Bạn đang xem bài viết 2 cách làm đậu hũ (đậu phụ) tại nhà không cần giấm, thạch cao tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Bạn muốn ăn đậu hũ nhưng sợ đồ bán ngoài hàng quán có sử dụng thạch cao không tốt cho sức khoẻ? Vậy hãy làm đậu phụ tại nhà theo 2 công thức dưới đây, đảm bảo an toàn 100% với 2 nguyên liệu là đậu nành và đậu gà nhé.

Cách làm đậu phụ bằng đậu nành

Chuẩn bị
10 phút
Chế biến
60 phút
Dành cho
2 – 3 người

Nguyên liệu chính để làm đậu hũ là đậu nành, không chứa cholesterol và nhiều các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm,… giúp giảm loãng xương, phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 và một số bệnh khác khá tốt.

Nguyên liệu

  • 500g đậu nành khô
  • Chanh
  • Muối
  • Dụng cụ: Máy xay sinh tố,  2 cái rổ

Cách chọn hạt đậu nành ngon
– Nên chọn đậu nành hạt mẩy, sàng bỏ hạt nhỏ, sâu mọt, tạp chất. Nên dùng loại đậu mới thu hoạch hoặc chỉ cách 3-4 tháng thì tốt hơn.
– Hạt đậu nành phải có màu trắng ngà, đều màu,vỏ hạt đậu không có xuất hiện vết nứt hoặc đã nảy mầm

Cách thực hiện

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế đậu nành

Đậu nành: vo sạch bụi bẩn và ngâm nước lạnh trong vòng 8-10 tiếng, sau đó đãi sạch vỏ.

Chanh: Vắt lấy nước cốt

Chanh: Vắt lấy nước cốt. Cho 1 muỗng cà phê muối vào 350ml nước lọc, sau đó cho 3 muỗng canh nước cốt chanh đã vắt vào hỗn hợp. Nếu chanh của bạn ít chua thì cho nhiều nước cốt chanh hơn, đến khi đậm vị chua.

Tham khảo thêm:   Cách làm bánh bông lan bằng nồi cơm điện chỉ với 6 bước thực hiện

Lưu ý: Nếu hỗn hợp chanh không đủ chua, đậu phụ sẽ không thể kết tủa đâu nè.

Bước 2 Xay đậu nành

Xay đậu nành

Cho một ít đậu nành và nước vào máy xay sinh tố và xay hỗn hợp, xay đến khi đậu nành nhuyễn mịn thì châm thêm nước và đậu nành vào xay tiếp, cứ như vậy đến khi hết đậu nành thì thôi.

Lưu ý: Không cho quá nhiều nước ở lần xay đầu tiên vì chúng ta còn xay lại đậu nành 2-3 lần nữa.

Vắt đậu nành

Tiếp theo, dùng một miếng khăn vải mùng để lọc xác đậu nành. Sau đó, tiếp tục xay lại đậu nành thêm 2-3 lần nữa cho đến khi hết 7 lít nước. Xay nhiều lần như vậy chúng ta mới lấy được hết nước cốt đậu nành bạn nhé!

hớt bỏ bớt bọt trong sữa đậu nành sống

Sau đó hớt bỏ bớt bọt trong sữa đậu nành sống nhé!

Bước 3 Nấu chín sữa đậu nành

Nấu chín sữa đậu nành

Bắt sữa đậu nành sống lên bếp, đun trên lửa lớn. Bạn nhớ khuấy đều để đáy nồi không bị cháy nha. Đến khi sữa đậu nành sôi bùng lên, hạ nhiệt độ xuống mức nhỏ vừa, và tiếp tục nấu trong 10 phút nữa, liên tục hớt bọt thật kỹ nha các bạn.

Lưu ý: Nhớ nấu sữa đậu nành chín kỹ bạn nhé để đậu hũ ngon và mịn hơn. Sữa đậu nành sống dùng không ngon và rất dễ bị hư.

Bước 4 Kết tủa sữa đậu nành để thành đậu phụ

Kết tủa sữa đậu nành để thành đậu hũ

Khi sữa đậu nành đã chín, bạn hạ lửa riu riu, cho từ từ 3 vá hỗn hợp nước cốt muối chanh vào sữa đậu nành, khuấy đều và đậy nắp. Sau mỗi 2 phút đậy nắp, bạn cho thêm nước chanh muối vào nồi, cho đến khi đậu nành kết tủa lại và nước trong lại là được.

Tham khảo thêm:   22 địa điểm du lịch Long An nổi tiếng mà bạn nhất định phải đến

Bước 5 Lấy đậu phụ ra khỏi nồi

Lấy đậu hũ ra khỏi nồi

Chuẩn bị 2 cái rổ để tạo hình cho đậu hũ.

Bạn kê một cái rổ lên một cái thau, lót một tấm vải mùng vào bên trong rổ rồi sau đó đổ đậu phụ vào. Tiếp theo bạn dùng cái rổ thứ 2 ép lên phần đậu phụ, đồng thời đặt vật nặng lên đó để tạo lực nén.

Đậu hũ ép trong khoảng 8 phút

Đậu phụ ép trong khoảng 8 phút thì bạn lấy nước đổ từ từ lên phần đậu phụ để làm nguội. Sau đó, chỉ lần lấy đậu phụ ra khỏi khuôn là xong rồi.

Bước 6 Thành phẩm

Cách làm đậu hũ

Đậu phụ làm theo công thức trên rất là mềm mịn luôn. Bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như chiên, kho, hay chấm tương ăn luôn đều được đó.

Cách làm đậu phụ bằng đậu gà

Chuẩn bị
10 phút
Chế biến
60 phút
Dành cho
2 – 3 người

Đậu gà hay đậu Garbanzo (tiếng anh là Chickpea) là giống cây thuộc họ đậu và được xem là thực phẩm chủ yếu của Ấn Độ và Trung Đông. Theo chuyên trang y tế và sức khỏe Medplus, đậu gà “chứa nhiều thành phần dưỡng chất như: vitamin K, Folate, Photpho, Kẽm, Đồng, Mangan, Choline và Selen.

Bên cạnh việc là một nguồn Protein và chất xơ thuần chay tuyệt vời và không có gluten, chúng còn chứa hàm lượng Sắt, vitamin B6 và Magie đặc biệt”. Đậu gà giúp cải thiện sức khỏe xương, tim mạch, tốt cho bệnh tiểu đường, giảm cholesterol xấu,… Do đó, lựa chọn đậu gà để làm đậu phụ là điều không cần quan ngại nè. Hãy bắt tay vào làm ngay thôi nào.

Tham khảo thêm:   Cách làm miến trộn cay Hàn Quốc Japchea chuẩn vị thơm ngon

Nguyên liệu

  • 200g đậu gà
  • Dụng cụ: Cái rây, máy xay sinh tố, vải lọc sữa (nếu không thì thay bằng khăn cotton), khuôn inox.

Cách thực hiện

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, bạn đem 200g đậu gà ngâm trong nước qua đêm (tầm 8 – 12 tiếng). Sau đó, bạn lọc hỗn hợp qua rây, bỏ phần nước và lấy phần đậu cho vào máy xay sinh tố cùng 500ml nước.

Xay đến khi được hỗn hợp nhuyễn mịn thì bạn đổ vào túi lọc cùng 100ml nước, vắt lấy nước và bỏ bã.

Bước 2 Làm đậu phụ

Làm đậu phụ từ đậu gà

Bạn hãy bắc nồi lên bếp, cho phần nước đậu gà đun với lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy đều đến khi hỗn hợp sôi và sánh đặc lại. Sau đó, bạn rót hỗn hợp vào khuôn, để nguội đến khi đông cứng lại (khoảng 1 tiếng) là dùng được.

Bước 3 Thành phẩm

Đậu hũ từ đậu gà

Đậu phụ được làm từ đậu gà vô cùng mềm mịn luôn, dùng muỗng gõ nhẹ vào cứ thấy “núng na núng nính” đấy. Khi ăn thì cảm giác mềm mại như tan ngay miệng, thơm mùi đậu gà đặc trưng. Ta có thể ăn kèm với nước đường hoặc đem chiên xù rất ngon luôn.

Vậy là chúng ta đã có ngay món đậu phụ vừa mềm mịn lại bổ dưỡng cho cả gia đình. Chúc bạn thực hiện thành công với 2 công thức cách làm đậu hũ này nhé!

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết 2 cách làm đậu hũ (đậu phụ) tại nhà không cần giấm, thạch cao tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *