Bạn đang xem bài viết ✅ Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học Mẫu bài thu hoạch lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com xin giới thiệu đến các bạn Mẫu bài thu hoạch lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý trường tiểu học được chúng tôi tổng hợp chi tiết và chính xác nhất.

Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý trường tiểu học là mẫu bài thu hoạch được các cán bộ quản lý làm sau khi học xong lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Bài thu hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý

Câu hỏi

Câu 1: Nhận thức sâu sắc về khoá bồi dưỡng?

Câu 2: Liên hệ thực tế lãnh đạo và quản lý của bản thân?

Câu 3: Đề xuất đổi mới lãnh đạo và quản lý nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục nơi mình công tác?

Bài làm:

Câu 1: Nhận thức về khoá bồi dưỡng:

Sau thời gian được học tập, nghiên cứu và được trao đổi về công tác quản lý trường học, được tiếp cận về các biện pháp quản lí chỉ đạo để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Sự nhìn nhận thay đổi nhận thức tư duy của các cán bộ, giáo viên trong trường bản thân tôi có những nhận thức sâu sắc về khoá bồi dưỡng như sau:

*/ Trước lúc tham gia khoá tập huấn:

– Bản thân tôi vẫn có một nhận thức về công tác quản lí chỉ đạo nhà trường một cách chung chung, đối với công tác dạy và học tại trường việc chỉ đạo chủ yếu dựa trên sự chỉ đạo thống nhất của ngành, trong công tác chỉ đạo không dám mạo hiểm chỉ đạo đổi mới, thay đổi nhận thức của giáo viên

– Về tầm nhìn đối với công tác quản lí chỉ đạo chỉ dựa trên những kinh nghiệm của bản thân, chưa có kế hoạch phát triển chiến lược cụ thể, chưa có những hoạch định cho việc phát triển lâu dài của nhà trường, chỉ có kế hoạch một năm (kế hoạch ngắn hạn)

– Về sự hiểu biết của bản thân qua các nền giáo dục tiên tiến còn hạn chế, chưa có tầm nhìn chiến lược bó hẹp trong khuôn khổ, làm việc theo kinh nghiệm của bản thân, chưa nhìn xa trong rộng, chưa hiểu hết ý nghĩa về văn hoá nhà trường. Chưa có khái niệm về lãnh đạo và quản lí, không phân biệt được thế nào là lãnh đạo, thế nào là quản lí

– Chưa hiểu hết tầm quan trọng của người Hiệu trưởng nhà trường trong công tác quản lí chỉ đạo làm thay đổi nhận thức của các thành viên trong nhà trường.

*/ Ngay sau khi tham gia lớp tập huấn:

– Việc đầu riên làm cho bản thân có sự thay đổi: Hiểu biết hơn về văn hoá nhà trường, hiểu thế nào là lãnh đạo và quản lý:

+ Nhận biết và lý giải được sự cần thiết phải thay đổi, sự đổi mới trong trường phổ thông trong bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều sự thay đổi, thay đổi ở trường phổ thông không có nghĩa là cuộc cách mạng mà là sự thay đổi trong nhận thức của cán bộ quản lý trong lãnh đạo và quản lý trường học, người hiệu trưởng phải là người đi đầu trong việc làm thay đổi nhận thức của bản thân cũng như tập thể cán bộ, GV, NV trong nhà trường.

+ Từ kết quả nhận thức được đề xuất, xây dựng được các kế hoạch để lãnh đạo và quản lý nhà trường nhằm đạt hiệu quả hơn, tích cực hơn. Chủ động đón nhận sự thay đổi, cần thay đổi, phải thay đổi nên thay đổi và có thể thay đổi.

+ Xác định được tầm quan trọng của việc phát triển văn hoá nhà trường, ảnh hưởng của văn hoá nhà trường đến giáo viên và học sinh, ảnh hưởng của hiệu trưởng đến văn hoá nhà trường, cách thức phát triển văn hoá nhà trường.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Phân tích bài thơ Tôi yêu em của Puskin (2 Dàn ý + 10 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 11 hay nhất

– Biết được cách lãnh đạo và quản lý ở trường phổ thông: Vai trò của người hiệu trưởng trong nhà trường hiện nay

– Xác định được ngôi trường mình đang công tác đang ở vị trí nào? Cần phải làm gì? Có hướng xây dựng được kế hoạch chiến lược phát triển ở nhà trường. Xác định được mục tiêu, sứ mạng, giá trị, tầm nhìn của trường trong thời gian 5 năm tới.

+ Xác định được sứ mạng của nhà trường: Là ngôi trường thân thiện, có chất lượng giáo dục tốt, học sinh có đủ điều kiện để tiếp tục học những bậc học tiếp theo.

+ Mục tiêu: Xây dựng nhà trường là đơn vị trọng điểm về chất lượng giáo dục của huyện Mường Khương

+ Có hướng xây dựng được mục tiêu chiến lược nhằm giải quyết các vấn đề đang được đặt ra, hậu quả nếu không giải quyết các vấn đề đó.

+ Đưa ra các phương án chiến lược xác định mục tiêu cần đạt trong vòng 5 năm tới xác định được chúng ta có đi đúng hướng không? chúng ta có thực hiện đúng sứ mạng không và có đáp ứng được mong đợi không?

– Hiểu những bước phát triển đội ngũ nhà trường, huy động được các nguồn lực để phát triển trường phổ thông. Phát triển toàn diện học sinh phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

+ Hiểu được vấn đề sống còn và cốt lõi ở 1 trường học là chất lượng giáo dục, phát triển toàn diện học sinh.

+ Có kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ biết được phát triển đội ngũ vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển nhà trường.

+ Phát triển đội ngũ là nhiệm vụ của mọi cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong toàn trường chứ không riêng của hiệu trưởng.

+ Thấy được công tác xã hội hoá giáo dục trong việc huy động các nguồn lực để phát triển trường phổ thông.

+ Xác định được những công việc cần làm trong công tác huy động nguồn lực để phát triển nhà trường, những biện pháp huy động nguồn lực bên trong, nguồn lực bên ngoài, cách tác động đến nhận thức và sự thay đổi của giáo viên, nhân viên trong trường để huy động các nguồn lực trong việc xây dựng trường học phổ thông.

+ Định hướng được cách đổi mới phương pháp giáo dục đáp ứng được nhu cầu và lợi ích tự học, phát triển tư duy tự học của học sinh, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp. Vận dụng hiệu quả các nguyên tắc học tập say mê.

– Coi trọng việc tổ chức các hoạt động học tập tạo điều kiện cho mọi học sinh tham gia các hoạt động nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, tự lực chủ động sáng tạo của học sinh.

Câu 2: Liên hệ thực tế lãnh đạo và quản lý của bản thân.

Tuy là một cán bộ quản lý lâu năm có kinh nghiệm của huyện Mường khương, xã hội luôn thay đổi và phát triển, yêu cầu học tập ngày càng cao nên trong quản lý cũng gặp nhiều khó khăn song tôi cũng đã cố gắng đặt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để lãnh đạo tạo sự đổi mới trong đơn vị trường mình cụ thể như sau:

2.1. Công tác xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học.

Công tác xây dựng kế hoạch trong năm học này so với các năm học trước đã có sự thay đổi, đó là công tác triển khai kế hoạch trong năm học này chúng tôi được xây dựng cũng dựa theo các chỉ tiêu của giáo viên, của Tổ chuyên môn, được bàn bạc, thảo luận, thống nhất trong hội đồng nhà trường:

– Đầu năm học BGH nhà trường yêu cầu mỗi giáo viên tự xây dựng kế hoạch thực hiện trong cả năm học, có chỉ tiêu, giải pháp cụ thể (căn cứ và các giải pháp dựa trên sự định hướng của tổ chuyên môn và của nhà trường).

– Tổ chuyên môn căn cứ vào các chỉ tiêu của giáo viên chủ nhiệm, của giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động của Tổ với nhà trường (có giải pháp và chỉ tiêu cụ thể).

Tham khảo thêm:   Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị khi mèo bị nôn ngay tại nhà

– BGH nhà trường tổ chức xây dựng kế hoach trên cơ sở dự thảo của đồng chí hiệu trưởng sau đó công khai trước hội đồng sư phạm nhà trường thống nhất cùng thực hiện.

2.2. Đổi mới phương pháp dạy học:

– Làm thay đổi nhận thức của cán bộ giáo viên.

– 100% số lớp thực hiện đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, quan tâm giáo viên từ khâu soạn bài, hướng dẫn học sinh cách tự học, tự tìm ra vấn đề.

– Dạy học phù hợp với đối tượng, tránh quá tải, quá nhẹ so với bản thân học sinh.

– Trang trí lớp, trường tạo được môi trường thân thiện, đa dạng hóa các hình thức dạy học,…

2.3. Đổi mới trong việc kiểm tra đánh giá học sinh:

– Đổi mới công tác ra đề kiểm tra: Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm các khối lớp tập trung ra đề, thống nhất nội dung kiểm tra, đáp án trong các buổi sinh hoạt chuyên môn sau đó trình BGH duyệt.

+ Đánh giá học sinh dựa trên sự tiến bộ của học sinh.

2.4. Đổi mới công tác đánh giá, xếp loại giáo viên:

– Đánh giá, xếp loại giáo viên theo 2 mặt đạo đức và chuyên môn.

– Các căn cứ để đánh giá xếp loại giáo viên:

+ Căn cứ việc thực hiện ngày giờ công, thực hiện cán nội quy, quy định của ngành, của trường.

+ Căn cứ việc chấp hành các chủ trường, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước. Việc chấp hành các quy định của địa phương.

+ Căn cứ kết quả công tác hoạt động chuyên môn của giáo viên, kết quả việc học và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên.

– Cách thức đánh giá:

+ Việc đánh giá xếp loại giáo viên được thực hiện theo từng tháng, cuối tháng tổ chuyên môn họp thực hiện việc đánh giá, xếp loại đối với từng cán bộ, giáo viên trong tổ. Trong buổi họp hội đồng sư phạm tiến hành đánh giá xếp loại từng giáo viên và kết quả đựoc niêm yết công khai tại phòng hội đồng nhà trường.

+ Trong năm học BGH và tổ chuyên môn nhà trường tiến hành tổ chức dự giờ, thăm lớp dưới nhiều hình thức, một giáo viên ít nhất 2 lần; Cuối kỳ học, năm học tổ chức tiến hành đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định.

+ Khen thưởng, động viên khích lệ kịp thời đối với những giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

– Các giải pháp để phát triển đội ngũ và nâng cao chất lượng giáo dục:

+ Tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kỳ 1 tuần/ 1 lần

+ Thực hiện công tác kiểm tra toàn diện giáo viên ngay từ đầu năm.

+ Phân loại, xác định mục tiêu cần bồi dưỡng cho từng giáo viên kết hợp cùng tổ trưởng chuyên môn đưa ra các giải pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy học.

+ Khảo sát phân loại học sinh xác định mục tiêu cần đạt cho từng học sinh, khối lớp .

+ Trong các giờ học cũng như trong giáo án của giáo viên phải có mục tiêu và các hoạt động dành riêng cho học sinh yếu hoặc học sinh khuyết tật học hoà nhập. Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm, xác định được mục tiêu cần đạt cho riêng học sinh yếu, bám sát công văn 896 của Sở giáo dục đào tạo …………….và công văn 1256 của Bộ giáo dục và đào tạo.

+ Tăng cường sự tham gia hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục của nhà trường và của tại địa phương với thái độ tự giác, chủ động và sáng tạo.

+ Đưa ra những nội dung và phương pháp rèn kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp cho học sinh vùng cao.

+ Xây dựng môi trường học tập an toàn, lành mạnh cho học sinh, quan tâm khuyến khích mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau trong lớp học, trong trường học.

+ Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, trò và trò, nhà trường với nhân dân địa phương.

Tham khảo thêm:   Hoa sen vàng: Ý nghĩa và cách treo tranh hoa sen vàng đúng phong thủy

– Công tác xã hội hoá và huy động các nguồn lực xây dựng nhà trường:

+ Huy động nội lực, huy động sự đóng góp của giáo viên, nhân viên trong trường để xây dựng nhà trường.

+ Tranh thủ sự giúp đỡ của các doanh nghiệp trên địa bàn xã và các đơn vị đỡ đầu.

+ Trao đổi với phụ huynh học sinh giúp nhà trường trong công tác huy động số lượng và xây dựng cơ sở vật chất

Câu 3: Đề xuất đổi mới lãnh đạo và quản lý nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục nơi mình công tác

3.1. Thay đổi sự nhận thức của cán bộ, giáo viên trong nhà trường:

– Tiếp tục đổi mới cách quản lý, dám nghĩ, dám làm, giám chịu trách nhiệm, nói ít làm nhiều. Xác định các mục tiêu ưu tiên, có cách quản lý riêng của mình.

– Giáo dục đạo đức, tư tưởng lối sống cho cán bộ giáo viên, nhân viên.

– Trong năm học ban giám hiệu triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của ngành đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các buổi họp sinh hoạt chuyên môn, hộp hội đồng sư phạm.

– Tổ chức thi kể chuyện và các việc làm cụ thể thực hiện theo phong trào mà cả nước đang đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

– Trong nhà trường tổ chức hội nghị công chức đề ra các nội quy, quy định của nhà trường trong đó yêu cầu cao đối với tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên về quy tắc ứng xử.

3.2. Bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho từng cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường:

– Đầu năm học BGH nhà trường tổ chức khảo sát phân loại trình độ chuyên môn đối với giáo viên. từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết về bồi dưỡng trình độ cho giáo viên.

+ Đối với những giáo viên vững về chuyên môn phân công kèm cặp những đồng chí còn yếu, GV mới ra trường.

+ Sinh hoạt chuyên môn tập trung vào công tác đổi mới PPDH.

+ Tổ chức cho toàn bộ giáo viên tham gia học tập kinh nghiệm trường bạn.

+ 100% giáo viên soạn bài bằng vi tính, 50% GV sử dụng được giáo án điện tử

+ Tổ chức các cuộc thi, các câu lạc bộ, chăm lo đến công tác mũi nhọn.

+ Tổ chức phong trào học tập, tự bồi dưỡng chuyên môn, hội giảng, thi tổ trưởng giỏi, quản lý giỏi.

+ Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề nâng dần chất lượng dạy và học, tổ chuyên môn chọn bài, thiết kế giáo án, phân công giáo viên dạy mẫu, các đồng chí khác dự giờ tham gia đóng góp kinh nghiệm để chất lượng các giờ học đạt hiệu quả.

3.3. Nâng cao chất lượng toàn diện, công tác mũi nhọn, phấn đấu đạt trường quốc gia mức độ 2 năm……………..

– Xác định mục tiêu cần đạt

– Xác định việc cần làm trước và làm sau.

– Đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết các mục tiêu đã đề ra.

– Kiểm tra đánh giá những công việc thực tế đã làm có hướng điều chỉnh bổ sung trong thời gian tới.

3.4. Xây dựng kế hoạch chiến lược cho nhà trường trong thời gian 5 tới.

– Xác định mục tiêu cần đạt : Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.

– Xác định những biện pháp, giải pháp nhằm giải quyết mục tiêu cần đạt:

  • Thay đổi nhận thức của giáo viên và học sinh
  • Nâng dần hiệu quả năng lực dạy học cho giáo viên, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
  • Tự mình bồi dưỡng, học tập để nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý nhà trường.
  • Huy động công tác xã hội hoá giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường./.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học Mẫu bài thu hoạch lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *