Bạn đang xem bài viết Bà bầu ăn măng được không? Lưu ý khi cho bà bầu ăn măng tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Măng là nguyên liệu rất quen thuộc với những bữa cơm của gia đình Việt và có thể chế biến được thành nhiều món ăn ngon. Vì thế măng được rất nhiều mẹ bầu ưa thích.
‘Bà bầu ăn măng được không’ và ‘bà bầu ăn măng cần lưu ý gì’ là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm. Cùng Wikihoc.com giải đáp câu hỏi này ngay nhé.
Bà bầu ăn măng được không?
Theo nghiên cứu từ tạp chí earthmamadoulas, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn được măng khi đang trong thai kỳ vì măng chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và bé.
Cả măng tươi và măng khô đều có những giá trị dinh dưỡng nhất định cho bà bầu, vì thế bạn có thể sử dụng cả hai loại măng này để chế biến thành các món ăn hằng ngày.
Lưu ý: Bởi vì hoạt chất glucozit trong măng có thể gây ngộ độc nếu sử dụng liên tục với liều lượng lớn. Vì thế, bà bầu không nên ăn măng quá 2 lần/tháng và mỗi lần chỉ ăn tối đa 200gr.
Giá trị dinh dưỡng của măng?
Măng là nguồn thực phẩm chứa rất nhiều vitamin B6, vitamin C và các chất cần thiết cho phụ nữ mang thai như: niacin, thiamin. Theo nghiên cứu từ tạp chí onlyfoods, trong 100g măng có chứa:
-
Carbs: 5.2g
-
Protein: 2.6g
-
Thiamin: 0.15mg (13% theo khẩu phần ăn định lượng hằng ngày)
-
Niacin: 0.6mg (4% theo khẩu phần ăn định lượng hằng ngày)
-
Vitamin B6: 0.24mg (18% theo khẩu phần ăn định lượng hằng ngày)
-
Vitamin C: 4mg (5% theo khẩu phần ăn định lượng hằng ngày)
Ngoài ra, măng cũng chứa nhiều chất khác kẽm, sắt, canxi, magie,… rất tốt cho mẹ bầu.
Mẹ bầu ăn măng có lợi ích gì?
Theo nghiên cứu từ tạp chí onlyfoods, măng lại nhiều nhiều lợi ích cho mẹ bầu như:
Tốt cho hệ tiêu hóa
Các loại vitamin và khoáng chất trong măng giúp hỗ trợ vấn đề tiêu hóa và phòng ngừa táo bón cho mẹ bầu.
Kiểm soát cân nặng
Măng chứa nhiều chất xơ, chứa rất ít calo và chất béo nên sẽ tạo cảm giác no lâu khi ăn. Giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Lượng chất xơ có trong măng giúp hạn chế sản sinh cholesterol xấu, từ đó giúp làm giảm các vấn đề tim mạch ở bà bầu.
Phòng ngừa ung thư
Măng là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Các chất chống oxy hóa góp phần ngăn cản sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể và ngăn ngừa ung thư.
Lưu ý khi cho bà bầu ăn măng
Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ bầu, tuy nhiên, trong măng có chứa hoạt chất glucozit và có thể được chuyển hóa thành axit xyanhydric khi vào cơ thể gây nên ngộ độc với một số triệu chứng như buồn nôn, chướng bụng, khó tiêu,…
Vì thế để đảm bảo an toàn và tránh xảy ra tình trạng ngộ độc, mẹ bầu cần lưu ý:
Không ăn măng tươi
Hoạt chất glucozit trong măng tươi có thể được giảm từ 32 – 38mg còn 2.7mg khi mang đi nấu chín. Hoạt chất glucozit có thể gây nên tình trạng ngộ độc, vì thế mẹ bầu không được ăn măng tươi và phải mang đi chế biến kỹ để đảm bảo an toàn
Tránh ăn măng trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ
3 tháng đầu tiên là thời gian để mẹ bầu thích nghi với các sự thay đổi bên trong cơ thể. Hoạt chất glucozit trong măng có thể làm giảm quá trình chuyển đổi sắt. Vì thế để giúp cơ thể thích nghi tốt hơn thì mẹ bầu không nên ăn măng trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Sơ chế măng đúng cách
Đối với măng tươi
-
Măng tươi mua về, cắt bỏ hết lớp vỏ bên ngoài, cắt măng thành những lát mỏng và ngâm măng trong nước qua đêm.
-
Đổ phần nước đã ngâm, rửa sạch măng rồi luộc chín. Trong khi luộc lưu ý không đậy nắp vung.
-
Sau khi luộc, tiếp tục ngâm và rửa sạch măng trước khi chế biến thành món ăn.
Đối với măng khô
-
Ngâm măng trong nước muối tối thiểu 6 giờ.
-
Rửa măng thật sạch, luộc chín và tiếp tục rửa đến khi nước ngâm măng không còn màu đục.
Bạn có thể tham khảo thêm cách sơ chế măng tươi không bị đắng và cách xử lý măng khô để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu.
Không mua măng đã được sơ chế sẵn
Trong các loại măng sơ chế sẵn có thể chứa thêm nhiều chất bảo quản, chất độc hại không tốt cho mẹ bầu. Vì thế bạn nên mua măng tươi và sơ chế đúng cách để đảm bảo an toàn.
Lưu ý: Trong măng có chứa axit oxalic, khi axit oxalic kết hợp với canxi trong cơ thể sẽ khiến tình trạng sỏi thận nghiêm trọng hơn. Vì thế, với mẹ bầu bị sỏi thận, sỏi mật nên tránh ăn măng trong suốt thai kỳ.
Khi đã hiểu rõ dinh dưỡng và lợi ích của măng, mẹ bầu nên cân bằng dinh dưỡng để đảm bảo cung cấp đủ chất cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé nhé!
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bà bầu ăn măng được không? Lưu ý khi cho bà bầu ăn măng tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.