Bạn đang xem bài viết 6 tác dụng của củ kiệu với sức khỏe. Cách phân biệt củ kiệu và hành củ tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Củ kiệu có vị cay cay, hơi hăng. Nếu bạn muối lên thì sẽ có vị hơi chua chua, ngọt. Củ kiệu thường được ăn kèm với bánh chưng cho đỡ ngán, ngoài ra nó còn chế biến được rất nhiều món nữa. Tuy nhiên trước tiên hãy cùng chúng mình tìm hiểu về củ kiệu đã nhé.

Củ kiệu là gì?

Củ kiệu (Giới bạch, tiển toán, tiểu căn toán) hay còn có tên tiếng Anh là Allium chinense G.Don. Củ kiệu thuộc dòng họ nhà hành. Phần đầu của củ kiệu có màu trắng to, hơi phình ra. Nhìn nó rất giống hành nhưng kiệu lại nhỏ hơn hành nhiều.

Củ kiệu

Củ kiệu được trồng quanh năm nhưng người dân thường trồng chủ yếu từ tháng 9 năm năm đến tháng 1 năm sau để thu hoạch vào dịp cận Tết. Kiệu được có chiều dài từ 15 – 35cm. Phần củ kiệu được trồng dưới đất tầm 3 – 5cm.

Kiệu thường được trồng ở các khu vực nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới của Trung Quốc và Nhật Bản. Ở Việt Nam, củ kiệu được trồng ở các tỉnh miền Trung, sau này được trồng nhiều ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Tham khảo thêm:   Lịch thi IOE năm học 2023 - 2024 Lịch tự luyện và các vòng chính thức IOE năm 2023 - 2024

Những tác dụng của củ kiệu đối với sức khỏe

Theo Tiến sĩ – bác sĩ Trương Thị Ngọc Lan (Phó giám đốc kiêm Trưởng phòng Đào tạo Nghiên cứu, Viện Y dược học dân tộc TP. HCM) cho biết:

Khi bạn muối củ kiệu kiểu chua ngọt thì sẽ giúp tăng cường các vi khuẩn có lợi cho hệ thống tiêu hóa như acidophilus, lactobacillus và plantarum. Từ đó các chất đó sẽ kích thích hệ tiêu hóa được hoạt động một cách tốt hơn đấy nhé.

Củ kiệu

Ngoài ra các vi khuẩn có lợi sẽ tiết ra enzym chuyển hóa thành axit lactic tạo ra vị chua để phân hủy protein trong thức ăn giúp cơ thể hấp thu thức ăn tốt hơn.

Củ kiệu muối được chế biến từ nguyên liệu tươi nên giữ lại được một lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất giúp cho cơ thể ngăn ngừa được bệnh táo bón hiệu quả.

Trong quá trình ngâm củ kiệu thì các chất dinh dưỡng như vitamin A, E, D, K đều được giữ lại nên đây đây chắc chắn là một món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết khi mà bạn ăn quá nhiều những món ăn khiến bạn bị đầy bụng đấy.

Củ kiệu

Củ kiệu cũng giàu chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do gây lão hóa cho chị em phụ nữ.

Khi lên men axit lactic có trong củ kiệu sẽ giúp bạn giảm lượng cholesterol trong máu, từ đó sẽ giúp bạn lưu thông máu tốt hơn.

Tham khảo thêm:   Thuyết minh về món bánh Xèo (3 Dàn ý + 12 mẫu) Bài văn thuyết minh món ăn hay nhất

Củ kiệu

Cách phân biệt củ kiệu và củ hành

Củ hành và củ kiệu có họ hàng với nhau tuy nhiên để phân biệt hai loại củ này bạn hãy xem qua kích thước và hình dáng của 2 loại củ này:

Hành củ: Thân hình phần củ màu trắng, to và tròn hơn củ kiệu.

Củ kiệu: Phần củ nhỏ, thon và dài. Nó có màu tím nhạt hơn củ hành.

Củ kiệu và củ hành

Hy vọng những thông tin mà Wikihoc.com chia sẻ đã giúp bạn biết được những tác dụng của củ kiệu đối với sức khoẻ của chúng ta. Nếu có ý kiến gì thì hãy để lại bình luận để chúng mình cùng biết nhé.

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết 6 tác dụng của củ kiệu với sức khỏe. Cách phân biệt củ kiệu và hành củ tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *