Bạn đang xem bài viết 17 ngày lễ Âm lịch quan trọng trong năm 2022 của Việt Nam tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp cho bạn tất cả ngày lễ quan trọng tính theo âm lịch và chi tiết lịch nghỉ lễ của Việt Nam trong năm 2022.

Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên ĐánTết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán của dân tộc ta là truyền thống tốt đẹp được gìn giữ và phát huy qua bao đời nay. Tết Nguyên Đán: Ngày 1/1/2022 (Âm lịch) tức ngày 1/2/2022 (Dương lịch).

Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH đề xuất phương án về lịch nghỉ Tết âm lịch Nhâm Dần 2022, Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 9 ngày, từ thứ 7 ngày 29/1/2022 đến chủ nhật ngày 6/2/2022 (Dương lịch), tức từ ngày 27/12/2021 đến hết ngày 6/1/2022 (Âm lịch)

Vậy còn bao nhiêu ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2023, hãy đón đọc những bài viết trên Wikihoc.com nhé!

Tham khảo thêm: Tổng hợp tất cả các ngày lễ âm lịch 2023 ở Việt Nam

Lễ khai hạ

Lễ khai hạLễ khai hạ

Sau Tết Nguyên Đán người ta sẽ tổ chức Lễ khai hạ xem như một nghi thức tiễn gia tiên về trời. Theo phong tục cổ, lễ khai hạ được tổ chức vào mùng 7 tháng Giêng, nhưng hiện nay tùy vào mỗi gia đình mà Lễ khai hạ được tổ chức vào các ngày từ mùng 3 đến mùng 10 Âm lịch.

Ngày vía ngọc hoàng

Ngày vía ngọc hoàngNgày vía ngọc hoàng

Vào ngày mùng 9 tháng Giêng hàng năm (năm 2022 rơi vào 9/2 Dương lịch), người Việt gốc Hoa sẽ có phong tục đặc biệt gọi là Lễ vía Ngọc Hoàng, hay còn có cách gọi khác là cúng vía trời mùng 9 Tết. Số 9 là Cửu, là chí, vạn vật bao la rộng lớn. người ta quan niệm chỉ Ngọc Hoàng mới đủ khả năng điều khiển vạn vật đất trời.

Tham khảo thêm:   Mẫu lý lịch của người xin vào Đảng Mẫu 2-KNĐ: Lý lịch của người xin vào Đảng

Ngày vía Thần Tài

Ngày vía Thần TàiNgày vía Thần Tài

Ngày vía Thần Tài năm 2022 là ngày 10 tháng Giêng âm lịch và nhằm ngày 10/02 dương lịch. Theo truyện kể dân gian ngày 10 Tết là ngày thần tài quay trở lại trời sau khi bị rơi xuống trần gian và mất trí nhớ. Trong khoản thời gian ông ở trần gian đã đem lại may mắn tiền tài cho những ai đối tốt với ông.

Vậy nên từ đó nhân gian thờ cúng ông vào ngày vía Thần Tài để cầu tiền tài may mắn sẽ đến trong năm nay.

Tết Nguyên Tiêu (hay lễ Thượng Nguyên)

Tết Nguyên TiêuTết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu hay thường được gọi là Rằm Tháng Giêng được tính từ giữa đêm 14 đến 15 tháng Giêng (15/1) theo Âm lịch (tức ngày 15/2/2022 theo Dương lịch) của nước ta.

Mặc dù không có lịch nghỉ, nhưng vào ngày Tết Nguyên Tiêu mọi người vẫn tranh thủ hoặc nhờ người thân lên chùa cầu cúng, giải hạn đầu năm, cầu may mắn cho cả năm tới.

Tham khảo thêm: Tết Nguyên tiêu là Tết gì? Ý nghĩa ngày lễ Tết Nguyên tiêu

Tết Hàn Thực

Tết Hàn ThựcTết Hàn Thực

Tết Hàn Thực được tổ chức vào ngày 3/3 năm Nhâm Dần (3/4/2022). Một ngày Chủ nhật ý nghĩa khi gia đình có thể tụ họp để cùng nhau làm bánh đậu, bánh trôi nước cúng gia tiên.

Bạn có thể đọc thêm về ý nghĩa của Tết Hàn Thực tại Wikihoc.com nha!

Giỗ Tổ Hùng Vương

Giỗ Tổ Hùng VươngGiỗ Tổ Hùng Vương

Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10/3 hàng năm thể hiện tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng, lòng biết ơn với các vị anh hùng đã hi sinh cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Giỗ tổ Hùng Vương năm Nhâm Dần rơi vào ngày Chủ nhật, ngày 10/4/2022 (Dương lịch) nên người lao động sẽ được nghỉ bù thêm 1 ngày thứ 2 (tức được nghỉ 4 ngày từ 8/4/2022 đến hết ngày 11/4/2022 theo Dương lịch)

Tham khảo thêm:  

Lễ Phật Đản

Lễ Phật ĐảnLễ Phật Đản

Ngày 15/4 Âm lịch được xem là ngày sinh của Đức Phật Thích Ca. Một số lượng không nhỏ người dân nước ta theo tín ngưỡng đạo Phật, Vậy nên ngày 15/4 Âm lịch hàng năm các Phật tử sẽ tổ chức ngày lễ Phật Đản.

Ngày 15 tháng 4 năm Nhâm Dần (tức 15/5/2022 Dương lịch), người dân không được nghỉ. Song, vẫn có rất người lên chùa thắp hương hướng Phật ngày này.

Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan NgọTết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ là ngày lễ trong văn hóa phương Đông ngày xưa và vẫn có nhiều ảnh hưởng đến đời sống người dân Việt Nam ngày nay.

Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) tức ngày 3/6 Dương lịch năm 2022 là ngày mà mọi người có cơ hội gặp mặt thắp hương ông bà tổ tiên và thường làm bánh xèo để mọi người cùng thưởng thức.

Lễ thất tịch

Lễ thất tịchLễ thất tịch

Ngày 7/7 âm lịch hàng năm là ngày Lễ Thất Tịch, là ngày Lễ tượng trưng cho tình yêu gắn liền với câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ có từ ngày xưa. Dân gian Việt kể rằng vào những ngày này sẽ có mưa ngâu, đó là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi họ gặp lại nhau.

Câu chuyện sử về Lễ Thất Tịch đã được Wikihoc.com cập nhật trên trang của mình, bạn có thể tìm hiểu thêm.

Rằm tháng 7-Rằm tháng cô hồn

Rằm tháng 7-Rằm tháng cô hồnRằm tháng 7-Rằm tháng cô hồn

Tháng 7 âm lịch gắn liền với lễ cúng cô hồn bắt nguồn từ Trung Quốc, sau theo dòng chảy của văn hóa tới nhiều nước ở Châu Á, trong đó có Việt Nam. Tháng Cô hồn sẽ bắt đầu từ 1/7 âm lịch và Kết thúc vào 30/7 m lịch. Chúng ta sẽ cúng bái, thắp hương gia tiên vào ngày giữa tháng 7 (15/7), hay còn gọi là Rằm tháng 7.

Lễ Vu Lan

Vu Lan báo hiếu được tổ chức vào 15/7 m lịch hàng năm là một trong những ngày lễ quan trọng trong Phật giáo, ngày con cháu thể hiện sự hiếu thảo, nhớ ơn ông bà cha mẹ.

Tham khảo thêm:  

Lễ Vu Lan năm Nhâm Dần rơi vào ngày 12/8/2022 (Dương lịch), mọi người thường ăn chay, niệm phật, thả đèn hoa đăng.

Tết Trung Thu

Tết Trung ThuTết Trung Thu

Tết Trung thu hay còn được gọi là Tết thiếu nhi 15/8 âm lịch là hoạt động mà trẻ em mong chờ nhất trong năm. Ngày này, trẻ em được vui chơi lồng đèn cùng nhau, có nhiều hoạt động khác như: Múa lân, ca nhạc, diễn xiếc để mọi người chung vui. Tết Trung thu năm Nhâm Dần sẽ rơi vào ngày 10/9/2022 (Dương lịch)

Tết Trùng Cửu

Tết Trùng CửuTết Trùng Cửu

Đúng với cái tên “Trùng Cửu”, ngày lễ này sẽ diễn ra vào ngày mùng 9/9 âm lịch.Tết Trùng cửu lấy sự lặp lại của hai số 9 để nói về sự trường thọ. Việt Nam ngày nay ít người còn biết đến Tết Trùng Cửu, nhưng nó lại khá phổ biến xưa kia, mang nhiều nét đẹp về văn hóa.

Tết Thường Tân

Tết Thường TânTết Thường Tân

Tết Thường Tân – ngày chúc mừng mùa gặt lúa của người nông dân sẽ được tổ chức ngày 10/10 âm lịch hàng năm. Năm 2022, Tết Thường Tân sẽ rơi vào ngày 3/11 (Dương lịch), ngày tưởng nhớ tiên nông đã cho người dân được mùa.

Tết Hạ Nguyên

Tết Hạ NguyênTết Hạ Nguyên

Theo dân gian, 15/10 âm lịch hàng năm người trên thiên đình sẽ xuống trần gian xem xét việc tốt xấu của người dân để báo lên Ngọc Hoàng. Năm 2022 cũng vậy, Tết Hạ Nguyên (8/11 Dương lịch), mọi người sẽ mua quà bánh hiếu kính ông bà, cha mẹ để tỏ lòng biết ơn nuôi nấng, sinh thành.

Tiễn Táo Quân về trời

Tiễn Táo Quân về trờiTiễn Táo Quân về trời

Ngày lễ tiễn ông Táo về trời là phong tục cổ truyền của dân tộc ta diễn ra ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Ngày 14/1/2023 (Dương lịch) tức ngày 23/12/2022, người dân vẫn sẽ đưa ông Táo về trời bằng nghi thức thả cá chép.

Vậy là Wikihoc.com đã tổng hợp cho bạn tất cả ngày lễ quan trọng tính theo âm lịch và chi tiết lịch nghỉ lễ của Việt Nam trong năm 2022. Chúc các bạn có những ngày lễ vui vẻ bên gia đình và người thân nha!

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết 17 ngày lễ Âm lịch quan trọng trong năm 2022 của Việt Nam tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *