Bạn đang xem bài viết 6 lưu ý quan trọng khi uống sữa đậu nành tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Sữa đậu nành thơm ngon, dễ uống, lại giàu dưỡng chất. Tuy nhiên, không uống tùy tiện hay uống theo sở thích và nhu cầu mà cần có những lưu ý nhất định. Xem và ghi nhớ ngay nhé!

Không uống sữa đậu nành chưa nấu chín

– Vì lúc đó nó có chứa hai loại chất độc hại, sẽ dẫn đến các rối loạn chuyển hóa protein và là nguyên nhân gây kích thích cho đường tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng ngộ độc.

– Chỉ nên uống sữa đậu nành đã nấu chín ở nhiệt độ cao, dưới 100 độ C nhé.

Chỉ uống sữa đậu nành đã nấu chínChỉ uống sữa đậu nành đã nấu chín

Không uống lúc đói

– Cũng như khi bạn uống sữa tươi lúc đói, uống sữa đậu nành vào lúc này cơ thể cũng sẽ không hấp thụ hoàn toàn được các chất dinh dưỡng trong sữa.

– Khi đói uống sữa đậu nành thì các protein trong sữa sẽ chuyển hóa thành nhiệt và được tiêu thụ trong cơ thể, không phát huy tác dụng bổ dưỡng.

Tham khảo thêm:  

– Trước khi uống sữa đậu nành, cần tráng dạ dày với 1 chút thức ăn chứa tinh bột như bánh mỳ, bánh bao, bánh ngọt… Dưới tác động của tinh bột, protein hoàn toàn có thể phản ứng với dịch dạ dày và làm cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn bởi cơ thể.

Ăn thức ăn chứa tinh bột trước khi uống sữa đậu nành sẽ giúp hấp thụ tốt dưỡng chất

Không uống 1 lúc quá nhiều

Với người lớn 1 ngày chỉ nên uống khoảng 500 ml sữa đậu nành. Nếu uống quá nhiều cơ thể sẽ không hấp thụ hết dinh dưỡng trong sữa dễ gây đau bụng, đi ngoài hay táo bón ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.

Chỉ nên uống sữa đậu nành với số lượng và tần suất vừa phải

Không uống cùng với kháng sinh

– Một số loại thuốc đặc biệt như thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.

– Để đảm bảo an toàn khi dùng kháng sinh bạn nên uống cách với sữa đậu nành ít nhất 1 giờ nhé.

Để an toàn nên tránh dùng thuốc cùng lúc với sữa đậu nành

Không ăn trái cây họ cam, quýt ngay trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành

– Vì nó có thể khiến bạn bị tiêu chảy. Nguyên do là các acid và sinh tố có trong những loại quả này khi tác dụng lên protein trong sữa đậu nành sẽ kết khối ở ruột non, dẫn đến đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy.

– Tốt nhất, bạn hãy ăn chúng cách việc uống sữa đậu nành 1 giờ nhé.

Tránh ăn các loại trái cây họ cam, quýt ngay trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành

Không pha với đường đỏ

Loại đường này có chứa nhiều các axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic…có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi có trong đậu nành tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.

Tham khảo thêm:   27+ kiểu tóc nhuộm cho nữ cực đẹp, tôn da chắc chắn sẽ lên ngôi năm 2024

Đường đỏ không nên pha vào sữa đậu nành

Không đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt

– Nguyên do là sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm sẽ là môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển, và nó khiến sữa nhanh chóng bị biến chất, hư hỏng không tốt cho tiêu hóa khi sử dụng.

– Cách bảo quản hay nhất là bạn nên giữ sữa đậu nành đã nguội trong ngăn mát tủ lạnh và hâm nóng lại khi dùng. Nhưng tốt nhất cũng chỉ nên dùng trong ngày thôi nhé.

Đừng bảo quản sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt nhé!

Không uống thay sữa cho trẻ nhỏ

– Mặc dù sữa đậu nành có hàm lượng protein tương đương với sữa tươi nhưng lượng sinh tố B12 chỉ bằng 1/3.

– Sữa đậu nành dù giàu dinh dưỡng nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ. Trường hợp bé bị dị ứng đạm sữa bò thì sữa đậu nành cũng chỉ được dùng bổ sung khi bé đã trên 6 tháng tuổi và được kiểm tra cùng cho phép bởi bác sĩ điều trị.

– Mỗi loại sữa có công dụng riêng của nó, vậy nên dùng kết hợp chứ không thay thế nhé.

Sữa đậu nành không thay thế hoàn toàn được sữa với trẻ nhỏ

Nếu bạn thực sự thích hay thường xuyên uống sữa đậu nành thì việc ghi nhớ những lưu ý có phần khá đơn giản trên hoàn toàn không thừa nhé, vì lợi ích sức khỏe khi uống sữa đậu nành!

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết 6 lưu ý quan trọng khi uống sữa đậu nành tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới) Ôn tập học kì 1 Văn 11 sách KNTT, CTST, Cánh diều

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *