Bạn đang xem bài viết 12 cách chữa tê bì chân tay tại nhà đơn giản, hiệu quả tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Triệu chứng tê bì chân tay biểu hiện qua cảm giác châm chích gây khó chịu trên các bộ phận của chân và tay. Hiện nay, tê bì chân tay có thể được chữa trị tại nhà chỉ bằng vài mẹo đơn giản. Hãy cùng Wikihoc.com tham khảo 12 cách chữa tê bì chân tay tại nhà đơn giản và hiệu quả nhé!

Dưới đây là các mẹo chữa tê bì chân tay tại nhà, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi thực hiện.

Theo đội ngũ y bác sĩ thuộc phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường, bạn có thể chữa tê bì chân tay tại nhà bằng các phương pháp sau đây.

Chườm nóng vùng tay chân bị tê bì

Hơi nóng từ các túi nóng sẽ giúp giãn mạch máu, lưu thông khí huyết và giúp các dây thần kinh tại vùng tay, chân hoạt động bình thường trở lại. Bạn có thể thực hiện một trong các mẹo sau:

  • Dùng một chiếc khăn mỏng nhúng vào thau nước nóng, vắt ráo nước và trực tiếp chườm vào vị trí bị tê.
  • Đổ đầy nước nóng vào một cái chai hoặc một cái túi và lăn lên vùng chân tay tê bì.
  • Rang nóng muối ăn và bỏ vào một túi vải sạch, sau đó chườm lên tay chân để giảm triệu chứng tê.

Để các mẹo trên hiệu quả hơn, bạn nên thực hiện từ 2 – 3 lần một tuần và mỗi lần từ 10 – 15 phút có kết hợp với massage nhẹ nhàng để giảm tê bì nhanh chóng.

Chườm khăn nóng lên các vị trí bị tê bìChườm khăn nóng lên các vị trí bị tê bì

Tham khảo thêm: Hay bị tê bì chân tay và chuột rút: Nguyên nhân, cách khắc phục

Ngâm nước ấm pha với muối

Để giảm tình trạng tê bì tay chân, bạn cần phải làm cho mạch máu được lưu thông tốt hơn, đồng thời giữ ấm cơ thể để duy trì chức năng hoạt động của dây thần kinh. Do đó, việc ngâm nước muối sẽ giúp làm ấm vùng chân tay, điều hòa khí huyết và giúp ngủ ngon hơn. Bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

Bước 1 Hòa tan 1/2 cốc muối vào chậu nước ấm khoảng 45 độ C.

Bước 2 Ngâm tay và chân vào chậu nước ấm trong vòng 10 phút. Nên ngâm đều đặn 1 lần mỗi ngày để mang lại hiệu quả nhanh hơn.

Tham khảo thêm:   Cách làm khâu nhục, đặc sản miền núi Lạng Sơn

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và những người có tiền sử về bệnh thận và tiểu đường không nên sử dụng phương pháp này.

Ngâm chân với nước ấm pha muốiNgâm chân với nước ấm pha muối

Dùng lá lốt để giảm tê bì chân tay

Lá lốt được biết đến là thần dược trong việc tăng cường lưu thông máu, giảm đau, kháng viêm và đặc trị các bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp, tê bì chân tay,… Có 2 phương pháp để điều trị bằng lá lốt như sau:

Uống nước chưng cất từ lá lốt:

Bước 1 Chuẩn bị 20 lá lốt tươi được rửa sạch, để ráo và thái nhỏ hoặc bạn cũng có thể dùng 10g lá lốt khô.

Bước 2 Bắc một cái nồi lên bếp và cho 2 bát nước cùng với 20 lá lốt tươi đã được thái nhỏ hoặc 10g lá lốt khô vào nồi.

Bước 3 Sắc đến khi nước trong nồi còn 1/2 bát thì tắt bếp và chắt lấy nước uống. Uống đều đặn trong vòng 10 ngày.

Ngâm nước lá lốt:

Bước 1 Chuẩn bị một nồi chứa 2 lít nước có pha một ít muối ăn.

Bước 2 Cho 20g lá lốt vào nồi nước và nấu trong vòng 10 phút.

Bước 3 Đổ nước lá lốt đã nấu ra chậu nhỏ và để ở nhiệt độ 45 độ C thì bắt đầu ngâm chân và tay. Nên ngâm vào buổi tối trước khi ngủ mỗi ngày để cải thiện chứng tê bì tay chân.

Uống nước chưng cất từ lá lốtUống nước chưng cất từ lá lốt

Mẹo dùng nghệ để chữa tê bì tay chân

Hàm lượng curcumin trong nghệ sẽ giúp thúc đẩy lưu thông máu để nuôi dưỡng cơ thể, giúp giảm đau, kháng viêm và bảo vệ tế bào thần kinh hiệu quả. Cách dùng nghệ giảm tê bì chân tay tại nhà được làm như sau:

Pha bột nghệ với sữa và mật ong để uống:

Bước 1 Bắc một nồi lên bếp và cho vào nồi 1 thìa bột nghệ cùng với 200ml sữa tươi.

Bước 2 Khi hỗn hợp vừa nóng lên thì cho thêm 1 thìa mật ong nguyên chất vào và khuấy đều.

Bước 3 Đun đến khi tất cả nguyên liệu hòa quyện vào nhau thì tắt bếp và để nguội để uống trước khi đi ngủ 1 tiếng.

Massage với hỗn hợp rượu nghệ:

Bước 1 Giã nhuyễn nghệ tươi và ngâm cùng với rượu trắng từ 3 đến 4 ngày

Bước 2 Lấy một ít rượu nghệ đã pha và thoa lên vùng chân tay bị tê bì, sau đó massage nhẹ nhàng trong vòng 5 phút.

Pha bột nghệ với sữa và mật ong để uốngPha bột nghệ với sữa và mật ong để uống

Dùng ngải cứu

Ngải cứu được xem là phương thuốc dân gian dùng để kích thích lưu thông khí huyết, giúp giãn nở các mao mạch, giữ ấm cơ thể hiệu quả và ngăn ngừa chứng tê bì chân tay. Có 2 cách sử dụng ngải cứu tại nhà như sau:

Đắp lá ngải cứu:

Bước 1 Bắc một nồi chứa 1 lít nước pha với 2 muỗng muối hạt và đun sôi

Bước 2 Sau khi sôi thì nhanh chóng tắt bếp và cho lá ngải cứu vào nồi đợi đến khi lá mềm ra.

Tham khảo thêm:  

Bước 3 Vớt lá ngải cứu ra và đợi cho nguội, sau đó đắp lên vùng chân tay bị tê bì từ 10 – 15 phút, làm đều đặn 1 – 2 lần mỗi ngày.

Chườm lá ngải cứu rang muối:

Bước 1 Bắc chảo lên bếp và cho lá ngải cứu cùng với một ít muối hột vào chảo.

Bước 2 Rang đều lá ngải cứu với muối hột trong vòng 2 – 3 phút và cho vào túi vải mỏng.

Bước 3 Chườm túi vải mỏng chứa lá ngải cứu rang muối lên vùng chân tay bị tê bì trong vòng 10 phút.

Rang đều lá ngải cứu với muối hột trong vòng 2 - 3 phútRang đều lá ngải cứu với muối hột trong vòng 2 – 3 phút

Dùng bột quế

Các loại khoáng chất có trong bột quế như kali, mangan và vitamin B giúp hỗ trợ hoạt động của dây thần kinh, thúc đẩy lưu thông máu hiệu quả. 2 cách dùng bột quế như sau:

  • Pha 2 – 4g bột quế với nửa cốc nước ấm và uống trước khi đi ngủ 1 tiếng.
  • Bạn cũng có thể trộn 1 thìa bột quế cùng với 1 thìa mật ong nguyên chất và uống trực tiếp. Dùng vào mỗi buổi sáng sẽ giúp hạn chế chứng tê bì chân tay rất tốt.

Pha 2 - 4g bột quế với nửa cốc nước ấm và uốngPha 2 – 4g bột quế với nửa cốc nước ấm và uống

Dùng cây trinh nữ

Dân gian thường gọi cây trinh nữ là cây xấu hổ, tuy nhìn bề ngoài e thẹn nhưng công dụng chữa bệnh của loại cây này rất đáng kể. Cây trinh nữ giúp hỗ trợ thư giãn hệ thần kinh, an thần, ngủ ngon và giảm thoái hóa khớp, tê bì chân tay rất tốt. Bạn có thể tham khảo cách dùng cây trinh nữ như sau:

Sắc rễ cây trinh nữ lấy nước uống:

Bước 1 Rửa sạch 20 – 30g rễ cây trinh nữ và để ráo.

Bước 2 Ngâm rễ cây trinh nữ với rượu trắng trong vòng 20 phút.

Bước 3 Lấy rễ cây đã được ngâm rượu ra và đem sắc với 400ml nước ở lửa nhỏ.

Bước 4 Khi nước cạn còn 100ml thì tắt bếp và chắt lấy nước uống, uống 2 lần mỗi ngày.

Sắc rễ cây trinh nữ cùng nhiều dược liệu khác nhau:

Bước 1 Chuẩn bị 20g rễ cây trinh nữ, 20g rễ cây bưởi bung, 20g rễ cây cúc tần, 10g rễ cây đinh lăng và 10g rễ cây cườm thảo đỏ.

Bước 2 Bắc nồi chứa 400ml nước lên bếp và cho tất cả nguyên liệu vào đun với lửa nhỏ đến khi còn 100ml nước trong nồi.

Bước 3 Chắt nước ra uống, dùng đều đặn 1 thang mỗi ngày.

Sắc rễ cây trinh nữ lấy nước uốngSắc rễ cây trinh nữ lấy nước uống

Xoa bóp bấm huyệt

Trong y học cổ truyền, xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp được sử dụng nhiều nhất với tác dụng đả thông kinh mạch, cải thiện tuần hoàn máu, cân bằng khí huyết trên cơ thể. Đối với tê bì chân tay, việc xoa bóp sẽ giúp giãn các dây thần kinh, giảm co cứng cơ và cải thiện chức năng hoạt động.

Tham khảo thêm:   Toán lớp 4 Bài 95: Ôn tập về một số yếu tố thống kê và xác suất Giải Toán lớp 4 Cánh diều tập 2 trang 96, 97, 98

Bạn có thể tham khảo 2 cách xoa bóp và bấm huyệt như sau:

Massage, xoa bóp vùng tay chân bị tê bì:

Bước 1Chà xát hai lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân bị tê bì với nhau sao cho có cảm giác nóng ấm tại vị trí chà xát.

Bước 2Nhẹ nhàng xoay, vuốt ve từng ngón chân và ngón tay để thư giãn các dây thần kinh. Bạn có thể dùng thêm dầu nóng xoa bóp từ trên xuống dưới và dưới lên trên trong vòng 5 – 10 phút.

Bấm huyệt:

Bước 1 Chuẩn bị vị trí các huyệt đạo cần bấm gồm huyệt dương trì, huyệt nội quan, huyệt khúc trì, huyệt bát tà, huyệt ngoại quan và huyệt hợp cốc.

Bước 2 Dùng đầu ngón tay cái ấn và day nhẹ vào vị trí các huyệt được nêu đến khi cảm thấy cơn đau lan ra là được.

Trước khi bấm huyệt, bạn cần phải có kiến thức chuyên môn và nắm vững được các huyệt đạo trên cơ thể.

Massage, xoa bóp bấm huyệt vùng tay chân bị tê bìMassage, xoa bóp bấm huyệt vùng tay chân bị tê bì

Tham khảo: Tổng hợp các cách bấm huyệt chữa tê bì chân tay hiệu quả, đơn giản

Tắm nước ấm

Hằng ngày, người bị tê bì tay chân có thể tắm nước ấm từ 1 đến 2 lần sẽ giúp cho mạch máu lưu thông tốt hơn, các cơ đau do co thắt cơ, dây thần kinh sẽ giảm rõ rệt.

Tắm nước ấmTắm nước ấm

Tập luyện thể dục thể thao

Đây là phương pháp dễ dàng và an toàn nhất dành cho bạn. Mỗi ngày, người bệnh chỉ cần dành ra từ 10 – 20 phút để tham gia các hoạt động rèn luyện sức khỏe như đi bộ, đạp xe, chạy nhanh, yoga hoặc đánh tennis, bơi lội,… sẽ giúp tăng cường chức năng của hệ thần kinh và xương khớp rất hiệu quả.

Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày từ 10 - 20 phútTập luyện thể dục thể thao mỗi ngày từ 10 – 20 phút

Tham khảo: Tổng hợp các bài tập hỗ trợ chữa tê bì chân tay hiệu quả nhất

Chế độ ăn uống khoa học và hợp lý

Để đảm bảo cho việc chữa tê bì chân tay tại nhà phát huy tác dụng, bạn cần bổ sung các loại thực phẩm khác nhau chủ yếu là các thực phẩm giàu magie, vitamin B như rau xanh, chuối, đậu nành, đậu phộng, cá béo, sữa chua, chocolate đen,…

Chế độ ăn uống khoa học và hợp lýChế độ ăn uống khoa học và hợp lý

Giữ ấm cơ thể mỗi khi thời tiết trở lạnh

Khi trời trở lạnh, các cơ, dây thần kinh có thể bị co lại khiến cho quá trình tuần hoàn máu trở nên khó khăn hơn dẫn đến cơ thể dễ bị mệt mỏi, suy nhược,… Do đó, người bệnh nên chuẩn bị áo ấm, vớ, mũ thật kỹ càng để giảm tình trạng tê bì chân tay.

Giữ ấm cơ thể mỗi khi thời tiết trở lạnhGiữ ấm cơ thể mỗi khi thời tiết trở lạnh

Trên đây là chia sẻ của Wikihoc.com về 12 cách chữa tê bì chân tay tại nhà. Hy vọng bạn sẽ lưu ý và thực hiện đúng để có thể hạn chế tình trạng tê bì chân tay nhé!

Nguồn: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

Mua sữa bột cho người loãng xương tại Wikihoc.com để bổ sung chất dinh dưỡng nhé:

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết 12 cách chữa tê bì chân tay tại nhà đơn giản, hiệu quả tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *