Bạn đang xem bài viết Tìm hiểu về bông so đũa, cây so đũa – từ món ăn ngon đến bài thuốc quý tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Bông so đũa được biết đến là một nguyên liệu quen thuộc trong những bữa cơm gia đình Việt. Thế nhưng bạn đã biết được những thông tin xoay quanh về bông so đũa chưa? Nếu vẫn chưa có nhiều thông tin về bông so đũa, cây so đũa thì hôm nay hãy cùng Wikihoc.com tìm hiểu về

Cây so đũa, bông so đũa là gì?

Cây so đũa được biết đến là cây thuộc họ đậu và có tên khoa học là Sesbania grandiflora (L.) Poir. Và đây là loài cây có nguồn gốc ở Ấn Độ, Malaysia và phân bố ở các nước nhiệt đới. Còn ở Việt Nam, so đũa được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung và miền Nam.

Cây so đũa là cây bụi lớn, nhiều cành, có chiều cao trung bình từ 6 – 10m và sống kéo dài từ 5 đến 10 năm. Về thân của so đũa thì có lớp vỏ dày, sần sùi và tiết ra mủ đỏ, còn phần rễ thuộc dạng rễ cọc, có nhiều rễ phụ ăn cạn.

Cây so đũa, bông so đũa là gì?Cây so đũa, bông so đũa là gì?

Lá của so đũa có thuộc dạng lá kép lông chim, mọc so le với 20 – 25 đôi lá chét có hình bầu dục, màu xanh đậm.

Còn phần quả của so đũa thuộc dạng quả nang tự khai, quả dài từ 30 – 50cm và thót lại ở hai đầu. Hạt so đũa hình thận, có màu vàng đậm đến nâu. Về bông so đũa thì có kích thước lớn, mọc thành chùm với 3 – 5 bông thõng xuống ở nách lá, dạng hoa môi dài từ 7 – 8cm. Hoa so đũa có hai loại chính là hoa so đũa trắng và hoa so đũa đỏ.

Tham khảo thêm:   Bài tập Toán lớp 6: Thứ tự thực hiện các phép tính Tài liệu ôn tập môn Toán lớp 6

Thành phần dinh dưỡng trong bông so đũa

Thành phần dinh dưỡng trong bông so đũaThành phần dinh dưỡng trong bông so đũa

Theo Tiến Sĩ Trần Công Khánh thì bông so đũa có những thành phần dinh dưỡng sau: 14.5g protein, 345 calo, 3.6g chất béo, 10.9g chất xơ, 291mg natri, 1400mg kali, 14.54mg niacin, 474mg vitamin C, 5.4mg sắt, 0.91mg thiamine, 0.72mg riboflavin.

Công dụng của cây so đũa

Theo dược sĩ Lê Kim Phụng công tác tại Trường ĐH Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết cây so đũa có những công dụng sau đây:

Lá so đũa: Lá cây so đũa có chứa vitamin A, photpho nên có tác dụng trong việc thanh nhiệt, sát khuẩn. Đồng thời, bạn chỉ cần giã nát lá so đũa đắp lên chỗ bong gân, sưng tấy 1 lần/lần trong vòng 3 ngày thì có thể giảm ngay những tình trạng trên.

Hoa so đũa: Hoa so đũa chứa protein, vitamin B1 giúp giảm nhức đầu, cảm cúm. Ngoài ra, còn dùng để trị chứng sổ mũi, đau đầu, nước hoa sắc dùng để làm các chất tẩy, rửa nhẹ, v.v…

Công dụng của cây so đũaCông dụng của cây so đũa

Rễ so đũa: Rễ tươi từ cây so đũa có chứa vitamin C nên được dùng để trị ho đờm. Với rễ so đũa bạn chỉ cần dùng 6 – 8g rễ tươi giả nát, cho thêm nước vào rồi gạn lấy nước uống. Bạn dùng mỗi ngày một lần từ 3 – 5 ngày sẽ khỏi bệnh.

Vỏ của so đũa chứa nhiều chất xơ, có vị đắng, chát nên thường được dùng để chữa kiết lỵ, tiêu chảy, viêm đường ruột. Đồng thời, bạn chỉ cần băm nhỏ vỏ so đũa, sau đó sắc đặc lấy nước ngậm thì có thể trị sâu răng. Với công thức này bạn chỉ cần ngậm từ 3 – 4 lần/ngày trong vòng 3 – 5 ngày sẽ khỏi.

Tham khảo thêm:   Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 (Có đáp án) Đọc hiểu Ngữ văn 11

Các món ngon với bông so đũa

Canh chua bông so đũa

Canh chua bông so đũaCanh chua bông so đũa

Nhắc đến các món ngon với bông so đũa thì không thể không nhắc đến món cnah chua ngon lành. Canh chua bông so đũa là món ăn yêu thích của người miền Tây bởi hương vị chua nhẹ, ngọt dịu hòa cùng vị nhẫn, mát và giòn tự nhiên, đặc biệt món ăn này ngon hơn khi được kết hợp với gà. Món ăn này sẽ giúp bạn bổ sung chất xơ và giải nhiệt cơ thể một cách hiệu quả.

Lẩu chua bông so đũa

Lẩu chua bông so đũaLẩu chua bông so đũa

Phần lẩu chua nóng hổi hòa cùng phần nước dùng chua ngọt vừa vị, món ăn này càng ngon hơn khi kết hợp cùng vị ngọt của hải sản và vị nhẫn, thơm tự nhiên của bông so đũa sẽ tạo nên một món lẩu thơm ngon, tròn vị và được nhiều người thích thú. Món ăn này sẽ bổ sung các khoáng chất thiết yếu và năng lượng cho cơ thể.

Bông so đũa xào cá lóc

Bông so đũa xào cá lócBông so đũa xào cá lóc

Phần so đũa được xào vừa chín tới vẫn còn giữ được độ giòn, nhẫn tự nhiên của bông so đũa quyện cùng vị cá lóc ngọt, mềm đã tạo nên một hương vị thơm ngon, tròn vị được nhiều người yêu thích. Món ăn này không chỉ ngon mà còn bổ sung chất đạm, giúp bổ tỳ vị hiệu quả, tốt cho sức khỏe.

Cách trồng, chăm sóc cây so đũa

Cách trồng cây so đũa bằng cách gieo hạt

Chuẩn bị: Hạt giống, đất trồng, chậu

Về phần đất trồng cho cây so đũa thì nên chọn những phần đất nhẹ, tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng. Đầu tiên, bạn cần xới để đất được tơi hơn và bạn có thể trộn với tro trấu, phân chuồng để đất có nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Với hạt giống của bông so đũa thì bạn nên chọn những hạt giống nguyên vẹn, không bị sâu bệnh, hạt giống to và khỏe.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Lần cuối

Cách trồng cây so đũa bằng cách gieo hạtCách trồng cây so đũa bằng cách gieo hạt

Tiến hành:

Đầu tiên bạn nên ngâm hạt giống với tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh trong 3 tiếng, sau đó vớt ra, rửa sạch và để ráo. Tiếp đến, bạn dùng miếng vải đã thấm nước bọc phần hạt rồi cho miếng vải đã bọc vào túi bịt kín và cất vào chỗ thoáng mát hay ngăn mát tủ lạnh (khoảng 20 độ C).

Với khoảng thời gian từ 2 – 5 ngày thì hạt sẽ nứt nanh và mọc mầm. Tiếp đến bạn có thể gieo trực tiếp vào hố nhỏ khoảng 5 – 20cm và khoảng cách giữa các hố từ 40 – 50cm.

Cách chăm sóc cây so đũa

Cách chăm sóc cây so đũaCách chăm sóc cây so đũa

Sau khi trồng thì bạn nên thường xuyên tưới nước cho cây mỗi ngày, đồng thời cần bón phân định kỳ cho cây 1 lần/tháng và bạn có thể dùng phân chuồng hoặc phân vô cơ để bón cho cây.

Một số nghiên cứu về cây so đũa:

– Theo tạp chí Journal of natural medicine, nước ép lá so đũa có tiềm năng chống oxy hóa, chống viêm và điều trị sỏi thận.
– Thep tạp chí Therapies, kết quả thí nghiệm trên chuột cho thấy chiết xuất etanolic từ lá so đũa có tác dụng bảo vệ gan đáng kể, chống lại nhiễm độc gan do kháng sinh Erythromycin estolate gây ra.
– Theo tạp chí Journal of ethnopharmacology, kết quả thí nghiệm trên chuột bạch tạng Thụy Sĩ cho thấy chiết xuất ethanol của cả lá và hoa so đũa có hoạt tính chống ung thư (chống lại ung thư cổ trướng Ehrlich).

Wikihoc.com đã gửi đến bạn những thông tin về bông so đũa, cây so đũa. Nếu bạn yêu thích thì bạn nên xem và tìm hiểu thêm thông tin nhé!

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tìm hiểu về bông so đũa, cây so đũa – từ món ăn ngon đến bài thuốc quý tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *