Bạn đang xem bài viết Cây ngâu: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Không chỉ có hương thơm ngào ngạt, cây ngâu còn được nhiều gia đình yêu thích bởi mang một ý nghĩa phong thủy cực kỳ đặc biệt. Hôm nay, hãy cùng Wikihoc.com tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây ngâu nhé!

Cây ngâu là cây gì?

Nguồn gốc, ý nghĩa cây ngâu

Giới thiệu khái quát về cây ngâuGiới thiệu khái quát về cây ngâu

Cây ngâu hay còn được gọi là ngâu ta, thuộc họ xoan, chi gội và tên khoa học là aglaia duperreana. Cây ngâu có nguồn gốc từ chính Việt Nam, tuổi thọ hàng trăm năm, dễ trồng ở cả những khu vực ưa sáng, ưa ẩm, bóng râm hay chịu hạn, chịu úng kém, đồng thời còn mang vẻ đẹp tinh tế nên sớm đã được du nhập đến nhiều quốc gia ở châu Á.

Ý nghĩa phong thủy

Ý nghĩa phong thủy của cây ngâuÝ nghĩa phong thủy của cây ngâu

Theo quan niệm của phong thủy, cây ngâu đóng vai trò như một chiếc bình phong chấn thủy của cả căn nhà, giúp ngăn chặn và xua đuổi những làn khí xấu, tà ma, ngược lại còn thu hút thêm nhiều may mắn, vượng khí tốt và đồng thời cũng cân bằng nguồn năng lượng các mệnh của mọi thành viên trong gia đình.

Bên cạnh đó, với sức sống dẻo dai, dồi dào và cành lá um tùm, xum xuê, cây ngâu sẽ mang đến cho gia đình bạn nhiều tài lộc, sung túc, ngoài ra còn giúp cuộc sống gia đình thêm an yên, hòa thuận và gắn bó với nhau, từ đó đem đến cho các thành viên trong nhà một tinh thần sảng khoái và dồi dào năng lượng để chinh phục các mục tiêu riêng.

Đặc điểm phân loại cây ngâu

Cây ngâu cao dao khoảng 1 – 7m, thường mang nhiều cành nhánh và tạo thành bụi. Lá cây ngâu là lá dạng kép, có màu xanh thẫm bắt mắt, hình bầu dục và hơi nhọn về phần đuôi. Đồng thời, lá của cây mọc xen kẽ nhau, mặt lá nhẵn bóng, viền nguyên vẹn mà không có răng cưa, khi mọc thì tạo thành một tán dày, um tùm và rất đẹp mắt.

Tham khảo thêm:   Cách làm thịt bê xào sả ớt mềm thơm ngon khó cưỡng

Cứ độ khoảng tháng 4 – tháng 9 mỗi năm, cây ngâu sẽ nở những đóa hoa nhỏ nhắn ở phần nách lá, chỉ lớn khoảng 2mm và thường mọc thành các chùm dài từ 5 – 10cm, mang màu vàng tươi xinh xắn, mùi thơm thoang thoảng, dịu nhẹ. Ngoài ra, quả của cây ngâu có màu đỏ hoặc cam, kích thước cũng khá nhỏ và thường khó kết trái.

Tác dụng của cây ngâu

Là nguồn giá trị kinh tế cao

Cây ngâu mang lại nguồn giá trị kinh tế cao cho người nông dânCây ngâu mang lại nguồn giá trị kinh tế cao cho người nông dân

Chính nhờ đặc điểm dễ trồng, vẻ đẹp tinh tế và có ý nghĩa phong thủy đặc biệt, cây ngâu được rất nhiều người chơi cây cảnh cả trong và ngoài nước yêu thích, thường hay sử dụng trong nhiều công trình công cộng hoặc để trưng bày ở trong nhà, trong công ty,… từ đó giúp mang lại một nguồn kinh tế, thu nhập lớn cho người nông dân.

Trang trí khuôn viên nhà cửa

Cây ngâu có thể giúp trang trí khuôn viên nhà cửa của bạnCây ngâu có thể giúp trang trí khuôn viên nhà cửa của bạn

Như đã nói ở trên, vì mang hình dáng thanh lịch và có thể thu hút nhiều vượng khí tốt cho gia chủ, cây ngâu thường được dùng để làm cây cảnh trang trí cho khuôn viên nhà, giúp không gian xung quanh nhà bạn trở nên bừng sáng, thêm sinh động, nhiều sức sống và đồng thời cũng thu hút nhiều luồng khí tốt cho gia đình bạn hơn.

Có khả năng chữa bệnh

Hoa ngâu và quả ngâu có khả năng chữa bệnhHoa ngâu và quả ngâu có khả năng chữa bệnh

Trong y học cổ truyền phương Đông, hoa ngâu và lá ngâu khi kết hợp cùng nhiều vị thuốc dân gian khác thì có thể điều trị được nhiều bệnh như tăng huyết áp, đau nhức xương khớp, chứng bế kinh,… Đồng thời, hoa ngâu cũng có khả năng làm suy giảm căng thẳng, giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn cách rất tự nhiên, hiệu quả.

Tham khảo thêm:  

Cách trồng và chăm sóc cây ngâu

Cách trồng cây ngâu tại nhà

Vật dụng cần có

Vật dụng cần có để trồng cây ngâuVật dụng cần có để trồng cây ngâu

  • 1 cành cây ngâu dài khoảng 15 – 20cm.
  • Đất trồng cây
  • Túi bầu đất
  • Xơ dừa
  • Sỏi trồng cây
  • Phân chuồng
  • Dung dịch kích rễ

Tiến hành trồng cây ngâu

Các bước trồng cây ngâuCác bước trồng cây ngâu

Vì cây ngâu ít khi đậu quả, khó gieo hạt nên bạn có thể trồng cây ngâu bằng phương pháp giâm cành như những bước sau đây:

Bước 1 Đầu tiên, bạn trộn đều hỗn hợp đất trồng theo tỉ lệ 5 phần đất thường, 3 phần xơ dừa để làm tơi xốp đất và 2 phần phân chuồng rồi cho vào túi bầu đất, đồng thời dưới đáy bầu đất bạn cũng cần tạo lỗ để tránh hiện trạng nước tụ bên trong, gây ngập úng và chết cây.

Bước 2 Sau khi chọn được cành cây ngâu chắc khỏe và dài 15 – 20cm, bạn tiến hành tỉa bớt lá ở dưới cành rồi đem ngâm trong dung dịch kích rễ tầm 2 tiếng.

Bước 3 Hết thời gian trên, bạn lấy cành cây ra và cắm vào bầu đất rồi tưới nước đẫm lần đầu tiên, sau đó tưới thêm nước mỗi khi thấy bề mặt đất bị khô nhằm giúp duy trì độ ẩm cho cây.

Bước 4 Khi cây đã cao khoảng 30 – 50cm, bạn có thể xé bầu đất ra và trồng cây ngâu ở vị trí mà bạn muốn.

Cách chăm sóc cây ngâu

Để giúp cây ngâu ra nhiều hoa, bạn nên quan tâm đến các cách chăm sóc cây ngâu như sau đây:

Chỉ cần tưới nước và bón phân cho cây ngâu với một lượng nhỏChỉ cần tưới nước và bón phân cho cây ngâu với một lượng nhỏ

  • Tưới nước: Vì là loại cây chịu hạn tốt nên bạn không cần phải tưới nhiều nước cho cây ngâu, mà chỉ cần tưới một ít nước để làm ẩm đất khi thấy bề mặt đất bị khô là được. Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng tần suất tưới cây lên trong những ngày trời nắng gắt.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Cây ngâu có thể sinh trưởng tốt trong cả điều kiện thiếu dinh dưỡng. Vì thế khoảng 3 – 4 tháng, bạn chỉ cần bổ sung một ít phân bón NPK rồi tưới thêm ít nước cho cây để phân ngấm đất là được.
  • Ánh sáng: Vì là loài cây ưa sáng, bạn nên chọn những vị trí thoáng mát, nhiều ánh nắng mặt trời để trồng cây ngâu và sử dụng các biện pháp che chắn trong những ngày trời nắng gắt. Ngoài ra nếu trồng cây trong nhà, bạn nên cho cây ra ngoài phơi nắng ít nhất 1 tiếng/ngày.
Tham khảo thêm:   Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than) trang 115 (tiếp) Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 29 - Tiếng Việt Lớp 5 tập 2

Chăm sóc cây ngâu bằng cách thường xuyên cắt tỉa cây ngâuChăm sóc cây ngâu bằng cách thường xuyên cắt tỉa cây ngâu

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây ngâu

  • Nhiệt độ: Khí hậu ấm áp là điều kiện tốt nhất để cây ngâu nở nhiều hoa, do thế bạn cần sử dụng các biện pháp che chắn kịp thời cho cây khi trời se lạnh nhé!
  • Cắt tỉa: Cây ngâu thường mọc dạng bụi nên khi sinh trưởng quá nhanh có thể dẫn đến hiện trạng bể dáng cây, gây mất thẩm mỹ. Vì thế, bạn cần thường xuyên cắt tỉa cho cây và tạo dáng cây theo ý mình muốn.
  • Phòng ngừa sâu bệnh: Nhờ mang mùi hương dịu nhẹ, cây ngâu có khả năng tự xua đuổi côn trùng nên ít khi bị sâu bệnh. Tuy nhiên bạn vẫn cần thường xuyên quan sát, sử dụng thuốc phun lá cho cây khi thấy sâu rầy bám trên lá.

5 hình ảnh đẹp về cây ngâu

Hình 1Hình 1

Hình 2Hình 2

Hình 3Hình 3

Hình 4Hình 4

Hình 5Hình 5

Trên đây là chi tiết thông tin về đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây ngâu. Hy vọng với bài viết này của Wikihoc.com, bạn sẽ có thể khiến cho căn nhà của mình trở nên xinh đẹp, thu hút nhiều vượng khí hơn nhờ loại cây phong thủy tinh tế này nhé!

Chọn mua xịt phòng, sáp thơm bán tại Wikihoc.com:

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cây ngâu: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *