Bạn đang xem bài viết ✅ 20 bài cảm thụ văn học lớp 4 Ôn tập tiếng Việt lớp 4 có đáp án ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

20 bài văn cảm thụ văn học lớp 4 có đáp án kèm theo, với nhiều chủ đề như cây cối, con vật, đồ vật, non sông đất nước… Đây là tài liệu hữu ích giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng viết văn của mình. Mời các em cùng tham khảo nội dung dưới đây:

Cảm thụ văn học lớp 4

Bài 1:

“Việt Nam đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn,

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều .”

(Việt Nam thân yêu – Nguyễn Đình Thi)

Đoạn thơ trên, em cảm nhận được những điều gì về đất nước Việt Nam.

Bài làm:

Tác giả muốn ca ngợi đất nước và con người Việt Nam thân yêu. Bởi lẽ đất nước có những cảnh đẹp độc đáo. Hình ảnh “biển lúa mênh mông” gợi cho ta niềm tự hào về sự giàu đẹp trù phú của đất nước. Hình ảnh “Cánh cò bay lả rập rờn” thật giản dị mà tạo nên bức tranh sinh động về đất nước Việt Nam. Đất nước còn mang niềm tự hào và kiêu hãnh bởi vẻ đẹp hùng vĩ của đỉnh Trường Sơn cao vời vợi, sớm chiều mây bao phủ. Tất cả vẻ đẹp độc đáo và nên thơ của đất nước Việt Nam đã đi vào cảm xúc của tác giả một cách gần gũi mà sâu lắng.

Bài 2:

“Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lóa , vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày”

(Vàm Cỏ Đông – Hoàng Vũ)

Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương như thế nào?

Bài làm:

Bằng biện pháp so sánh, tác giả Hoàng Vũ đã bộc lộ được vẻ đẹp đáng quý của con sông quê hương. Điều đó được thể hiện: Con sông ngày đêm hiền hòa, cần mẫn đưa nước vào đồng ruộng để tưới tắm cho ruộng lúc, vườn cây thêm tốt tươi như người mẹ hiền mang dòng sữa nóng đến cho con thơ:

Tham khảo thêm:   Bài viết kỷ yếu về tuổi học trò hay Mẫu kỷ yếu học sinh hay nhất

“Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây”

Và con sông cũng như lòng người mẹ, luôn chan chứa tình yêu thương, luôn sẵn sàng chia sẻ, lo lắng cho con cho tất cả mọi người:

“Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình yêu thương trang trải đêm ngày”

Vẻ đẹp ấm áp đó càng làm cho ta càng thêm yêu quý con sông quê hương.

Bài 3:

“Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài”

(Cô giáo lớp em – Nguyễn Xuân Sanh)

Em hãy cho biết: Khổ thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em thấy được điều gì đẹp đẽ ở các bạn học sinh?

Bài làm:

Bằng biện pháp nhân hóa, tác giả đã bộc lộ được tinh thần học tập chăm chỉ của các bạn học sinh. Sự ham học của các bạn đã làm cho nắng giống như những đứa trẻ tung tăng đùa vui, chảy nhảy ghé qua cửa lớp để xem các bạn học bài:

“Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài”

Qua đó, tác giả muốn ca ngợi tinh thần hiếu học của các bạn học sinh.

Bài 4:

“Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như trông là thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”

(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)

Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả cây tre? Trong đoạn thơ trên, hình ảnh nào em cho là đẹp nhất? Vì sao?

Bài làm:

Bằng biện pháp nhân hóa, nhà thơ Nguyễn Duy đã bộ lộ được phẩm chất cao đẹp của cây tre Việt Nam. Thông qua đó, tác giả muốn bộ lộ phẩm chất cao quý của con người Việt Nam. Hình ảnh đó gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang, ngay thẳng, kiên cường, bất khuất, trước mọi nguy nan của dân tộc Việt Nam:

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về hiện tượng nghiện Internet của giới trẻ 3 Dàn ý & 18 Nghị luận về mạng xã hội

“Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như trông là thường”

Cao đẹp và tự hào hơn đó là sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn gian khổ trong cuộc sống, biết yêu thương nhường nhịn, che chở đùm bọc cho con của cây tre:

“Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”

Qua đó, tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý, truyền thống đáng tự hào của con người Việt Nam đó là truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc Việt Nam.

Bài 5:

“Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa
Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè”

(Về thăm nhà Bác – Nguyễn Đức Mậu)

Em hãy cho biết: đoạn thơ giỳp ta cảm nhận được điểu gỡ đẹp đẽ, thân thương.

Bài làm:

Đoạn thơ trên, tác giả đã cho ta cảm nhận được cuộc sống giản dị, đơn sơ của Bác thuở thiếu thời. Đó là một cuộc sống bình dị như cuộc sống của bao ngôi nhà ở làng quê Bác:

“Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa
Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè”

Qua đó, nhà thơ muốn bộc lộ đức tính giản dị của Bác từ thuở thiếu thời. Sống trong ngôi nhà đó, Bác được lớn lên trong tình yêu thương thân thiết của gia đình, của bà con quê Bác.

Bài 6:

Trong bài thơ Con cò , nhà thơ Chế Lan Viên có viết:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

Hai câu thơ trên đã giúp em cảm nhận được những gì về lòng mẹ.

Tham khảo thêm:  

Bài làm

Bằng hai câu thơ mộc mạc, chân thành và giản dị, tác giả giúp em cảm nhận được tình mẹ thật bao la và rộng lớn không có gì sánh được. Dù con đã khôn lớn trưởng thành, dù con đã “đi hết đời” nhưng tình thương của mẹ đối với con vẫn còn sống mãi với thời gian. Mẹ “vẫn theo con” để quan tâm lo lắng, che chở cho con, tiếp thêm sức mạnh cho con để con đương đầu với cuốc sống. Có thể nói mẹ là tất cả của con.

Bài 7:

“Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.”

(Quê hương – Đỗ Trung Quân)

Hãy ghi lại vài dòng cảm nhận của tác giả về quê hương qua đoạn thơ trên.

Bài làm:

Vì yêu quê hương tha thiết- nơi chôn rau cắt rốn của mình nên tác giả đã kết nên những vần thơ giàu nhạc điệu, giàu chất trữ tình:

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng

Quả thật, những hình ảnh rất gần gũi và rất thân thương đã gắn bó và in đậm trong tâm hồn của tác giả tuổi ấu thơ trên quê hương. Đó là hình ảnh “cánh diều biếc” thả trên đồng. Đó là hình ảnh “Con đò nhỏ” khua nước trên sông với âm thanh nhẹ nhàng, êm đềm mà sâu lắng. Có thể nói những sự vật gần gũi và thân quen trên quê hương đã trở thành những kỉ niệm khó quên trong kí ức tuổi thơ của tác giả. Qua đó ta cảm được tình cảm của tác giả đối với quê hương vô cùng sâu nặng.

Tải file PDF hoặc Word để tham khảo nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 20 bài cảm thụ văn học lớp 4 Ôn tập tiếng Việt lớp 4 có đáp án của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *