Bạn đang xem bài viết 5 mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sôi bụng là những biểu hiện thường gặp đối với trẻ sơ sinh khi hệ tiêu hoá của các bé vẫn còn rất yếu. Tuy nhiên đây cũng là triệu chứng làm cho các bé khó chịu và quấy khóc. Sau đây là 5 mẹo dân gian, dùng những nguyên liệu tự nhiên có sẵn để chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả mà các mẹ có thể áp dụng.
5 mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh
Lưu ý: Đây là các mẹo dân gian, bố mẹ cần tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ và lưu ý trong quá trình sử dụng.
Dùng củ hành hoặc củ tỏi
Dùng củ hành hoặc tỏi để trị chứng sôi bụng ở trẻ sơ sinh từ lâu đã là một mẹo dân gian được biết đến rộng rãi và vô cùng hiệu quả.
Để thực hiện mẹo này, bạn dùng củ hành hoặc tỏi nướng lên rồi cho vào một miếng gạc, đặt lên rốn của trẻ bị đầy bụng. Bạn lưu ý cần quấn củ hành và tỏi đã nướng trong một miếng vải mỏng, không đặt trực tiếp lên da bé sẽ gây bỏng.
Khoảng vài phút sau bạn sẽ thấy bé xì hơi được.
Dùng vỏ cam, quýt
Bạn có thể dùng vỏ cam, quýt để điều trị chứng khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng, tiêu chảy, vừa đơn giản lại an toàn cho bé.
Đầu tiên bạn cần rửa sạch vỏ cam, quýt bằng nước ấm, không cạo vỏ tránh làm mất tinh dầu nằm trong vỏ. Sau đó bạn thái nhỏ vỏ, nấu nồi nước sôi rồi hãm trong nước sôi khoảng 15 – 20 phút và cho bé uống khi còn ấm.
Dùng vỏ cam, quýt chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh
Dùng nước gừng
Lâu nay với tính ấm nóng, gừng luôn là thực phẩm được tin dùng để hỗ trợ tiêu hoá tốt, cũng như chữa sôi bụng, nôn mửa, đầy bụng, để kích thích tiêu hóa, giải độc.
Có nhiều cách để dùng gừng trị sôi bụng như: Cho trẻ nhai vài lát gừng tươi, ngậm nuốt dần; hoặc giã nát gừng, pha với nước nóng hoặc với mật ong cho bé uống.
Dùng nước lá tía tô
Ngoài 3 mẹo trên thì bố mẹ có thể dùng lá tía tô để chữa ngay chứng sôi bụng ở trẻ.
Đầu tiên, bạn cần dùng 30g lá tía tô (cả thân và lá đều được), cho vào cối giã nhuyễn. Sau đó bạn vắt lấy nước, bỏ xác hoặc đem chưng cách thủy cho nóng. Lưu ý rằng bạn cho bé dùng ngay khi còn nóng để phát huy tác dụng nhé.
Dùng lá trầu không
Trong lá trầu không chứa đến 1,8% tinh dầu và có đặc tính ấm nóng, giúp bảo vệ tá tràng khỏi bị tấn công bởi gốc tự do và chất độc. Đồng thời trong lá trầu còn chứa axit giúp cân bằng dạ dày, đẩy hơi ra ngoài nhờ quá trình giãn nở và thắt cơ vòng.
Để chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh bằng lá trầu không, bạn đem lá trầu đi hơ ấm rồi vuốt lên bụng trẻ theo chiều từ trên xuống dưới. Lặp lại công đoạn hơ và vuốt lên bụng trẻ khoảng 5 phút.
Lưu ý
– Bạn cần cẩn thận hơ lá trầu và để ở nhiệt độ ấm nóng vừa phải, tránh làm phỏng làn da mỏng manh của bé.
– Tránh hơ lá trầu nóng trên vết thương hở vì sẽ làm nhiễm trùng.
– Bạn cần chọn nơi khô thoáng để hơ cho bé, tránh các không gian, căn phòng kín vì bụi sẽ làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé.
– Bạn chỉ nên dùng lá trầu không với phương pháp hơ nóng, không cho bé uống trực tiếp vì hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu rất dễ nhiễm khuẩn.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụng?
Ợ hơi
Theo Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, ợ hơi là phản xạ tự nhiên xảy ra không chỉ có ở trẻ nhỏ mà người lớn cũng gặp phải. Đây được xem là một phản xạ tích cực như phản ứng loại bỏ khí ra khỏi dạ dày. Tuy nhiên các mẹ cần chú ý nếu em bé gặp khó khăn khi ợ hơi hoặc ợ hơi quá mức gây nôn trớ thức ăn, thì rất có thể bé đang bị đầy bụng, khó tiêu.
Nôn trớ
Trướng bụng nôn trớ là biểu hiện bình thường mà hầu hết các bé đều gặp phải. Nhưng nếu nôn trớ thức ăn đi kèm ợ hơi bất thường thì đó có thể là chứng đầy hơi hay vấn đề ở hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện.
Sưng chướng bụng
Biểu hiện đầy bụng gây ra sưng chướng bụng không phải hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là các bé 1 tháng tuổi. Triệu chứng này là do khí trong ruột và dạ dày sẽ cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan này, khiến áp lực bên trong tăng cao và gây sưng chướng bụng, đau tức ngực cho bé.
Xì hơi nhiều và liên tục
Mỗi ngày bé xì hơi khoảng từ 15 đến 20 lần là biểu hiện bình thường cho thấy cơ thể bé đã hấp thụ các chất dinh dưỡng vào đường tiêu hóa. Tuy nhiên nếu số lần vượt quá con số này và liên tục nhau thì có thể bé đang khó chịu với chứng sôi bụng, khó tiêu đấy.
Quấy khóc và khó ngủ
Ngoài các biểu hiện trên, nếu bạn thấy bé quấy khóc, khó ngủ thì đó có thể báo hiệu bé đang gặp phải một số vấn đề như đói, cảm thấy nóng, thấy lạnh, thấy sợ… Vì vậy bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và sớm chữa trị cho bé hoặc đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đầy bụng
Sau khi chào đời, nhu động ruột của bé sẽ bắt đầu hoạt động. Trong quá trình tiêu hoá thức ăn sẽ xuất hiện âm thanh ùng ục. Vậy việc xuất hiện âm thanh đó, hay còn gọi là bị sôi bụng có gây khó chịu cho trẻ không? Câu trả lời là không. Tuy nhiên nếu âm thanh đó đi kèm với dấu hiệu khí bị tắc nghẽn ở các nếp gấp của ruột hoặc một nơi nào đó trong đường tiêu hóa thì sẽ khiến bé khó chịu.
Nguyên nhân gây ra tình trạng tắc nghẽn khí, sôi bụng này là:
-
Bé bú ngoài quá sớm: Nếu các mẹ cho bé dung nạp đường lactose quá sớm, một loại đường vốn có trong các loại sữa bột ngoài, thì khi tích nhiều ở ruột dễ khiến bé bị rối loạn tiêu hoá.
-
Cho bé bú sai cách: Trong lúc pha sữa, có thể các bạn đã không vệ sinh bình sữa đúng cách hoặc làm tràn quá nhiều không khí vào bình. Khi chó bé bú, tư thế cũng rất quan trọng, đặc biệt nếu cho bé nằm bú hoặc sai động tác bế cũng có thể làm bé khó tiêu, chướng bụng.
-
Sữa mẹ có vấn đề do thức ăn: Nếu mẹ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị, khó tiêu, có tính nóng cũng có thể làm bé khó tiêu khi bé bú sữa mẹ.
Cách phòng ngừa sôi bụng ở trẻ sơ sinh
-
Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn: 6 tháng là thời gian hoàn hảo cho trẻ bú mẹ trước khi đổi sang các loại sữa ngoài. Bé bú sữa mẹ sẽ giúp hệ tiêu hoá bé được khỏe mạnh hơn, tránh bị khó tiêu, sôi bụng. Ngoài ra, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng có thể đảm bảo lợi ích sức khỏe bền vững và sự phát triển toàn diện ở trẻ.
-
Thay đổi chế độ dinh dưỡng, thức ăn của mẹ: Mẹ nên chú ý tránh ăn các thực phẩm khó tiêu, quá nóng, nhiều dầu mỡ,… thay vào đó là các món có rau xanh và trái cây cùng các chất đạm, chất béo cân bằng. Đồng thời các mẹ cũng đừng quên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhé.
-
Thay đổi loại sữa phù hợp: Nếu bé không thể dung nạp đường lactose, bạn nên cân nhắc đổi sữa khác phù hợp hơn để tránh gây bất lợi cho hệ tiêu hoá cho bé.
-
Pha sữa đúng cách: Đầu tiên bạn cần chú trọng khâu vệ sinh. Bạn hãy vệ sinh tay với xà phòng dưới vòi nước chảy trước. Sau đó vệ sinh các dụng cụ pha sữa qua xà phòng và nước nóng. Không rót nước vào bình quá mạnh vì sẽ làm xuất hiện bọt khí. Sau khi pha bạn để sữa nghỉ khoảng 5 – 10 phút để bọt khí tan hết.
-
Cho bé bú đúng tư thế: Nếu bé bú bình, mẹ hãy kê đầu bé cao lên, tránh nằm quá thấp làm khí tràn vào khoang bụng.
-
Xử lý khi bé bị sôi bụng: Bạn ôm chặt bé vào lòng và đặt đầu bé tựa lên vai, khum tay lại và vỗ vai cái thật dứt khoát, nhẹ nhàng vào lưng bé. Một cách khác nữa là bạn đặt bé nằm ngửa, gập nhẹ đầu gối của bé rồi đẩy lên xuống từng chân.
Trên đây là những mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh mà các mẹ có thể dễ dàng làm tại nhà. Bạn hãy lưu tâm đến những biểu hiện sức khoẻ của con và hãy áp dụng ngay khi cần nhé
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 5 mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.