Bạn đang xem bài viết 6 loại cây thuốc nam giúp chữa viêm gan B tại nhà tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm khá phổ biến hiện nay, các biến chứng của bệnh như xơ gan, ung thư gan là đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.

Từ xưa, ông bà ta đã vận dụng những loại thuốc nam trong việc điều trị bệnh viêm gan B một cách hiệu và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Vì vậy, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 6 loại cây thuốc nam có tác dụng trong việc chữa viêm gan B tại nhà được áp dụng phổ biến.

Lưu ý: Tất cả những mẹo dưới đây đều mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia uy tín nhé!

Cây an xoa

Cây an xoaCây an xoa

An xoa hay còn gọi là tổ kén lông, loại cây này chứa 2 thành phần quan trọng trong việc điều trị viêm gan B là Alcaloid và Flavonoid. Hoạt chất Alcaloid có khả năng kháng lại các tế bào ung thư, ngăn chặn sự hình thành khối u trong gan. Còn với Flavonoid là chất chống oxy hóa và ức chế sự phát triển của virus có hại trong gan.

Ngoài ra, cây an xoa còn có tác dụng chống viêm, cải thiện bệnh viêm gan B, men gan, gan nhiễm mỡ,… đẩy nhanh quá trình phục hồi các tổn thương do viêm nhiễm.

Nguyên liệu: 10g cây an xoa phơi khô

Cách thực hiện

Bước 1 Rửa sạch nguyên liệu để loại bỏ bụi bẩn rồi để ráo nước.

Bước 2 Cho hết nguyên liệu vào nồi sắc cùng với 2 lít nước, đun trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 1 lít.

Bước 3 Chắt hết nước thuốc ra, rồi thêm 1.5 lít nước để đun tiếp tục đến khi còn 0.5 lít thì ngừng.

Cách sử dụng: Chia thuốc ra làm nhiều lần uống trong ngày (khoảng 3 lần/ngày), nên uống khi còn ấm và không sử dụng thuốc qua đêm. Nếu bạn đang kết hợp uống với thuốc tây thì khoảng cách giữa 2 loại thuốc này là 2 giờ.

Tham khảo thêm:   Bộ 20 đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 Đề kiểm tra cuối kì 1 Hóa 12

Lưu ý: Không dùng phụ nữ có thai hay phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 3 tuổi.

Nếu đang dùng thuốc tây thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Cây xạ đen

Cây xạ đenCây xạ đen

Cây xạ đen có vị đắng hơi chát nhưng lại có tính hàn, trong loại cây này có chứa nhiều hoạt chất có dược tính cao như: Triterpenoid, Flavonoid, Cyanoglucoside, các Polyphenol, Tanin, Acid Amin,… những hoạt chất này có hiệu quả trong việc tiêu viêm, giải độc gan, chữa mụn nhọt, vàng da,…

Do đó, y học hiện đại cũng đã công nhận và sử dụng các thành phần của cây xạ đen để điều chế các loại thuốc trị viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

Nguyên liệu: 40g xạ đen, 10g mật nhân, 30g cà gai leo

Cách thực hiện

Bước 1 Rửa sạch tất cả nguyên liệu để loại bỏ bụi bẩn, xong để ráo nước.

Bước 2 Cho các loại thuốc trên vào ấm sắc chung với 1 lít nước, đun ở lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 0.5 lít nước thì chắt ra để uống.

Cách sử dụng: Chia thuốc ra uống 3 lần/ngày và uống đều đặn trong khoảng 3 tháng để thuốc phát huy hiệu quả.

Cây diệp hạ châu

Cây diệp hạ châuCây diệp hạ châu

Cây diệp hạ châu trong dân gian còn được gọi là cây chó đẻ, một loại cây mọc dại thường thấy trong vườn. Trong Đông Y, diệp hạ châu có tính mát, vị đắng, chút ngọt nên có tác dụng giải độc gan và thanh lọc cơ thể, thông huyết mạch và lợi tiểu.

Những hoạt chất có trong diệp hạ châu có thể kể đến như: Phylteralin, Tritequen, Tamin,… đây là những chất có lợi cho gan của của cơ thể, có tác dụng tốt với người hay uống rượu bia, men gan cao.

Cách 1

Nguyên liệu: 25g diệp hạ châu tươi, 25g cỏ mực khô, 25g bồ công anh khô, 25g rau má khô, 13g nhân trần tía, 12g thục địa

Cách thực hiện:

Bước 1 Các nguyên liệu đem đi rửa sạch rồi để cho ráo nước

Bước 2 Cho vào ấm sắc với 1 lít nước và đun ở mức lửa nhỏ cho đến khi còn 0.5 lít.

Tham khảo thêm:  

Cách dùng: Chia phần thuốc sau khi sắc xong để dành uống 2 lần/ngày. Sử dụng đều đặn ít nhất 3 tháng để thuốc có hiệu quả.

Cách 2

Nguyên liệu: 30g diệp hạ châu khô, 12g nhân trần, 12g sài hồ, 8g chi tử và 12g hạ khô thảo

Cách thực hiện:

Bước 1 Rửa sạch các nguyên liệu rồi để cho ráo nước

Bước 2 Cho hết các nguyên liệu vào ấm, đổ nước vào sao cho ngập thuốc rồi đun ở lửa nhỏ, sắc cho đến khi chỉ còn 1 chén nước.

Cách dùng: Chén thuốc trên bạn dùng uống 1 lần/ngày và uống cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.

Cây cà gai leo

Cây cà gai leoCây cà gai leo

Cà gai leo là vị thuốc nam quý, có vị hơi the, tính ấm, có tác dụng giải độc gan tốt, ổn định và tăng cường chức năng gan nên thường được dùng chữa bệnh mắc viêm gan B do lạm dụng bia rượu.

Cà gai leo chứa một số hoạt chất hóa học quan trọng như: Glycoalkaloid, Flavonoid, Saponin, Sterol, Acid Amin, Alkaloid,… là những chất có công dụng chữa bệnh, đặc biệt là làm chậm sự phát triển virus viêm gan B, giảm xơ gan, ngăn quá trình oxy hóa đối với người mắc bệnh viêm gan B.

Nguyên liệu: 30g cà gai leo khô, 10g dừa cạn khô, 10g diệp hạ châu khô

Cách thực hiện:

Bước 1 Đem các các nguyên liệu đi rửa sạch rồi để cho ráo nước

Bước 2 Cho nguyên liệu vào ấm để sắc cùng 1 lít nước, đun ở mức lửa nhỏ đến khi chỉ còn 200 ml nước là được.

Cách dùng: Phần nước sau khi sắc xong bạn dùng uống 2 lần/ngày cho đến khi tình hình bệnh có dấu hiệu ổn định.

Bạn có thể mua trà cà gai leo tại Wikihoc.com và hàn toàn chính hãng.

Hoa Atiso

Hoa AtisoHoa Atiso

Atiso có tên khoa học là Cynara scolymus thường được nhiều người dùng để pha trà hoặc nấu canh ăn. Trong y học, hoa của Atiso chứa chất Silymarin và Cynarin là những chất chống oxy hóa, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, lợi gan mật, tốt cho hệ tiêu hóa, giảm cholesterol, chống viêm,… chứa 6 chất trong nhóm polyphenol và 10 chất nhóm acid alcol và Flavonoid có tác dụng bảo vệ gan.

Tham khảo thêm:   Toán 8 Bài 3: Đường trung bình của tam giác Giải Toán 8 Cánh diều tập 2 trang 62, 63, 64, 65

Vì vậy hoa Atiso là liều thuốc giúp tăng cường, ổn định chức năng gan, điều trị các bệnh về gan như: Viêm gan B, men gan, gan nhiễm mỡ.

Nguyên liệu: 10g Atiso khô

Cách thực hiện

Bước 1 Rửa sạch kỹ hoa Atiso cho sạch bụi bẩn

Bước 2 Cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước cho ra tinh chất.

Cách dùng: Nước sau khi đun sôi để nguội, dùng để uống như uống trà.

Lưu ý: Không nên uống quá nhiều Atiso một ngày vì có thể làm ảnh hưởng hệ tiêu hóa dẫn đến đầy hơi, trướng bụng.

Ngoài cách trên, bạn có thể chế biến hoa Atiso thành món ăn trong bữa ăn hàng ngày như một thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Cây nhọ nồi

Cây nhọ nồiCây nhọ nồi

Cây nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực, hạn liên thảo, là một loài thực vật thuộc họ Cúc.

Trong Đông Y, cây nhọ nồi tính ấm vị chát, ngọt, khi dùng làm thuốc có thể dùng cây tươi hoặc phơi khô. Cây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, bổ thận âm,… đồng thời chứa các thành phần hóa học như: Ancaloit, Flavonoid, Carotenoid, Sterols, Isoflavonoids,… là những chất có tác dụng điều trị gan nhiễm mỡ, ung thư, bổ thận, đau lưng,…

Nguyên liệu: 30g cỏ nhọ nồi, 15g trạch tả, 15g đương quy và 20g trinh nữ

Cách thực hiện

Bước 1 Đem các vị thuốc trên rửa sạch với nước rồi để ráo

Bước 2 Cho vào ấm để sắc với 500ml nước, đun trên lửa nhỏ cho đến khi nước trong ấm cạn còn một nửa thì tắt bếp.

Cách dùng: Nước sau khi đun sôi để nguội, chia ra uống 3 lần/ngày.

Trên đây là 6 loại cây thuốc nam có hiệu quả trong việc điều trị viêm gan B tại nhà đơn giản mà bạn có thể áp dụng. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho bạn liều thuốc chữa bệnh hiệu quả.

Nguồn: Báo Dân Trí

Mua ngay mật ong tại Wikihoc.com để bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhé:

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết 6 loại cây thuốc nam giúp chữa viêm gan B tại nhà tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *