:

A. Gốc thời gian là lúc chất điểm đi qua VTCB theo chiều dương.
B. Gốc thời gian là lúc chất điểm có ly độ x = + A.
C. Gốc thời gian là lúc chất điểm có ly độ x = ư A.
D. B và D sai.

Câu 26: Kết luận sai khi nói về dđđh:

A. Vận tốc có thể bằng 0.
B. Gia tốc có thể bằng 0.
C. Động năng không đổi.
D. Biên độ và pha ban đầu phụ thuộc vào những điều kiện ban đầu.

Câu 27: Chuyển động nào sau đây không phải là dao động cơ học?

A. Chuyển động đung đưa của con lắc của đồng hồ.
B. Chuyển động đung đưa của lá cây.
C. Chuyển động nhấp nhô của phao trên mặt nước
D. Chuyển động của ôtô trên đường.

Câu 28: Phương trình tổng quát của dao động điều hoà là

A. x = Acotg(ωt + φ).
B. x =Atg(ωt + φ).
C. x = Acos(ωt + φ).
D. x = Acos(ωt2 +φ).

Câu 29: Trong phương trình dao động điều hoà x = Acos(t + ), mét(m) là thứ nguyên của đại lượng

A. A
B. ω.
C. Pha (ωt + φ)
D. T.

Câu 30: Trong phương trình dao động điều hoà x = Acos(ωt + φ), radian trên giây(rad/s) là thứ nguyên của đại lượng

A. A
B. ω.
C. Pha (ωt + φ)
D. T.

Câu 31: Trong phương trình dao động điều hoà x = Acos(ωt + φ), radian(rad) là thứ nguyên của đại lượng

A. A
B. ω. 
C. Pha (ωt + φ)
D. T.

Câu 32: Trong các lựa chọn sau đây, lựa chọn nào không phải là nghiệm của phương trình x” + 2x = 0?

Tham khảo thêm:   Tổng hợp những câu nói, status hay, truyền cảm hứng trong cuộc sống

A. x = Acos(ωt + φ).
B. x = Atan(ωt + φ).
C. x=A1sint +A2cost.
D. x=Atsin(t +).

Câu 33: Trong dao động điều hoà x = Acos(ωt + φ), vận tốc biến đổi điều hoà theo phương trình

A. v =Acos(ωt + φ).
B. v = Aωcos(ωt + φ).
C. v = ư Asin(ωt +φ).
D. v = ưAωsin(ωt +φ).

Câu 34: Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình vận tốc là v = 4cos2t (cm/s). Gốc tọa độ ở vị trí cân bằng. Mốc thời gian được chọn vào lúc chất điểm có li độ và vận tốc là: (TSCĐ 2009)

A. x = 2 cm, v = 0
B. x = 0, v = 4 cm/s
C. x = 2 cm, v = 0
D. x = 0, v = ư4 cm/s.

Câu 35: Trong dao động điều hoà x = Acos(ωt + φ), gia tốc biến đổi điều hoà theo phương trình

A. a =Acos(ωt + φ).
B. a =A2cos(ωt + φ).
C. a = ưA2cos(ωt + φ)
D. a = ưAcos(t+).

Câu 36: Trong dao động điều hoà, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Cứ sau T(chu kỳ) thì vật lại trở về vị trí ban đầu.
B. Cứ sau T thì vận tốc của vật lại trở về giá trị ban đầu.
C. Cứ sau T thì gia tốc của vật lại trở về giá trị ban đầu.
D. Cứ sau T thì biên độ vật lại trở về giá trị ban đầu.

Câu 37: Trong dao động điều hòa, giá trị cực đại của vận tốc là

A. vmax = ωA.
B. vmax = ω2A.
C. vmax = ư ωA
D. vmax = ư ω2A.

Câu 38: Trong dao động điều hòa, giá trị cực đại của gia tốc là

A. amax = ωA.
B. amax = ω2A.
C. amax = ư ωA
D. amax = ư ω2A.

Câu 39: Trong dao động điều hòa, giá trị cực tiểu của vận tốc là

A. vmin = ωA.
B. vmin = 0.
C. vmin = ư ωA.
D. vmin = ư ω2A.

Câu 40: Trong dao động điều hòa, giá trị cực tiểu của gia tốc là

A. amin = ωA.
B. amin = 0.
C. amin = ư ωA
D. amin = ư ω2A.

Câu 41: Trong dao động điều hoà, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Vận tốc của vật đạt giá trị cực đại khi vật qua VTCB.
B. Gia tốc của vật đạt giá trị cực đại khi vật qua VTCB.
C. Vận tốc của vật đạt giá trị cực tiểu khi vật ở một trong hai vị trí biên.
D. Gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu khi vật qua VTCB.

Câu 42: Trong dao động điều hoà của chất điểm, chất điểm đổi chiều chuyển động khi

A. lực tác dụng đổi chiều.
B. lực tác dụng bằng không.
C. lực tác dụng có độ lớn cực đại.
D. lực tác dụng có độ lớn cực tiểu.

Câu 43: Vận tốc của vật dao động điều hoà có độ lớn cực đại khi

A. vật ở vị trí có li độ cực đại.
B. gia tốc của vật đạt cực đại.
C. vật ở vị trí có li độ bằng không.
D. vật ở vị trí có pha động cực đại.

Câu 44: Gia tốc của vật dao động điều hoà bằng không khi

A. vật ở vị trí có li độ cực đại.
B. vận tốc của vật đạt cực tiểu.
C. vật ở vị trí có li độ bằng không.
D. vật ở vị trí có pha động cực đại.

Câu 45: Trong dao động điều hoà

A. vận tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với li độ.
B. vận tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với li độ.
C. vận tốc biến đổi điều hoà sớm pha π/2 so với li độ.
D. vận tốc biến đổi điều hoà chậm pha π/2 so với li độ.

Câu 46: Trong dao động điều hoà

A. gia tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với li độ.
B. gia tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với li độ.
C. gia tốc biến đổi điều hoà sớm pha π/2 so với li độ.
D. gia tốc biến đổi điều hoà chậm pha π/2 so với li độ.

Câu 47: Trong dao động điều hoà

A. gia tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với vận tốc.
B. gia tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với vận tốc.
C. gia tốc biến đổi điều hoà sớm pha π/2 so với vận tốc.
D. gia tốc biến đổi điều hoà chậm pha π/2 so với vận tốc.

Câu 48: .Phát biểu nào là không đúng? Cơ năng của dao động tử điều hoà luôn bằng

A. tổng động năng và thế năng ở thời điểm bất kỳ.
B. động năng ở thời điểm ban đầu.
C. thế năng ở vị trí li độ cực đại.
D. động năng ở vị trí cân bằng.

Câu 49: Một con lắc lò xo đặt nằm ngang. Lực đàn hồi của lò xo:

1. Cực đại ở vị trí x = A.

2. Cực đại ở vị trí x = ưA.

3. Triệt tiêu ở vị trí cân bằng.

4. Nhỏ nhất ở vị trí x = 0.

5. Nhỏ nhất ở vị trí x = ưA

Nhận định nào ở trên là đúng nhất:

A. 1 và 2
B. Chỉ 1
C. Tất cả đúng
D. 1,2,3,4

Câu 50: Chọn câu sai:

A. Vận tốc của vật dao động điều hòa có giá trị cực đại khi qua VTCB
B. Lực phục hồi tác dụng lên vật dao động điều hòa luôn luôn hướng về VTCB
C. Lực phục hồi tác dụng lên vật dao động điều hòa biến thiên điều hòa cùng tần số với hệ.
D. Khi qua VTCB, lực phục hồi có giá trị cực đại vì vận tốc cực đại

Câu 51: Trong dao động điều hòa của một vật quanh vị trí cân bằng, phát biểu nào sau đây đúng đối với lực đàn hồi tác dụng lên vật?

A. bằng số đo khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng.
B. tỉ lệ với khoảng cách từ vật đến VTCB và hướng ra xa VTCB
C. tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ vật đến VTCB và hướng ra xa VTCB
D. tỉ lệ với khoảng cách từ vật đến VTCB và hướng về phía VTCB

Tham khảo thêm:   Gợi ý 21 cách phối đồ với boot đen cực sành điệu cho bạn nữ

Câu 52: Một con lắc lò xo độ cứng K treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới gắn vật. Độ dãn tại vị trí cân bằng là Δl . Cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A (A < Δl). Trong quá trình dao động lực tác dụng vào điểm treo có độ lớn nhỏ nhất là:

A. F = 0
B. F = K(Δl ư A)
C. F = K(Δl + A)
D. F = K.Δl

Câu 53: Một con lắc lò xo độ cứng K treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới gắn vật. Độ dãn tại vị trí cân bằng là l. Cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A (A > l). Trong quá trình dao động lực cực đại tác dụng vào điểm treo có độ lớn là:

A. F = K.A + Δl
B. F = K(Δll + A)
C. F = K(A ư Δl)
D. F = K. Δl + A

Câu 54: Phát biểu nào sau đây là không đúng với con lắc lò xo ngang?

A. Chuyển động của vật là chuyển động thẳng.
B. Chuyển động của vật là chuyển động biến đổi đều.
C. Chuyển động của vật là chuyển động tuần hoàn.
D. Chuyển động của vật là một dao động điều hoà.

Câu 55: Con lắc lò xo ngang dao động điều hoà, vận tốc của vật bằng không khi vật chuyển động qua

A. vị trí cân bằng
B. vị trí vật có li độ cực đại.
C. vị trí mà lò xo không bị biến dạng.
D. vị trí mà lực đàn hồi của lò xo bằng không.

Câu 56: Một vật nặng treo vào một lò xo làm lò xo giãn ra 0,8cm, lấy g = 10m/s2. Chu kỳ dao động của vật là

A. T = 0,178s.
B. T = 0,057s.
C. T = 222s.
D. T = 1,777s

Câu 57: Trong dao động điều hoà của con lắc lò xo, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Lực kéo về phụ thuộc vào độ cứng của lò xo.
B. Lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.
C. Gia tốc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật.
D. Tần số góc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật.

Câu 58: Con lắc lò xo dao động điều hoà, khi tăng khối lượng của vật lên 4 lần thì tần số dao động của vật

A. tăng lên 4 lần
B. giảm đi 4 lần.
C. tăng lên 2 lần.
D. giảm đi 2 lần.

Năng lượng con lắc

Câu 59: Phương trình dđđh của một vật có dạng x = Acos(ωt + π/2). Kết luận nào sau đây là sai:

A. Phương trình vận tốc là x = Aωcosωt
B. Động năng của vật là Wđ= ½ mω2sin2(ωt + φ)
C. Thế năng của vật là Wt= ½ mω2A2cos2(ωt + φ)
D. Cơ năng W = ½ mω2A2

Câu 60: Chọn phát biểu đúng khi nói về năng lượng dđđh:

A. Nó biến thiên điều hòa theo thời gian với chu kỳ T.
B. Nó biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ T/2.
C. Bằng động năng của vật khi đi qua VTCB.
D. Bằng thế năng của vật khi đi qua VTCB.

Câu 61: Chọn phát biểu sai khi nói về năng lượng trong dđđh:

A. Cơ năng của hệ tỉ lệ với bình phương biên độ dao động.
B. Trong quá trình dao động có sự chuyển hóa giữa động năng, thế năng và công lực ma sát.
C. Cơ năng toàn phần là E = ½ mω2A2
D. Trong suốt quá trình dao động, cơ năng của hệ được bảo toàn.

Câu 62: Chọn phát biểu sai khi nói về năng lượng trong dđđh:

A. Tổng năng lượng của hệ tỉ lệ với bình phương biên độ dao động.
B. Tổng năng lượng là một đại lượng biến thiên theo ly độ.
C. Động năng va thế năng là những đại lường biến thiên điều hòa
D. Khi động năng tăng thì thế năng giảm và ngược lại.

Câu 63: Chọn phát biểu sai khi nói về năng lượng trong dđđh:

A. Cơ năng của con lắc tỉ lệ với bình phương biên độ dao động.
B. Cơ năng của con lắc tỉ lệ với bình phương tần số dao động.
C. Cơ năng là một hàm hình sin theo thời gian với tần số bằng tần số dao động.
D. Có sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng nhưng tổng của chúng được bảo toàn.

Câu 64: Con lắc lò xo thực hiên dao động với biên độ A. Khi tăng gấp đôi khối lượng của con lắc mà con lắc dao động với biên độ 2A thì năng lượng của con lắc thay đổi như thế nào?

A. Giảm 2 lần
B. Tăng 2 lần
C. Giảm 4 lần
D. Tăng 4 lần.

Câu 65: Điều nào là đúng khi nói về sự biến đổi năng lượng của con lắc lò xo:

A. Giảm 9/4 lần khi tần số góc ω tăng lên 3 lần và biên độ A giảm 2 lần.
B. Tăng 16/9 lần khi tần số góc ω tăng 5 lần và biên độ A giảm 3 lần.
C. Tăng 16 lần khi tần số dao động f và biên độ A tăng lên 2 lần
D. Giảm 4 lần khi tần số f tăng 2 lần và biên độ A giảm 3 lần.

….

>> Tải file về tham khảo nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 600 câu trắc nghiệm lý thuyết Vật lý 12 (Có đáp án) Ôn thi THPT Quốc gia 2023 môn Vật lí của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *