Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Soạn văn 12 tập 1 tuần 4 (trang 47) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, vô cùng hữu ích.

Hy vọng có thể giúp cho các bạn học sinh lớp 12 khi tìm hiểu chuẩn bị bài của mình. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng chi tiết

I. Tác giả

– Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) là một nhà cách mạng nổi tiếng, một nhà văn hóa lớn của dân tộc.

– Quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

– Năm 1925, ông tham gia cách mạng, từng giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

– Phạm Văn Đồng từng là Thủ tướng Chính phủ, là học trò và người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Ông có nhiều công trình nghiên cứu, bài nói và bài viết về văn hóa, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và danh nhân văn hóa của dân tộc.

– Những tác phẩm của ông thu hút người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng hấp dẫn .

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của ông được viết nhân kỷ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3 – 7 – 1888)

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “cách đây một trăm năm”: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “còn vì văn hay của Lục Vân Tiên”: Đôi nét về Nguyễn Đình Chiểu, thơ văn yêu nước của ông và tác phẩm Lục Vân Tiên.
  • Phần 3. Còn lại: Khẳng định cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cho sự nghiệp của dân tộc.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Em gái mưa

– Đặt vấn đề trực tiếp: Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải được sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc.

– Hình ảnh ẩn dụ “ngôi sao”, “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”: khẳng định vẻ đẹp của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

– Lý do Nguyễn Đình Chiểu chưa sáng tỏ hơn trong bầu trời văn nghệ dân tộc vì:

  • Chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên và hiểu tác phẩm này còn thiên lệch.
  • Còn rất ít biết đến thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.

=> Cách đặt vấn đề độc đáo, giàu tính biểu tượng.

2. Đôi nét về Nguyễn Đình Chiểu, thơ văn yêu nước của ông và tác phẩm Lục Vân Tiên

* Đôi nét về Nguyễn Đình Chiểu:

– Cuộc đời:

  • Đời sống và hoạt động của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương anh dũng.
  • Cuộc đời và thơ văn của ông là một chiến sĩ hy sinh, phấn đấu vì nghĩa lớn.

=> Mang khí tiết của người chí sĩ yêu nước.

– Quan niệm sáng tác:

  • Viết văn là một thiên chức.
  • Coi trọng sự nghiệp viết văn của mình, khinh miệt bọn lợi dụng văn chương để làm việc phi nghĩa.

=> Quan niệm văn học hết sức mới mẻ, tiến bộ.

* Thơ văn yêu nước của ông:

  • Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình chiểu làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam bộ từ năm 1860 về sau, suốt hai mươi năm trời”.
  • Tái hiện lại một thời đau thương và khổ nhục nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc.
  • Phần lớn thơ văn Đồ Chiểu là những bài văn tế ca ngợi những anh hùng tận trung với nước và than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân. Đặc biệt người nghĩa sĩ nông dân chỉ biết cuốc cày đã trở thành anh hùng cứu nước.

=> Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là vũ khí chống bọn xâm lược và là bài ca chính nghĩa, ca ngợi đạo đức ở đời.

* Tác phẩm Lục Vân Tiên:

– Sức sống mạnh mẽ của tác phẩm Lục Vân Tiên: “Lục Vân Tiên” là tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam.

  • Giá trị nội dung: Đây là tác phẩm dài nhất, lớn nhất thể hiện một phần cuộc đời, hiện thực và khát vọng, mơ ước của Nguyễn Đình Chiểu; với nhân dân miền Nam, tác phẩm rất được yêu mến, truyền tụng.
  • Giá trị văn chương: đây là “một chuyện kể”, “chuyện nói”, lời văn “nôm na”, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ truyền bá rộng rãi trong dân gian.
Tham khảo thêm:  

– Hạn chế của tác phẩm: Những luân lý mà Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi đã lỗi thời, có chỗ lời văn không hay lắm.

3. Khẳng định cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cho sự nghiệp của dân tộc

– “Đời sống và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học nghệ thuật, sứ mạng người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng”

=> Khẳng định lại vị trí, vai trò to lớn của Nguyễn Đình Chiểu.

Tổng kết: 

– Nội dung: Bằng cách nhìn, cách nghĩ sâu rộng, mới mẻ và nhiệt tình của một người gắn bó hết mình với đất nước, với nhân dân, Phạm Văn Đồng đã làm sáng tỏ mối liên hệ khăng khít giữa thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay. Đồng thời, tác giả hết lòng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc Việt Nam.

– Nghệ thuật: Bài viết có sức lôi cuốn mạnh mẽ do cách nghị luận vừa xác đáng. chặt chẽ; vừa xúc động thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn từ đặc sắc.

Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Tìm những luận điểm chính của bài văn. Anh (Chị) thấy cách sắp xếp luận điểm đó có gì khác với trật tự thông thường?

– Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc.

– Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu phản ánh phong trào yêu nước.

– Lục Vân Tiên là một tác phẩm lớn.

=> Cách sắp xếp khác với trật tự thông thường: nói đến con người Nguyễn Đình Chiểu trước, rồi mới nói đến tác phẩm.

Câu 2. Theo tác giả, vì sao văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy?

  • “Vì sao có ánh sáng khác thường”: vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
  • “Con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”: cần phải kiên nhẫn, cẩn thận nghiên cứu, tìm hiểu thì mới cảm nhận được.

=> Đặt ra cách nghiên cứu, tiếp cận thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 trường THPT số 3 An Nhơn, Bình Định Đề thi tham khảo THPT quốc gia 2019 môn Địa lý, Ngữ văn

Câu 3. Tác giả Phạm Văn Đồng giúp chúng ta nhận ra những “ánh sáng khác thường” như thế nào trên bầu trời văn nghệ dân tộc?

  • Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu chính là một tấm gương sáng về nghị lực, cũng như tấm lòng yêu nước.
  • Quan niệm về thơ văn tiến bộ: là vũ khí để chống lại kẻ thù xâm lược.
  • Những tác phẩm chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc.

Câu 4. Vì sao tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng lẽ ra phải sáng tỏ hơn nữa, không chỉ trong thời ấy mà cả trong thời đại hiện nay?

  • Nhiều người vẫn chưa biết nhiều về thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
  • Các tác phẩm của ông chứa đựng những giá trị ảnh hưởng không chỉ ở thời đại của Nguyễn Đình Chiểu, mà còn đến tận ngày hôm nay.

Câu 5. Giải thích nguyên nhân của sức hấp dẫn, lôi cuốn của bài văn nghị luận trên.

  • Luận điểm chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, rõ ràng.
  • Ngôn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng…

II. Luyện tập

Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu vẫn không xa lạ với giới trẻ ngày nay và việc học những tác phẩm như Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của ông ở nhà trường là rất bổ ích.

Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận để phát biểu ý kiến của mình về vấn đề trên?

Gợi ý:

1. Mở bài: Giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu, sự nghiệp sáng tác của ông.

2. Thân bài

a. Giới thiệu đôi nét về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

b. Phân tích giá trị của tác phẩm

* Nội dung:

  • Là trang sử vẻ vang của nhân dân Nam Bộ trong buổi đầu kháng chiến chống giặc Pháp xâm lược.
  • Là bài ca về những người anh hùng nông dân thất thế nhưng họ vẫn luôn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam.
  • Ghi lại cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt của nhân dân ta, tự hào về truyền thống anh hùng dân tộc.

* Nghệ thuật

  • Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén
  • Kết hợp chặt chẽ nghị luận với biểu cảm
  • Hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc.

c. Bài học nhận thức qua tác phẩm

  • Truyền thống vẻ vang của dân tộc.
  • Tinh thần yêu nước…

3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Soạn văn 12 tập 1 tuần 4 (trang 47) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *