Bạn đang xem bài viết ✅ GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ Giáo dục công dân lớp 6 trang 4 sách Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Giáo dục công dân 6 bài 1 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần mở đầu, khởi động, khám phá, luyện tập bài Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.

Giải GDCD Lớp 6 Bài 1được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Soạn GDCD 6 Cánh diều bài 1 là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.

I. Lý thuyết Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

1. Khái niệm

– Nhiều gia đình, dòng họ Việt Nam có truyền thống tốt đẹp về: lòng yêu nước, yêu thương con người, hiếu thảo, hiếu học, cần cù lao động, giữ nghề truyền thống,…

2. Ý nghĩa

– Hiểu biết và tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.

3. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ

– Chúng ta cần tìm hiểu để tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ mình, từ đó, có những việc làm phù hợp với khả năng để phát huy truyền thống

II. Khởi động GDCD 6 bài 1

Cả lớp cùng nghe bài hát “Ba ngọn nến lung linh”, nhạc và lời Ngọc Lễ

Trả lời câu hỏi:

– Nội dung của bài hát nói lên điều gì?

– Ghi lại ca từ thể hiện nội dung đó.

Gợi ý đáp án:

– Nội dung bài hát nói về tình cảm, tình yêu thương của các thành viên trong gia đình.

– Ca từ thể hiện điều đó: ôm ấp ta ngày thơ, cho ta bao nhiêu niềm thương mến, ấm áp trái tim quay về, bên nhau mỗi khi đơn độc, cùng một mái nhà, cùng buồn cùng vui.

III. Khám phá GDCD 6 bài 1

1. Truyền thống của gia đình, dòng họ

Câu hỏi trang 5 bài 1 GDCD 6 (Cánh Diều)

Tham khảo thêm:  

a) Truyền thống của gia đình giáo sư Tôn Thất Tùng được thể hiện như thế nào qua thông tin trên?

b) Em còn biết những truyền thống nào khác của các gia đình, dòng họ?

c) Em hiểu thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ?

Gợi ý đáp án

a) Gia đình Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng là gia đình y đức, nổi tiếng trong lịch sử Y học Việt Nam và thế giới. Ba người con của Giáo sư Tôn Thất Tùng đều tiếp nối truyền thống, sự nghiệp của cha trong ngành Y.

b) Truyền thống khác của gia đình, dòng họ là: nghề giáo viên, nghề làm gốm, nghề đúc đồng, nghề làm quạt giấy, nghề đi biển, nghề làm mộc….

c) Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.

2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ

Câu hỏi trang 6 bài 1 GDCD 6 (Cánh Diều)

a) Vì sao chị Nga đã thành công trong nghề làm cốm?

b) Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ mang lại điều gì cho mỗi chúng ta?

Gợi ý đáp án

a) Theo em, chị Nga thành công trong nghề làm cốm vì đây là nghề truyền thống của gia đình chị, từ xa xưa chị đã học hỏi và tiếp thu được những kinh nghiệm nhất định về nghề cốm. Sau đó chị đã mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng.

b) Truyền thống gia đình, dòng họ mang lại cho mỗi chúng ta thêm những kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống và bản sắc dân tộc, nhất là thời đại ngày nay.

3. Giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ

Câu hỏi trang 7 bài 1 GDCD 6 (Cánh Diều)

– Tình huống 1: Tiến đã biết giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ như thế nào?

– Tình huống 2: Yến đã làm gì để giữ gìn truyền thống của gia đình?

Gợi ý đáp án

– Tình huống 1: Tiến đã biết tự hào về truyền thống hiếu học của dòng họ mình, Tiến quyết tâm phấn đấu học giỏi để tiếp bước truyền thống của gia đình, dòng họ. Suốt từ lớp 1 đến lớp 6 Tiến luôn chăm chỉ học hành ở trường và ở nhà. Năm nào Tiến cũng là học sinh xuất sắc.

– Tình huống 2: Để giữ gìn nghề truyền thống gia đình, Yến đã hỏi bố mẹ để tìm hiểu về nghề dệt chiếu cói của gia đình mình, phụ giúp bố mẹ và làm quen về cách dệt chiếu cói => quyết định đi theo nghề dệt chiếu cói của gia đình.

Tham khảo thêm:   Hoàn cảnh sáng tác Lặng lẽ Sa Pa Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

IV. Luyện tập GDCD 6 bài 1

Câu 1

Em hãy bày tỏ quan điểm của mình với các ý kiến dưới đây

A. Trong thời đại công nghiệp 4.0, con người càng phải giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

B. Chỉ những gia đình làm nghề cổ truyền mới cần giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

C. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp cần phát huy

D. Chỉ những gia đình, dòng họ nổi tiếng mới có truyền thống tốt đẹp.

Gợi ý đáp án

– Em đồng ý với các ý kiến: A, C

– Em không đồng ý với các ý kiến: B, D

Câu 2

Bình rất tự hào về nghề làm lồng đèn trung thu truyền thống do ông nội là “nghệ nhân làm lồng đèn” đã truyền lại cho con cháu trong gia đình. Bình kể với các bạn rằng, để làm được một chiếc lồng đèn đòi hỏi nhiều công đoạn rất công phu, tỉ mỉ và sự khéo léo của đổi bàn tay. Nghe kể, một số bạn tỏ vẻ coi thường nói: Nghề làm lồng đèn thì có gì cao siêu mà tự hào, phải học giỏi, đỗ đạt cao hay phát minh ra cái gì đó thì mới đáng kể chứ!

a) Theo em, suy nghĩ của các bạn là đúng hay sai? Tại sao ?

b) Em có thể học tập được điều gì ở Bình?

Gợi ý đáp án

a) Theo em, suy nghĩ của các bạn là không đúng. Vì Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và nghề làm lồng đèn cũng là một nghề truyền thống và là truyền thống tốt đẹp của gia đình nhà bạn Bình. Vì vậy, việc bạn Bình yêu và tự hào về nghề làm lồng đèn là đúng đắn. Các bạn khác không được phép chế giễu, coi thường nghề truyền thống của gia đình bạn.

b) Điều em học tập được ở bạn Bình: Bạn Bình hiểu truyền thống của gia đình, biết ơn các thế hệ đi trước và có ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình dòng họ

Câu 3

Em đã làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ trong học tập và lao động?

Gợi ý đáp án

Dòng họ em là dòng họ nổi tiếng về sự hiếu học, hiếu thảo của con cháu trong gia đình. Tiếp nối truyền thống đó. Em luôn tự nhủ phải cố gắng học tập tốt, đạt kế quả cao, yêu thương anh chị em và lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ để xứng đáng và tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Kẻ cắp gặp bà già

V. Vận dụng GDCD 6 bài 1

Câu 1

Em hãy lập và thực hiện kế hoạch cá nhân về giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ mình theo các bước sau:

– Tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ mình.

Gợi ý đáp án

Gợi ý 1

Dòng họ em là dòng họ nổi tiếng về sự hiếu học, hiếu thảo của con cháu trong gia đình. Tiếp nối truyền thống đó, em luôn biết vâng lời, lễ phép, kính trên nhường dưới và cố gắng phấn đấu, chăm chỉ học tập để đạt được kết quả học tập cao nhất, xứng đáng là người con, người cháu của dòng họ

– Lập kế hoạch chi tiết về giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp.

Kế hoạch: Em sẽ đạt danh hiệu học sinh giỏi trong năm học này.

+ Thời gian: Năm học lớp 6

+ Các bước thực hiện: Đi học, tự học tại nhà, tự kiểm tra, tham gia thi tại trường.

+ Biện pháp thực hiện: Học tập chăm chỉ, tập trung trên lớp, tự học tại nhà và học hỏi ông bà, bố mẹ và các anh chị trong gia đình.

+ Người hỗ trợ: Thầy cô, bạn bè, gia đình.

– Thực hiện kế hoạch đề ra.

Gợi ý 2

Truyền thống của gia đình, dòng họ: Đỗ đạt cao trong các kì thi, trong dòng học có nhiều người giữ chức quan trọng

Lập kế hoạch chỉ tiết

  • Dự kiến: Sẽ thi đỗ vào trường Amsterdam
  • Phương pháp: Cố gắng học tập, phấn đấu suốt 4 năm cấp 2. Thực hiện học tập nghiêm túc từ năm lớp 6

Câu 2

Thử làm “Phóng viên nhí”

Em hãy phỏng vấn 3 người lớn tuổi trong dòng họ của em hoặc các dòng họ xung quanh về truyền thống của dòng họ mình. Sản phẩm của các em sẽ được trưng bày trong lớp vào tuần học tiếp theo.

Gợi ý đáp án

Bước 1: Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn

VD:

? Ông hãy kể những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình ạ?

? Theo cô, có phải chúng ta cần giữ gìn và phát huy tất cả các truyền thống của gia đình và dòng họ không ạ?

? Theo bạn, cần phải làm gì và không nên làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ ạ?

? Bác có đồng ý giới thiệu về truyền thống của dòng họ mình lên các trang mạng xã hội không ạ?

? Những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời của ông ạ?

Bước 2: Liên hệ nhân vật phỏng vấn.

Bước 3: Chuẩn bị đạo cụ phỏng vấn: điện thoại, máy ảnh, máy ghi âm.

Bước 4: Chọn địa điểm phỏng vấn.

Bước 5: Tiến hành phỏng vấn, quay video, chụp ảnh.

Bước 6: Biên tập, chỉnh sửa, hoàn thiện.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ Giáo dục công dân lớp 6 trang 4 sách Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *