Bạn đang xem bài viết ✅ 35 đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4 Đề thi lớp 4 môn Tiếng Việt ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nhằm giúp các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức của môn Tiếng Việt trước khi bước vào kỳ thi học kì 2, Wikihoc.com xin giới thiệu đến các em Bộ 35 đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo.

  • Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 4 năm 2016 – 2017 theo Thông tư 22
  • Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm học 2016 – 2017
  • Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2016 – 2017

35 Đề ôn luyện Tiếng Việt Lớp 4

ĐỀ 1

I. Đọc thầm và làm bài tập:

Câu chuyện về túi khoai tây

Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.

Chỉ sau mộ thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết chỗ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chụi ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.”

Lại Thế Luyện

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Thầy giáo mang tíu khoai tây đến lớp để làm gì?

  1. Để cho cả lớp liên hoan.
  2. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha.
  3. Để cho cả lớp học môn sinh học.

2. Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái?

  1. Đi đâu cũng mang theo túi khoai tây kè kè phiền toái.
  2. Các củ khoai tây thối rữa, rỉ nước.
  3. Cả hai ý trên.

3. Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác?

  1. Vì oán giận hay thù ghét người khác không mang lại điều gì tốt đẹp mà chỉ gây thêm phiền toái cho chúng ta.
  2. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta troa tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.
  3. Cả hai ý trên.

4. Cách giáo dục của thầy giáo có điều gì thú vị?

  1. Thầy tự mang khoai tây đến lớp mà không bắt bạn nào phải mua.
  2. Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và sự cảm thông với lỗi lầm của người khác.
  3. Thầy không cho làm bài vào vở mà viết lên khoai tây.

5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

  1. Con người sống phải biết tha thứ cho nhau.
  2. Con người sống phải biết thương yêu nhau.
  3. Con người sống phải biết chia sẻ cho nhau.

II. Luyện từ và câu:

1. Từ nào sau đây có đủ cả ba bộ phận của tiếng?

a. ta            b. oán                c. ơn

2. Trong ba bộ phận của tiếng, bộ phận nào có thể không có?

a. Vần         b. Thanh            c. Âm đầu

3. Bộ phận âm đầu của tiếng “quà” là gì?

a. q           b. qu           c. Cả hai ý trên

4. Bộ phận vần của tiếng “oán” là gì?

a. oa         b. an           c. oan

5. Tiếng “ưa” có những bộ phận nào?

  1. Âm đầu “ưa”, vần “a” , thanh ngang.
  2. Âm đầu “ưa”, vần ưa”, không có thanh.
  3. Không có âm đầu, vần” ưa”, thanh ngang.
Tham khảo thêm:  

III. Cảm thụ văn học:

Trong câu chuyện trên, người thầy giáo có nói: “Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.

Theo em, vì sao thầy giáo lại cho rằng tha thứ lại chính là món quà tốt đẹp dành tặng cho chính bản thân chúng ta? Em hiểu lời nói của thầy giáo có ý nghĩa gì?

IV. Tập làm văn:

Em hãy kể lại Câu chuyện về túi khoai tây bằng lời kể của thầy giáo.

ĐỀ 2

I. Đọc thầm và làm bài tập:

SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊ

“Đôi khi một cử chỉ nhỏ của bạn cũng có thể làm thay đổi
Hoặc tạo nên sự khác biệt cho cuộc sống của người khác.”

Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên.

Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó tôi cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”

Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.

Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khácc biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.

Ngọc Khánh

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Vì sao nhân vật “tôi” trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau?

  1. Vì thấy mình chưa vội lắm.
  2. Vì người phụ nữ trình bày lí do của mình và xin được nhường chỗ.
  3. Vì thấy hoàn cảnh của mẹ con người phụ nữ thật đáng thương.

2. Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vật “tôi” lại cảm thấy bực mình và hối hận?

  1. Vì thấy mẹ con họ không cảm ơn mình.
  2. Vì thấy mãi không đến lượt mình.
  3. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa.

3. Việc gì xảy ra khiến nhân vật “tôi” lại rời khỏi bưu điện với “niềm vui trong lòng”?

  1. Vì biết rằng việc làm của mình đã giúp cho một gia đình tránh được một đêm đông giá rét.
  2. Vì đã mua được tem thư.
  3. Vì đã không phải quay lại bưu điện vào ngày hôm sau.

4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

  1. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác.
  2. Muốn được người khác quan tâm, cần phải biết quan tâm giúp đỡ người khác.
  3. Giúp đỡ người khác sẽ được trả ơn.

II. Luyện từ và câu:

1. Dấu hai chấm trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”

  1. Báo hiệu bộ phận đứng sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của nhân vật.
  2. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau dấu hai chấm là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó.
  3. Cả hai ý trên.

2. Các cụm từ có trong ngoặc đơn có thể điền vào chỗ trống nào trong đoạn văn sau:

Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được………… đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu…………và …………….. vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một ………………… của mình cũng có thể làm …………, làm……………… hoặc tạo nên sự khác biệt và ………………………………của một người khác.

(sự quan tâm của mình; biết quên mình đi; biết chia sẻ với người khác; cử chỉ nhỏ; bình dị; ấm lòng; thay đổi; ý nghĩa cho cuộc sống)

3. Nội dung câu chuyện trên phù hợp với câu tục ngữ nào dưới đây?

  1. Ở hiền gặp lành.
  2. Một cây làm chẳng nên non
    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
  3. Thương người như thể thương thân.
Tham khảo thêm:  

III. Cảm thụ văn học:

Trong câu chuyện trên, nhân vật “tôi” nói rằng mình đã biết “quên mình đi”, em hiểu điều đó có ý nghĩa gì?

IV. Tập làm văn

Em hãy kể lại câu chuyện trên bằng lời của người phụ nữ có con nhỏ.

ĐỀ 3

I. Đọc thầm và làm bài tập:

Tấm lòng thầm lặng

Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi:

– Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không?

– Chắc chắn là muốn ạ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế? – Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ.

…Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy.

– Chào chị! – Bố tôi lên tiếng trước. – Chị có phải là mẹ cháu Giêm –mi không ? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm –mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường.

– Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. – Mẹ Giêm –mi nghi ngờ nói.

Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng , hai người đồng ý cho Giêm –mi phẫu thuật.

Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm –mi đã khỏe mạnh và lành lặn trở lại. Giêm –mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu.

Về sau, cậu bé Giêm –mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm –mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó… Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi : “Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài ”.

Bích Thủy

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Cậu bé trong câu chuyện gặp điều không may gì?

  1. Bị tật ở chân.
  2. Bị ốm nặng.
  3. Bị khiếm thị.

2. Ông chủ đã làm gì cho cậu bé?

  1. Cho cậu một số tiền lớn để cậu có vốn làm ăn buôn bán.
  2. Đến nhà chữa bệnh cho cậu.
  3. Nói với người lái xe riêng đến nhà thuyết phục cha mẹ cậu và đưa cậu bé đi chữa bệnh.

3. Tại sao ông chủ lại bảo người lái xe riêng của mình làm việc đó?

  1. Vì ông không có thời gian.
  2. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình.
  3. Vì ông ngại xuất hiện.

4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

  1. Hãy giúp đỡ người khác một cách thầm lặng mà không cần đòi hỏi phải được cảm ơn.
  2. Hãy giúp đỡ người khác nếu mình giàu có.
  3. Hãy giúp đỡ các trẻ em nghèo, bệnh tật.

II. Luyện từ và câu:

1. Ghi lại các từ đơn, từ phức trong đoạn văn sau:

Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng.

2. Tìm lời kể trực tiếp và gián tiếp trong đoạn văn sau:

– Chào chị! – Bố tôi lên tiếng trước.- Chị có phải là mẹ cháu Giêm –mi không ? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm –mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường.

– Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. – Mẹ Giêm –mi nghi ngờ nói.

3. Chuyển lời kể gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời kể trực tiếp:

Bố tôi lái xe đưa Giêm –mi về nhà. Trên đường đi, Giêm –mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu.

4. Chuyển lời kể trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời kể gián tiếp:

Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi:

– Cháu có gặp khó khăn nhiều với đôi chân như thế không?

– Cháu chỉ chạy chậm chút xíu so với các bạn thôi. – Cậu bé đáp.- Nhưng cháu cũng quen rồi.

– Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không?

– Chắc chắn là muốn ạ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế? – Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ.

Tham khảo thêm:   Cơ nănglà gì? Tất tần tật kiến thức cơ năng trong vật lý 8 từ A-Z

III. Tập làm văn:

1. Em hãy kể lại câu chuyện trên bằng lời của cậu bé Giêm- mi.

2. Em hãy thay lời của cậu bé Giêm –mi viết một bức thư ngỏ cảm ơn người đã giúp đỡ mình.

ĐỀ 4

I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP:

HAI CHIẾC HUY CHƯƠNG

Tại đại hội Ô-lim –píc dành cho người khuyết tật, một học sinh tên Giôn, 14 tuổi, mắc hội chứng Đao( *) nên mắt nhìn không rõ. Giôn đăng kí chạy môn 400 mét.

Vào ngày thi, sau khi đăng kí để nhận đường chạy và số hiệu, thì cặp kính của Giôn biến mất, nhưng cậu ta nói rất quyết tâm:

– Em sẽ gắng hết sức để giàng huy chương vàng.

Khi có tín hiệu xuất phát, Giôn đã khởi đầu rất tốt. Đột nhiên một vận động viên khác chạy lấn vào đường đua của Giôn khiến em không nhìn thấy đường chạy và ngã vào khu vực đá dăm bên cạnh đường đua.

Thế nhưng Giôn đã gượng đứng dậy, nheo mắt nhìn đường đua và tiếp tục chạy dù chân trái khập khiễng vì đau. Cậu tiếp tục chạy qua khúc cua một cách bền bỉ. Khi gần bắt kịp vận động viên cuối cùng, Giôn lại bị trượt chân và ngã. Cậu nằm khá lâu. Nhưng Giôn lại gượng đứng dậy. Lúc này, sức chạy của Giôn đã giảm đi rất nhiều, chân tay cậu bắt đầu run lẩy bẩy, người lả đi vì kiệt sức. Khi chỉ còn cách đích khoảng 10 mét, cậu lại bị ngã một lần nữa.

Bỗng nhiên, mẹ của Giôn đến đứng gần vạch đích:

– Giôn! Mẹ ở đây, con có nghe thấy tiếng mẹ không?

Mặc cho khủyu tay, đầu gối đang bị trầy xước và rớm máu, Giôn vẫn khập khễnh tiến về phía vạch đích, hướng theo tiếng gọi của người mẹ.

– Phía này, con yêu ơi! – Mẹ cậu gọi.

Gương mặt của cậu trông rạng rỡ và vui sướng hẳn lên khi băng qua vạch đích và ngã vào vòng tay âu yếm của mẹ.

Giôn đã không chiến thắng trên đường đua nhưng niềm tin chiến thắng đã cháy bỏng, tỏa sáng trong cậu. Giôn thật xứng đáng nhận cùng một lúc hai huy chương về bản lĩnh và niềm tin; một huy chương khác cho sự quyết tâm tuyệt vời – không bao giờ bỏ cuộc .

Thanh Tâm

(*) Hội chứng Đao (Down): hội chứng làm ảnh hưởng đến trí tuệ, vận động, ngôn ngữ,…của con người.

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Cậu bé Giôn trong câu chuyện tham gia thi đấu môn thể thao nào?

  1. Chạy việt dã.
  2. Chạy 400 mét.
  3. Chạy 1000 mét.

2. Cậu đã gặp phải rủi ro gì khi chuẩn bị thi đấu?

  1. Cậu bị mất kính.
  2. Cậu bị kém mắt.
  3. Cậu bị đến muộn.

3. Cậu bé bị ngã mấy lần trong khi chạy đua?

  1. Một lần
  2. Hai lần
  3. Ba lần.

4. Cậu đã làm thế nào để có thể về đúng đích?

  1. Nhìn vào hai vạch sơn trắng của đường chạy đua để chạy cho đúmg.
  2. Nghe theo sự chỉ dẫn của huấn luyện viên.
  3. Nghe theo tiếng mẹ gọi ở vạch đích.

5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

  1. Cần cẩn thận, chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi thi đấu.
  2. Cần quyết tâm thi đấu đến cùng.
  3. Cần có bản lĩnh , niềm tin và quyết tâm thực hiện mọi việc mình đã đề ra.

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU:

1. Nhóm từ nào sau đây toàn là từ ghép:

  1. vận động viên, đường chạy, sẵn sàng, cuộc thi, tín hiệu, xuất phát.
  2. vị trí, vòng cua, vận động viên, đường, đua, đường chạy, sợ hãi.
  3. loạng choạng, khu vực, đá dăm, đường đua, cuộc thi, xuất phát.

2. Nhóm nào sau đây toàn từ láy?

  1. đường đua, tiếp tục, khập khiễng, bền bỉ, cuối cùng, lo lắng.
  2. lẩy bẩy, khập khiễng, rạng rỡ, âu yếm, đám đông, khó khăn, đau đớn.
  3. khập khiễng, rạng rỡ, bền bỉ, lo lắng, khó khăn , đau đớn.

3. Xếp các từ láy có trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:

Các vận động viên đã vào đường chạy để sẵn sàng cho cuộc thi. Khi có tín hiệu xuất phát, Giôn đã khởi đầu rất tốt. Đột nhiên một vận động viên khác chạy lấn vào đường đua của Giôn khiến em không nhìn thấy đường chạy và ngã vào khu vực đá dăm bên cạnh đường đua.

Thế nhưng Giôn đã gượng đứng dậy, nheo mắt nhìn đường đua và tiếp tục chạy dù chân trái khập khiễng vì đau. Cậu tiếp tục chạy qua khúc cua một cách bền bỉ. Khi gần bắt kịp vận động viên cuối cùng, Giôn lại bị trượt chân và ngã. Cậu nằm khá lâu.

  1. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu.
  2. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần.

III. TẬP LÀM VĂN:

1. Em hãy ghi lại những sự việc chính trong câu chuyện Hai chiếc huy chương. Chuỗi sự việc chính được gọi là gì?

2. Em hãy kể lại đoạn truyện từ lúc Giôn bước vào cuộc thi đến khi kết thúc bằng lời của cậu bé Giôn.

…………………………………………

Tải để xem tiếp các đề khác

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 35 đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4 Đề thi lớp 4 môn Tiếng Việt của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *