Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích nhân vật Viên quản ngục (3 Mẫu) Dàn ý nhân vật quản ngục ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Dàn ý phân tích nhân vật Viên quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân mang đến 3 mẫu dàn ý chi tiết nhất. Qua đó giúp các em học sinh lớp 10, 11 có thêm nhiều tài liệu học tập, nắm được các luận điểm, luận cứ quan trọng để biết cách viết bài văn phân tích Viên quản ngục ngày một hay hơn.

Viên quản ngục là một sáng tạo rất sinh động của Nguyễn Tuân, vừa tô đậm vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật Huấn Cao, lại vừa thể hiện vẻ đẹp của một con người đang được dắt dẫn bởi cái đẹp và cái thiện. Hãy cùng Wikihoc.com theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nhân vật Viên quản ngục nhé.

Dàn ý chi tiết nhân vật Viên quản ngục

I. Mở bài

– Đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Chữ người tử tù: Một nhà văn có “tính tài hoa và cái giọng khinh bạc đệ nhất trong giới Việt Nam hiện đại” (Vũ Ngọc Phan). Chữ người tử tù là truyện ngắn tiêu biểu của ông

– Giới thiệu nhân vật quản ngục

II. Thân bài

1. Tấm lòng biệt nhỡn liên tài

– Nói về kẻ tử tù với một thái độ kính trọng không che giấu “Tôi nghe …rất đẹp đó không?”

– Trong những ngày Huấn Cao trong ngục, quản ngục luôn bày tỏ thái độ nghiêm kính khiêm nhường

– Dũng cảm biệt đãi Huấn Cao trong những ngày cuối cùng ngay cả khi bị HC coi thường, khinh bỉ:

  • Mong muốn: “Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại”
  • Sai người đem rượu và đồ nhắm đến cho Huấn Cao vì sợ trong buồng giam lạnh
  • Khép nép bày tỏ: Biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều
  • Sau sự tức giận của Huấn Cao, quản ngục vẫn giữ sự đối đãi như thế

– Cảm thấy tiếc nuối khi biết Huấn Cao sắp phải từ giữ cõi đời: “Bấy nhiêu …vũ trụ”.

⇒ Thái độ và hành động của Quản ngục cho thấy đây là con người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, có thiên lương.

2. Sự khát khao và trân trọng cái đẹp

  • Quản ngục trước kia là người đèn sách bồi đắp “thiên lương” nảy nở tốt đẹp ⇒ ông ta yêu đến say mê cái đẹp
  • Khát khao cái đẹp: mong ước của ông là “được treo ở nhà riêng một đôi câu đối” do chính tay Huấn Cao viết.
  • Sự khát khao và niềm trân trọng cái đẹp trong quản ngục mãnh liệt, ông có thể bất chấp cả tính mạng và địa vị, mong sao có được mấy chữ của ông Huấn.
  • Biết tính ông Huấn “vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ” ⇒ lo lắng nếu như không xin được chữ ông Huấn trước khi bị hành hình thì “ân hận suốt đời mất”
Tham khảo thêm:   Bài phát biểu cảm nghĩ khi nhận huy hiệu Đảng (9 Mẫu) Lời phát biểu trong lễ trao huy hiệu Đảng

⇒ Chỉ có một người trân trọng cái đẹp đến tột cùng mới có những lo sợ khi không xin được chữ Huấn Cao như vậy thôi

⇒ Sở nguyện cao quý cho thấy quản ngục là con người biết quý trọng nâng niu cái đẹp

3. Tấm lòng biệt nhỡn liên tài và niềm khát khao cái đẹp được kết tinh trong cảnh cho chữ, càng khẳng định quản ngục là “một thanh âm trong trẻo”

– Cảnh cho chữ diễn ra giữa một buồng giam tối tăm và chật hẹp nhưng tất cả trở nên đẹp đẽ thanh cao bởi “tấm lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ” cùng hai người trao cái đẹp và trân trọng, ngưỡng vọng cái đẹp.

– Sự “khúm núm, run run” của quản ngục không phải là biểu hiện của sự hèn nhát mà là thái độ ngưỡng vọng trước cái đẹp, cái tài.

– Quản ngục đã thoát khỏi vai trò của một người cai quản để trở thành một người trân trọng ngưỡng mộ cái đẹp ⇒ Đồng điệu với Huấn cao

– Chi tiết quản ngục cúi đầu vái lạy người tử tù Huấn Cao với giọt nước mắt rỉ vào kẽ miệng mà nhận mình là kẻ mê muội như một sự thức tỉnh trước cái đẹp, quản ngục đã thoát ra những cái tầm thường, ràng buộc để vươn tới cái cao đẹp.

4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

– Thủ pháp tương phản đối lập.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.

– Đặt nhân vật vào tình huống giàu kịch tính.

III. Kết bài

  • Khái quát lại những nét tiêu biểu nhất về hình tượng nhân vật quản ngục
  • Đây là nhân vật chứa đựng quan điểm nghệ thuật của nhà văn: Cái đẹp tồn tại cả trong môi trường của cái ác, cái xấu, nhưng không vì thế mà nó lụi tàn, trái lại, nó có thể càng mạnh mẽ và bền bỉ vươn lên như hoa sen giữa đầm lầy

Dàn ý phân tích nhân vật Viên quản ngục

I. Mở bài: giới thiệu Viên quản ngục

Ví dụ:

Truyện ngắn Chữ người tử tù là một câu chuyện được xem là đặc sắc, trong câu chuyện có một tình huống hết sức éo le giữa hai con người hai số phận. câu chuyện nói đến hai người cùng yêu cái đẹp nhưng lại có địa vị xã hội trái người nhau, và đồng thời sự gặp gỡ giữa hai nhân vật này cũng hết sức đặc biệt. nổi bật trong câu chuyện là hình ảnh của viên quản ngục, một con người yêu cái đẹp nhưng lại sống trong một chế độ mục nát, chúng ta cùng đi tìm hiểu nhân vật này.

II. Thân bài: phân tích viên quản ngục trong Chữ người Tử tù

1. Ngoại hình của viên quản ngục:

– Một người tuổi trung niên

– Khuôn mặt như mặt ao

– Viên quản ngục là một người điềm đạm, phúc hậu

2. Tính cách của viên quản ngục

– Viên quản ngục có tâm hồn thuần khiết, yêu cái đẹp

– Ông là một người có tâm hồn nghệ sĩ, yêu nghệ thuật

– Viên quản ngục có tấm lòng khâm phục những người tài hoa

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023 - 2024 9 Đề thi học kì 1 Sử 12 (Có đáp án)

– Ông là người có tâm hồn nghệ sĩ, nâng niu cái đẹp, cái có giá trị thẩm mĩ

– Là một con người có tâm hồn trong sáng

3. Nhận xét chung về viên quản ngục

– Xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo

– Có một cách dẫn dắt để thể hiện được nhân vật một cách sâu sắc

– Xây dựng tình huống truyện độc đáo và tinh tế

III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về nhân vật Viên quản ngục trong Chữ người tử tù

Ví dụ:

Viên quản ngục trong Chữ người tử tù là một người có tấm lòng hiền hậu, yêu cái đẹp và có vẻ đẹp tâm hồn sâu sắc. ông là một trong số ít người còn sót lại với chế độ xã hội mục nát mà yêu cái đẹp, yêu thẩm mỹ.

Dàn ý hình tượng nhân vật Viên quản ngục

I. Mở bài:

– Giới thiệu chung về vấn đề:

“Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là một trong những truyện ngắn xuất sắc và nổi tiếng, đem đến nhiều ấn tượng đối với bạn đọc bao thế hệ. Trong truyện, cùng với hình tượng nhân vật Huấn Cao, nhân vật viên quản ngục cũng là một hình tượng được Nguyễn Tuân dành nhiều tâm huyết, tình cảm để xây dựng, qua đó hiểu hơn những những bài học nhân sinh sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm đồng thời chia sẻ, đồng cảm với những quan niệm, suy nghĩ về con người, cuộc đời và nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

II. Thân bài:

1. Con người viên quản ngục thể hiện qua cách ứng xử với Huấn Cao:

  • Viên quản ngục tình cờ biết người mình bấy lâu ngưỡng mộ chính là người tử tù đang trong tay mình nên đã bất chấp sinh mệnh bản thân để có thể đối xử biệt đãi với Huấn Cao. Hành động đó thể hiện “tấm lòng biệt nhỡn liên tài” vô cùng đáng trân trọng.
  • Khi bị Huấn Cao hiểu lầm, tỏ thái độ thách thức và buông những lời sỉ nhục, viên ngục quan vẫn cung kính giữ lễ.
  • Viên coi ngục “mong mỏi một ngày gần đây ông Huấn sẽ dịu bớt tính nết thì sẽ nhờ ông viết cho mấy chữ trên chục vuông lụa trắng đã mua sẵn”.
  • Khi nhận được tin dữ rằng Huấn Cao sắp sửa bị giải vào kinh chịu án, viên quản ngục tái nhợt người đi rồi vô cùng lo lắng, sợ nếu không xin được chữ Huấn Cao sẽ ân hận cả đời.
  • Đằng sau thân phận một ngục quan thấp bé, tầm thường là tâm hồn một người nghệ sĩ khát khao, say mê cái đẹp, một người dám bất chấp sinh mệnh để bảo lưu gìn giữ cái đẹp.
  • Viên quản ngục sống trong bóng tối nhà lao, sống giữa bộn bề bao cái xấu cái ác, cái chốn có thể tha hoá một con người lành thiện bất cứ lúc nào, tuy vậy vẫn giữ trọn vẹn tấm lòng liên tài, nhân cách thanh cao.
  • Bởi vậy mà tử tù Huấn Cao đã đặt cho con người ấy một danh xưng thật tinh tế: “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.

2. Con người viên quản ngục thể hiện ở lúc Huấn Cao cho chữ:

  • “Trong không khí khói toả như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ…”, mỗi khi người tử tù viết xong một chữ là viên quản ngục lại ” vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng”.
  • Khi nghe những lời khuyên bảo của người tử tù mình luôn ngưỡng mộ và trân trọng, ngục quan cảm động, vái lạy người tù một vái, ” chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh””.
  • Thông thường sự khúm núm cúi đầu hay những giọt nước mắt chảy xuống thường thể hiện sự hèn kém, yếu đuối, tầm thường nhưng đặt trong hoàn cảnh này, những biểu hiện, thái độ của người quản ngục lại không thể hiện điều đó.
  • Cả tư thế và tâm thế khi nhận chữ và lắng nghe lời khuyên của Huấn Cao đều rất thành kính trước cái đẹp, cái thiên lương, cái khí phách cao cả.
  • Sự khúm núm và cái cúi đầu không thực sự yếu đuối, ủy mị, hèn kém mà nó lại giống như những điểm nhấn càng làm sáng lên vẻ đẹp nhân cách của một tâm hồn thánh thiện.
  • Cái cúi đầu của quản ngục gợi ta nghĩ tới cái cúi đầu của Cao Bá Quát trước hoa mai hay một câu nói vô cùng nổi tiếng của V.Hugo: “Trước một trí tuệ vĩ đại, tôi cúi đầu. Trước một trái tim vĩ đại, tôi quỳ gối”.
  • Qua hành động, những cách ứng xử của viên quản ngục, ta càng thêm hiểu và trân trọng hơn nhân vật này, từ đó cũng phần nào thấm thía hơn một quan niệm nhân sinh sâu sắc mà tác giả gửi gắm: “Trong thẳm sâu mỗi con người đều ẩn chứa một tâm hồn nghệ sĩ biết hướng tới cái đẹp, khát khao ánh sáng cái đẹp bởi vậy mà mỗi chúng ta hãy nhìn sâu vào tâm hồn con người để nắm bắt ánh sáng thiên lương vì có những khi trong môi trường của cái xấu và cái ác, cái đẹp không lụi tàn mà có thể đẩy lùi cái xấu, cái ác và tồn tại một cách thật mạnh mẽ, bền bỉ.
Tham khảo thêm:   Top 5 viên uống bổ sung kẽm tăng đề kháng, tăng sinh lý tốt nhất

III. Kết bài:

  • Nêu khái quát lại những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân đối với nhân vật viên quản ngục trong tác phẩm.
  • Khẳng định tài năng và tấm lòng của tác giả Nguyễn Tuấn.

Trong bất kì một tác phẩm văn học đặc sắc nào luôn có những nhân vật gây ấn tượng sâu sắc với người đọc, qua hình tượng nhân vật ấy người ta hiểu hơn những thông điệp tác giả gửi gắm, hiểu hơn còn người, tấm lòng và tài năng của người nghệ sĩ chắp bút tạo nên tác phẩm. Bên cạnh nhân vật Huấn Cao thì viên quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân cũng là một nhân vật như vậy.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích nhân vật Viên quản ngục (3 Mẫu) Dàn ý nhân vật quản ngục của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *