Bạn đang xem bài viết Móng chân bị đen là bệnh gì? Cách trị móng chân bị đen tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Dấu hiệu móng chân bị đen có thể do bị chấn thương hay cơ thể có vấn đề về sức khỏe, nên đưa ra thông điệp báo hiệu cho chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin liên quan móng chân bị đen bất thường qua bài viết sau của Wikihoc.com.

Móng chân bị đen là bệnh gì?

  • Do bị chấn thương: Một số chấn thương như va chạm mạnh ở móng chân cũng gây ra hiện tượng móng chân bị đen, khiến các mạch máu dưới móng chân bị vỡ và tích tụ.
  • Nhiễm nấm: Đây là trường hợp hay xảy ra, móng chân là nơi chúng ta ít để ý nhất, nhưng môi trường tại đây lại dễ cho nhiều loại nấm sinh sôi, khiến móng bị đen và bốc mùi, gây đổi màu móng.
  • Ung thư hắc tố da (melanoma): Đây là trường hợp nguy hiểm nhất, ung thư hắc tố da thường xuất hiện ban đầu với điểm sẫm màu dưới móng chân, rồi làm thay đổi màu một cách chậm chạp mà không đau đớn, nếu có dấu hiệu trên nên đi khám ngay.

Móng chân bị đen có thể do nhiễm nấm, chấn thương hoặc nguy hiểm hơn là ung thưMóng chân bị đen có thể do nhiễm nấm, chấn thương hoặc nguy hiểm hơn là ung thư

Tham khảo thêm:   KHTN 8 Bài 39: Quần thể sinh vật Giải KHTN 8 Cánh diều trang 182, 183, 184, 185

Cách trị móng chân bị đen

Xử lý máu bầm dưới móng chân

Bạn có thể xử lý máu bầm dưới móng chân bằng chườm lạnh, chườm nóng hay lăn trứng gà, cụ thể:

  • Chườm lạnh: Dùng túi đá lạnh để làm giảm đau và tan máu bầm dưới móng chân nhanh chóng.
  • Chườm nóng: Bên cạnh đó thì bạn cũng có thể dùng khăn nóng đắp lên phần móng sau khi chườm lạnh.
  • Lăn trứng gà: Bạn có thể dùng trứng gà luộc lăn đều lên phần móng chân, từ từ vết đen trong móng chân sẽ biến mất nhanh chóng.

Xử lý máu bầm dưới móng chân bằng chườm lạnh, chườm nóng hay lăn trứng gàXử lý máu bầm dưới móng chân bằng chườm lạnh, chườm nóng hay lăn trứng gà

Lựa chọn giày thể thao phù hợp

Bạn là người chạy bộ, tập thể thao thường xuyên thì đôi giày thể thao của bạn cũng dễ làm móng chân bị đen do khi chạy lâu, bàn chân sẽ có xu hướng nở ra, gây cọ xát mạnh, bó chật, tụ máu dưới móng.

Vì vậy, bạn nên chọn cỡ giày lớn hơn chân một size để tránh tình trạng gò bó ở chân diễn ra gây đen móng.

Lựa chọn giày thể thao phù hợpLựa chọn giày thể thao phù hợp

Bổ sung thực phẩm tăng tiểu cầu

Móng bị đen do chấn thương sẽ dẫn đến tụ máu bầm, khi đó ở vùng bị thương sẽ bị giảm tiểu cầu gây tình trạng bầm tím, vì thế để làm tan đi phần máu bầm dưới móng thì bạn nên bổ sung các thực phẩm tăng tiểu cầu chứa nhiều chất sắt, vitamin C, vitamin K,...để gia tăng lượng tiểu cầu trong cơ thể như hàu, ngũ cốc, đậu lăng, hạt bí, trái cây, rau xanh,…

Tham khảo thêm:  

Bổ sung các thực phẩm tăng tiểu cầu chứa nhiều chất sắt, vitamin C, vitamin KBổ sung các thực phẩm tăng tiểu cầu chứa nhiều chất sắt, vitamin C, vitamin K

Dùng thuốc điều trị

Cách cuối cùng chính là dùng thuốc điều trị. Ở trường hợp móng bị bầm do chấn thương thì dùng các thuốc giảm đau như ibuprofen (Motrin), naproxen (Aleve), hoặc acetaminophen (Tylenol).

Dùng thuốc điều trịDùng thuốc điều trị

Nếu bị nhiễm nấm thì cũng có thể dùng thuốc bôi ở mức độ nhẹ, nếu bệnh nặng thì dùng thuốc kháng nấm theo kê đơn của bác sĩ hay liệu pháp laser.

Tuy nhiên tốt nhất bạn vẫn nên đi khám, xét nghiệm để xem tình trạng móng chân bị đen có phải do bị ung thư hắc sắc tố dưới da hay không để điều trị kịp thời.

Bên trên là nguyên nhân và những cách điều trị khi móng của chúng ta bị đen bất thường. Mong rằng qua bài viết của Wikihoc.com các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích và thú vị.

Nguồn: Trang hệ thống y tế Thu Cúc, Báo VnExpress

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Móng chân bị đen là bệnh gì? Cách trị móng chân bị đen tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *