Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Mĩ thuật 9 năm 2023 – 2024 (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật 9 theo Công văn 5512 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Mĩ thuật 9 năm 2023 – 2024 là tài liệu cực kì hữu ích, được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học các bài soạn theo chương trình sách giáo khoa.

Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 9 của mình. Giáo án Mĩ thuật 9 giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết. Bên cạnh đó các bạn xem thêm giáo án môn Toán 9.

Giáo án Mĩ thuật 9 năm 2023 – 2024

Bài 1: Thường thức mỹ thuật

SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI NGUYỄN (1802 – 1945)

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS hiểu biết những kiến thức cơ bản về sự ra đời của nhà Nguyễn và tình hình kinh tế chính trị xã hội thời Nguyễn.

2. Năng lực

HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực hành.

3. Phẩm chất

– HS có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh và có trách nhiệm với bản thân

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

Bộ đồ dùng dạy học MT 9

Bản phụ tóm tắt về công trình kiến trúc ” Kinh Đô Huế”.

2. Học sinh

Sưu tầm tư liệu và hình ảnh về bài học .

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

– PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan

Luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống

– Kĩ thuật dạy học: KT giao nhiệm vụ, KT công não, KT hỏi, đáp, thực hành

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Hoạt động khởi động

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.

b) Nội dung: HS tìm hiểu về thời Nguyễn

c) Sản phẩm: Trình bày của HS

d) Tổ chức thực hiện

Em hãy nói hiểu biết của em về thời Nguyễn.

HS kể. GV cho HS chơi trò chơi kể tên các vị vua thời nguyễn, đội nào kể được nhiều sẽ chiến thắng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của GV-HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về bối cảnh lịch sử

a) Mục tiêu: HS tìm hiểu khái quát về bối cảnh XH thời Nguyễn

b) Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV cho nhóm hS thảo luận 5′ tìm hiểu về bối cảnh XH thời nguyễn.

? Vì sao nhà Nguyễn ra đời?

? Sau khi thống nhất, nhà Nguyễn đã làm gì ?

? Nêu chính sách của nhà Nguyễn đối với nền KT-XH ?

? Trong giai đoạn đó, MT phát triển như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS thực hiện theo các yêu cầu của GV

HS tiếp nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ GV giao

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

– HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét

– Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét

Bước 4: Kết luận nhận định

Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức

I. Khái quát về bối cảnh XH thời Nguyễn

– Chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài mấy chục năm, Nguyễn ánh dẹp bạo loạn lên ngôi vua

+Chọn Huế làm kinh đô, xây dựng nền kinh tế vững chắc

– Thi hành chính sách ” Bế quan toả cảng”, ít giao thiệp với bên ngoài

– MT phát triển nhưng rất hạn chế, đến cuối triều Nguyễn mới có sự giao lưu với MT thế giới- đặc biệt là MT châu Âu.

Hoạt động 2 : Tìm hiểu sơ lược về mĩ thuật thời Nguyễn.

a) Mục tiêu: HS tìm hiểu sơ lược về mĩ thuật thời Nguyễn.

b) Nội dung: HS thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV cho Hs thảo luận 6′ để tìm hiểu về đặc điểm kiến trúc, điêu khắc,đồ hoạ và hội hoạ cung đình Huế:

? Kiến trúc kinh đô Huế bao gồm những loại kiến trúc nào?

? Kinh đô Huế có gì đặc biệt ?

? Trình bày những điểm tiêu biểu của nghệ thuật điêu khắc?

? Các tượng con vật được miêu tả như rhế nào?

? các tượng người và tượng thờ được tác như thế nào ?

? Đồ hoạ phát triển như thế nào?

?Mô tả Nội dung của Bách khoa thư văn hoá vật chất của người Việt ?

? Tranh Hội hoạ cho thấy điều gì ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS thảo luận trả lời câu hỏi của GV

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

– Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét

Bước 4: Kết luận nhận định

Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức

Dự kiến tình huống phát sinh: kể về danh lam thắng cảnh thời nguyễn: sông hương, núi ngự bình., chùa thiên mụ…

II. Một số thành tựu về mĩ thuật

1. Kiến trúc

a. Hoàng Thành, tử cấm thành, đàn Nam Giao

b. Cung điện: Điện Thái Hoà, điện Kim Loan

c. lăng Tẩm: lăng Minh Mạng, Gia Long, Tự Đức

* Cố Đô Huế được Unesco công nhận là di sản văn hoá thế giới năm 1993.

2. Điêu khắc , đồ hoạ và Hội hoạ

a. Điêu khắc

– ĐK Mang tính tượng trưng rất cao.

– Tượng con vật, Nghê, voi, sư tử: mắt mũi, chân móng được diễn tả rất kĩ, chất liệu đá, đồng …

– Tượng Người : các quan hầu, hoàng hậu, cung phi, công chúa…diễn tả khối làm rõ nét mặt , phong thái ung dung…

– ĐK Phật giáo tiếp tục phát huy truyền thống của khuynh hướng dân gian làng xã.

b. Đồ hoạ, hội hoạ

– Các dòng tranh dân gian phát triển mạnh,

– “Bách khoa thư văn hoá vật chất của Việt nam”hơn 700 trang với 4000 bức vẽ miêu tả cảnh sinh hoạt hằng ngày , những côn cụ đồ dùng của Việt Bắc.

– Giai đoạn đầu chưa có thành tựu gì đáng kể.

– Về sau khi trường MT Động Dương thành lập (1925) MT VN đã có sự tiếp xúc với mĩ thuật châu Âu mở ra một hướng mới cho sự phát triển của mĩ thuật Việt nam.

Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm chung của mĩ thuật thời Nguyễn.

a) Mục tiêu: HS tìm hiểu đặc điểm chung của mĩ thuật thời Nguyễn.

b) Nội dung: HS tìm hiểu SGK nêu được đặc điểm chung của mĩ thuật thời Nguyễn

c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS:

? Nêu đặc điểm của MT thời Nguyễn?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK thực hiện yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

– HS trình bày được đặc điểm của mĩ thuật thời Nguyễn

Bước 4: Kết luận nhận định

Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức

HS lắng nghe, ghi chép vào vở.

III. Đặc điểm của mĩ thuật thời Nguyễn:

– Kiến trúc hài hoà với thiên nhiên, luôn kết hợp với nghệ thuật trang trí và có kết cấu tổng thể chặt chẽ.

– Điêu khắc và đồ hoạ phát triển đa dạng, kế thừa truyền thống dân tộc và bước đầu tiếp thu nghệ thuật châu Âu.

Tham khảo thêm:  

3. Hoạt động luyện tập

a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức để hoàn thành BT

b) Nội dung: Hs trả lời các câu hỏi

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Bối cảnh lịch sử XH thời Nguyễn ?

Công trình kiến trúc cố đô có gì đặc biệt ?

GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những em trả lời tốt , động viên những em trả lời chưa tốt.

4. Hoạt động vận dụng

a) Mục tiêu: Giúp những học sinh vận dụng và mở rộng thêm kiến thức của mình.

b) Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm hoàn thành yêu cầu củ GV

c) Sản phẩm: HS sưu tầm tranh, ảnh, bài viết về mĩ thuật thời Nguyễn

d) Tổ chức thực hiện

– Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết về mĩ thuật thời Nguyễn

– Nếu em được tham quan đến thăm Huế – thời Nguyễn em chụp ảnh hoặc vẽ kí họa về cố đô Huế, hoặc những gì em thích về thời Nguyễn vi dụ kiền trúc , điêu khắc , hội họa, gốm………….

* Hướng dẫn về nhà

Học theo câu hỏi trong SGK.

Chuẩn bị mẫu 2 bộ lọ hoa và quả, dụng cụ học tập đầy đủ để tiết sau học bài 2: Vẽ theo mẫu: “Lọ hoa và quả” (vẽ hình)

Bài 3: Vẽ theo mẫu

LỌ, HOA VÀ QUẢ

(Tiết 2: Vẽ màu)

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Hôn anh

Giúp HS biết được cách bày mẫu như thế nào là hợp lí, biết được cách bày và vẽ một số mẫu phức tạp ( Lọ, hoa và quả)

2. Năng lực

HS có năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá, năng lực thực hành, vẽ được hình tương đối giống mẫu và tô màu đẹp. .

3. Phẩm chất

HS yêu quý vẻ đẹp của những vật mẫu qua bố cục đường nét, màu sắc; có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh và có trách nhiệm với bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

Hình minh hoạ các bước vẽ tĩnh vật màu.

Một số bài vẽ của HS khoá trước.

Phương pháp: trực quan , gợi mở, luyện tập, thực hành

2. Học sinh

Có mẫu vẽ gồm lọ hoa và quả tiết trước.

Chuẩn bị dụng cụ học tập đầy đủ: Bút chì, tẩy, que đo, dây dọi, vở mĩ thuật.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

– PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan

Luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống

– Kĩ thuật dạy học: KT giao nhiệm vụ, KT công não, KT hỏi, đáp, thực hành

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Hoạt động khởi động

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.

b) Nội dung: HS quan sát và vẽ màu theo mẫu.

c) Sản phẩm: HS trình bày sản phẩm đã vẽ màu

d) Tổ chức thực hiện

HS quan sát, trả lời câu hỏi GV đặt ra.

Luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của GV-HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét

a) Mục tiêu: HS quan sát vật mẫu và nhận xét cách đổ màu của vật mẫu.

b) Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c) Sản phẩm: Mẫu vẽ của HS

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV cùng HS đặt mẫu quan sát (lọ hoa và quả)

– Cho HS quan sát mẫu ở các góc độ khác nhau để các em nhận biết về hình dáng vật thể.

? Thế nào gọi là tranh tĩnh vật màu?

? Quan sát và cho biết cấu trúc của lọ hoa và qủa có khối dạng hình gì?

? Như vậy sự chuyển tiếp màu sắc như thế nào?

? Vị trí các vật mẫu?

? So sánh màu sắc giữa hai vật, vật nào đậm hơn?

? Gam màu chính của cụm mẫu?

? Hoa màu sáng hơn lọ và quả hay tối hơn?

? Màu sắc của mẫu có ảnh hưởng qua lại với nhau không?

? ánh sáng từ đâu chiếu vào?

– GV cho HS quan sát một số bức tranh tĩnh vật màu và phân tích để HS hiểu cách vẽ và cảm thụ được vẻ đẹp của bố cục, màu sắc trong tranh. Cho HS thấy rõ sự tương quan màu sắc giữa các mẫu vật với nhau.

* Dự kiến tình huống phát sinh: Hs có thể vẽ màu theo cảm xúc, cảm nhận riêng của mình.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS thực hiện theo các yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

HS trình bày kết quả đã vẽ màu, HS khác nhận xét

Bước 4: Kết luận nhận định

Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức

I. Quan sát, nhận xét

– Lên đặt mẫu

– Quan sát mẫu ở các góc độ

– Tranh tĩnh vật màu là tranh tĩnh vật sử dụng màu sắc để thể hiện.

– Lọ hoa dạng hình trụ và quả dạng hình cầu.

– Màu sắc chuyển tiếp nhẹ nhàng theo hình dáng lọ và quả.

– Quả đặt trước lọ hoa.

– Màu sắc của quả đậm hơn (hoặc lọ đậm hơn – tùy vào chất liệu)

– Gam màu nóng (hoặc lạnh, hài hòa nóng lạnh)

– Hoa màu sáng hơn 2 vật mẫu đó.

– Dưới tác động của ánh sáng thì màu sắc của các mẫu vật có sự ảnh hưởng, tác động qua lại với nhau.

– Từ trái qua (hay phải qua)

– HS quan sát trả lời.

Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ

a) Mục tiêu: HS tìm hiểu cách vẽ màu.

b) Nội dung: HS quan sát vật mẫu, thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c) Sản phẩm: Sản phẩm minh họa HS đã vẽ màu.

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên treo hình minh họa các bước vẽ hình của bài vẽ tĩnh vật (lọ hoa và quả) lên

bảng.

? Có mấy bước vẽ tĩnh vật màu?

– B1: Phác hình.

– B2: vẽ mảng đậm, nhạt

– B3: Vẽ màu

– B4: Quan sát, hoàn chỉnh bài.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS thực hiện theo các yêu cầu của GV

HS tiếp nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ GV giao

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

HS trình bày kết quả đã vẽ màu, HS khác nhận xét

Bước 4: Kết luận nhận định

Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức

II. Cách vẽ

– 4 bước

– B1: Phác hình.

+ Quan sát mẫu vẽ để phác hình sát đúng với mẫu. Có thể dùng màu để vẽ đường nét.

– B2: vẽ mảng đậm, nhạt.

+ Quan sát chiều hướng ánh sáng trên mẫu vẽ để vẽ phác các mảng đậm nhạt, giới hạn giữa các mảng màu sẽ vẽ.

– B3: Vẽ màu

+ Vẽ màu vào các mảng, dùng các màu để thể hiện các sắc độ đậm nhạt. Thường xuyên so sánh các sắc độ đậm nhạt giữa các mẫu vật với nhau.

– B4: Quan sát, hoàn chỉnh bài.

+Quan sát, đối chiếu bài với mẫu. Chú ý thể hiện được sự tương quan màu sắc giữa các mẫu vật. Các mảng màu phải tạo được sự liên kết để làm cho bức tranh thêm hài hòa, sinh động. Vẽ màu nền, không gian, bóng đổ để hoàn thiện bài.

Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh thực hành

a) Mục tiêu: HS thực hành vẽ màu theo đúng vật mẫu đã quan sát.

b) Nội dung: HS quan sát vật mẫu, thảo luận và vẽ màu theo vật mẫu GV giao

c) Sản phẩm: Sản phẩm minh họa HS đã vẽ màu hoàn chỉnh.

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Đặt mẫu

-Y/c hs quan sát vẽ bài

-Quan sát giúp 1 số hs còn lúng túng

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS xem vật mẫu, tiến hành vẽ màu theo các bước

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

HS trình bày kết quả, các bạn khác nhận xét

Bước 4: Kết luận nhận định

Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức.

III. Thực hành

– HS quan sát.

– HS vẽ bài.

Tham khảo thêm:   Bánh đa bao nhiêu calo? Ăn bánh đa có béo không?

………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm giáo án Mĩ thuật 9

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Mĩ thuật 9 năm 2023 – 2024 (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật 9 theo Công văn 5512 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *